Cholesterol cao trong thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?

Bạn đang xem bài viết: Cholesterol cao trong thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mức cholesterol toàn phần kỳ vọng của một người trưởng thành là dưới 200mg/dL. Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol cao trong thai kỳ là hoàn toàn bình thường, điều này giúp hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Cholesterol là một chất dạng sáp do gan sản xuất để hỗ trợ một số chức năng, như tổng hợp hormone. Sữa béo và thịt gia cầm giúp cơ thể có đủ lượng cholesterol cần thiết.

Sự gia tăng nồng độ cholesterol trong thai kỳ là tạm thời và không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ có triglyceride cao (một dạng chất béo được tìm thấy trong máu và được cơ thể sử dụng để tạo năng lượng) trước khi mang thai, mức cholesterol có thể tăng hơn nữa và có tác dụng phụ.

Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về những rủi ro và lời khuyên để kiểm soát cholesterol cao trong thai kỳ thông qua bài viết dưới đây.

1Các loại Cholesterol

Cholesterol có hai loại: cholesterol LDL (lipoprotein tỉ trọng thấp) và HDL (lipoprotein tỉ trọng cao). Ngoài ra còn có triglyceride (TGs) được tìm thấy trong máu.

Cholesterol LDL tạo nên hầu hết lượng cholesterol của cơ thể, lượng cholesterol dư thừa có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Đó là lý do mà cholesterol LDL còn được gọi là “cholesterol xấu”.

HDL cholesterol được gọi là “cholesterol tốt” vì nó thu giữ cholesterol xấu và đưa ra khỏi động mạch.

Cholesterol có hai loại: cholesterol LDL (lipoprotein tỉ trọng thấp) và HDL (lipoprotein tỉ trọng cao) (Ảnh: Freepik)

Cholesterol có hai loại: cholesterol LDL (lipoprotein tỉ trọng thấp) và HDL (lipoprotein tỉ trọng cao) (Ảnh: Freepik)

Triglyceride không phải là cholesterol mà là chất béo trong máu đến từ lượng calo nhận được từ thức ăn. Cơ thể dự trữ TGs trong các tế bào mỡ và giải phóng chúng khi cần năng lượng. Mức triglyceride cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

2Các dấu hiệu và triệu chứng của cholesterol cao khi mang thai

Không có dấu hiệu và triệu chứng cụ thể về mức cholesterol cao trong thai kỳ. Do đó, trừ khi xét nghiệm máu, mức độ cholesterol cao có thể không bị phát hiện trong nhiều năm. Trong những trường hợp như vậy, lượng cholesterol thừa có thể lắng đọng trong thành động mạch, dẫn đến hình thành mảng bám. Sự tích tụ mảng bám liên tục có thể thu hẹp động mạch và dẫn đến tắc nghẽn.

Nếu tắc nghẽn trong động mạch đến não, có thể gây ra đột quỵ (Ảnh: Freepik)

Nếu tắc nghẽn trong động mạch đến não, có thể gây ra đột quỵ (Ảnh: Freepik)

Một động mạch đến tim bị tắc nghẽn có thể gây ra một cơn đau tim. Nếu tắc nghẽn trong động mạch đến não, có thể gây ra đột quỵ. Do đó, việc theo dõi nồng độ cholesterol trong máu trước và sau khi mang thai là rất quan trọng, đặc biệt nếu mẹ bầu bị tăng cholesterol máu có tính gia đình (FH). FH là một rối loạn di truyền khiến mức cholesterol LDL tăng lên, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành từ khi còn trẻ.

3Chẩn đoán mức cholesterol cao khi mang thai

Xét nghiệm lipid máu cơ bản (lipid profile hoặc lipid panel) là một xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán tăng cholesterol trong máu. Hầu hết phụ nữ mang thai khỏe mạnh không cần theo dõi mức cholesterol trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm lipid máu.

Xét nghiệm sẽ đánh giá tổng mức cholesterol, LDL và triglyceride trong máu. Các hướng dẫn mới nhất về cholesterol khuyên mẹ bầu nên giữ mức cholesterol trong giới hạn sau:

1. Cholesterol toàn phần (mg/dL)

  • Dưới 200: Bình thường
  • 200 đến 239: Cao giới hạn
  • 240 trở lên: Cao

2. Cholesterol LDL (mg/dL)

  • Dưới 100: Tối ưu
  • 100 đến 129: Gần tối ưu
  • 130 đến 159: Cao giới hạn
  • 160 đến 189: Cao
  • 190 trở lên Rất cao

3. Triglyceride (mg/dL)

  • Dưới 150: Bình thường
  • 150 đến 199: Cao giới hạn
  • 200 đến 499: Cao
  • 500 trở lên: Rất cao

Theo các chuyên gia, mức cholesterol trong thai kỳ tăng từ 25 đến 50 phần trăm. Sự gia tăng này rất quan trọng đối với việc sản xuất và chức năng của các hormone steroid (estrogen và progesterone), chịu trách nhiệm cho quá trình phát triển của em bé trong thai kỳ. Cholesterol có vai trò trong sự phát triển não bộ, chân tay và tế bào của thai nhi cũng như sự lành mạnh của sữa mẹ.

Bài viết liên quan:Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý ? Gợi ý chế độ ăn uống vào con không vào mẹ

4Những ảnh hưởng có thể có của cholesterol cao đối với em bé

Mức cholesterol cao trong thai kỳ hiếm khi gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu mức cholesterol (LDL cholesterol) của mẹ bầu tăng quá cao, chúng có thể gây ra những tác động sau:

  • Tăng huyết áp do thai nghén
  • Tiền sản giật (nhiễm độc máu khi mang thai)
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Đẻ non và phát triển xơ vữa động mạch ở em bé

5Điều trị cholesterol cao trong thời kỳ mang thai

Sử dụng thuốc hạ cholesterol trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể tăng nguy cơ sẩy thai. Do đó, các chuyên gia khuyên không nên sử dụng thuốc giảm cholesterol, chẳng hạn như statin và ezetimibe, 3 tháng trước khi thụ thai, trong khi mang thai và cho đến khi cho con bú vì chúng có liên quan đến những bất thường ở trẻ sơ sinh. Axit nhóm resin (bile acid sequestrants) là thuốc giảm cholesterol không qua nhau thai và không ảnh hưởng đến em bé, nhưng làm tăng các vấn đề về đường tiêu hóa của mẹ bầu. Do đó, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này trong thời kỳ mang thai.

Thông thường, mức cholesterol trở lại bình thường 3 tháng sau khi sinh con. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có tiền sử tăng cholesterol trong máu hoặc có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bác sĩ sẽ kiểm tra mức cholesterol của mẹ sau khi sinh con. Sau đó, nếu cần, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giảm cholesterol sau khi em bé cai sữa.

6Các cách tự nhiên để kiểm soát mức cholesterol trong thời kỳ mang thai

Cách tốt nhất để quản lý mức cholesterol của mẹ bầu trong thai kỳ là kiểm soát ngay từ đầu. Mẹ bầu có thể tham khảo các biện pháp sau để đạt được mức cholesterol khỏe mạnh.

Ăn uống lành mạnh để kiểm soát mức cholesterol trong thời kỳ mang thai (Ảnh: Freepik)

Ăn uống lành mạnh để kiểm soát mức cholesterol trong thời kỳ mang thai (Ảnh: Freepik)

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và có kế hoạch ăn kiêng ít chất béo theo thể trạng.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có chứa nhiều loại thực phẩm ít chất béo, chẳng hạn như sữa ít béo và thịt nạc.
  • Chế độ ăn uống gồm có thực phẩm giàu chất xơ hơn, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, hạt, các loại đậu, trái cây tươi và rau.
  • Theo dõi cân nặng và kiểm soát chặt chẽ tổng hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo tổng của mẹ bầu.
  • Duy trì hoạt động thể chất và thực hiện ít nhất 30 phút mỗi ngày các bài tập an toàn cho thai kỳ, chẳng hạn như đi bộ hoặc bơi lội.
  • Tránh ăn thực phẩm chiên và chế biến nhiều, như bánh ngọt và bánh quy.
  • Kiêng các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, như thịt đỏ, bơ, bơ thực vật.
  • Tham gia các hoạt động giải tỏa tâm trạng, chẳng hạn như các bài tập thở sâu và thiền định để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bên cạnh những điều này, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung omega-3. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), tiêu thụ các chất bổ sung omega-3 được kê đơn có thể làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về tim.

Cholesterol là một chất béo tự nhiên tăng lên trong thời kỳ mang thai do những thay đổi sinh lý. Những thay đổi này rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé và sự tiến triển suôn sẻ của thai kỳ. Đối với hầu hết các bà mẹ, sự gia tăng này không gây ra bất kỳ mối lo ngại nào. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có cholesterol cao trước khi mang thai hoặc các yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch, việc giữ mức cholesterol trong giới hạn lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa các kết quả bất lợi khi mang thai.

Các ý chính:

  • Nồng độ cholesterol tăng không hiếm thấy trong thời kỳ mang thai nhưng có thể khiến mẹ và thai nhi có nguy cơ gặp phải các vấn đề bất lợi.
  • Điều quan trọng là phải theo dõi mức cholesterol trong thai kỳ, đặc biệt nếu mẹ bầu có triglyceride cao trước khi mang thai hoặc có tiền sử bị tăng cholesterol máu mang tính gia đình.
  • Cholesterol cao trong thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim, tăng huyết áp, tiểu đường và sinh non.
  • Thuốc giảm cholesterol không được khuyên dùng (trừ khi cần thiết) trong thời kỳ mang thai.
  • Mẹ bầu có thể thực hiện theo các mẹo chăm sóc tại nhà, bao gồm chế độ ăn ít chất béo, giàu chất xơ, tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng và an toàn, tránh đồ ăn chiên rán và tập yoga khi mang thai để kiểm soát mức cholesterol
Xem thêm:

  • Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để giảm đường huyết? Những lưu ý mẹ bầu cần nằm lòng
  • Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai. Trong đó có một món uống quen mặt mà mẹ nào cũng thích
  • Mẹ bầu bị nhạt miệng khi mang thai – Giải mã nguyên nhân và gợi ý mẹo giúp mẹ bầu ăn ngon miệng

1. Cholesterol.https://medlineplus.gov/cholesterol.html

2. Cholesterol Levels.https://medlineplus.gov/lab-tests/cholesterol-levels/

3. Pregnancy and blood fats.https://www.heartuk.org.uk/cholesterol/pregnancy-and-blood-fats

4. LDL and HDL Cholesterol: “Bad” and “Good” Cholesterol.https://www.cdc.gov/cholesterol/ldl_hdl.htm

5. What Your Cholesterol Levels Mean.https://www.heart.org/en/health-topics/cholesterol/about-cholesterol/what-your-cholesterol-levels-mean

6. Familial Hypercholesterolemia.https://www.cdc.gov/genomics/disease/fh/FH.htm

7. Kim K. Birtcher and Christie M. Ballantyne; (2004); Measurement of Cholesterol.https://www.ahajournals.org/doi/full/10.1161/01.cir.0000141564.89465.4e

8. Women with FH & Pregnancy.https://thefhfoundation.org/familial-hypercholesterolemia/women-with-fh-pregnancy

9. Änne Bartels and KeelinO’Donoghue (2011), Cholesterol in pregnancy: a review of knowns and unknowns.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4989641/

10. Pregnancy, statins, and high cholesterol: What women need to know.https://utswmed.org/medblog/statins-pregnancy-familial-hypocholesteremia/

11. Prescription omega-3 medications work for high triglycerides, the advisory says.https://www.heart.org/en/news/2019/08/19/prescription-omega3-medications-work-for-high-triglycerides-advisory-says

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cholesterol cao trong thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *