Tính chất xâm lược, quân phiệt, độc tài thể hiện rõ trong chủ trương và tổ chức hoạt động của chủ nghĩa phát xít. Chủ nghĩa phát xít là chiến tranh. Bởi mục tiêu xâm lược được thể hiện xuyên suốt trong giai đoạn hình thành, hoạt động của chủ nghĩa phát xít.
1. Chủ nghĩa phát xít là gì?
Chủ nghĩa phát xít là hình thức chuyên chính của tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa, thể hiện tính chất tổ chức cũng như tinh thần hoạt động mạnh mẽ của các quốc gia theo chủ nghĩa phát xít. Ta có thể nhớ đến Đức, Ý, Nhật với sự tham gia, châm ngòi trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Các nước tham gia vào chủ nghĩa phát xít đều thực hiện mục đích xâm lược, đấu tranh để tranh dành thuộc địa. Từ đó hướng đến các tham vọng độc chiếm, tìm kiếm các lợi ích to lớn trong xã hội.
Chủ nghĩa phát xít có tham vọng thống lĩnh thế giới. Tham vọng này được thực hiện một cách ngông cuồng và điên cuồng. Và để đạt được tham vọng thống trị đó, hệ tư tưởng này sẵn sàng thực thi các chính sách khủng bố, đàn áp một cách tàn bạo và điên cuồng như những kẻ khát máu. Do đó mà mang đến sự mất mát, lầm than, tàn phá thế giới nặng nề.
2. Các bản chất của chủ phát xít:
Chủ nghĩa phát xít được xem là lực lượng đế quốc phản động và có tính hiếu chiến nhất. Các hoạt động tàn bạo được thực hiện để tìm kiếm lợi ích trên thế giới. Chúng không cân nhắc đến các thiệt hại thực tế, chỉ nhằm đạt được các mục đích xâm lược.
Đế chế này luôn “ấp ủ” chủ trương, khát vọng thủ tiêu mọi quyền tự do của con người để thiết lập nên một chế độ do chủ nghĩa phát xít thống trị. Qua đó có lực lượng nắm quyền, thâu tóm và thống trị nhân dân. Tước bỏ đi tất cả các quyền lợi, sự tự do của nhân dân các nước thuộc địa.
Nói tóm lại, chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng chính trị và các quan điểm về một nhà nước chuyên chế, quân phiệt, độc tài. Đây là chế độ cần dập tắt và loại bỏ, trong định hướng tìm ánh sáng cho công dân các nước thuộc địa. Đối lập với nó là nhà nước dân chủ mà nhiều quốc gia trên thế giới đang theo đuổi.
3. Biểu tượng của chủ nghĩa Phát xít:
Trong lịch sử chưa tồn tại biểu tượng của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên có những hình ảnh mà khi nhắc đến, ta hoàn toàn có thể liên tưởng đến chủ nghĩa này.
Cho đến nay, người ta vẫn ngầm hiểu rằng biểu tượng trên lá cờ của Đức Quốc Xã ra đời năm 1920 chính là hình ảnh đại diện cho chủ nghĩa phát xít. Đây là hình ảnh xuất hiện nhiều, mang đến sự đe dọa đối với hoà bình, dân chủ trên thế giới.
Lá cờ của Đức Quốc Xã nền đỏ, có một vòng tròn trắng và ở chính giữa là chữ “Vạn” (Swastika) màu đen. Hình ảnh của lá cờ này được thể hiện trong hình đại diện của bài viết ngày hôm nay. Với Hitler, đây chính là biểu tượng chiến thắng của cuộc chiến đấu vì một thế giới mới của chủ nghĩa phát xít.
Thế nhưng, đối với những người yêu chuộng hòa bình thì đằng sau những tội ác rợn người của Hitler, đây lại là biểu tượng của quỷ dữ. Nó mang đến hình ảnh đổ máu, lầm than và đói khổ cho người dân các nước thuộc địa. Nhìn vào hình ảnh đó, người ta lập tức liên tưởng tới những gì bạo tàn, độc đoán mà chủ nghĩa phát xít đã reo rắc cho loài người. Cũng như thể hiện sự ghê sợ đối với lực lượng dã man tàn bạo của quân đội theo chủ nghĩa phát xít.
4. Đặc điểm của chủ nghĩa phát xít:
Việc tìm hiểu những đặc điểm của chủ nghĩa phát xít giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về chế độ này. Những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa phát xít như sau:
+ Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa phát xít:
– Được xác định là đối phó với nguy cơ bạo loạn, xâm lược và thủ tiêu dân chủ chính. Từ đó hoàn thành các ý định chiến tranh xâm lược với diện rộng. Chúng xây dựng một nhà nước với đảng phát xít nắm quyền hùng mạnh nhằm thực thi điều này. Để định hướng và triển khai mạnh mẽ các hoạt động xâm lược, chiến tranh.
– Các nước theo chủ nghĩa phát xít xây dựng quân đội hùng mạnh. Trong đó, lực lượng đông đảo và sự quyết tâm cao. Với cơ cấu, vị trí chính trị của các sĩ quan quân đội giống chế độ quân phiệt. Người cầm đầu cũng thể hiện chính sách lãnh đạo tàn độc.
+ Thực hiện, triển khai các mục tiêu trên thực tế:
– Để thực hiện mục tiêu của mình, chủ nghĩa phát xít luôn sẵn sàng đàn áp các phong trào của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội hay các nền tảng tư tưởng dân chủ khác. Để mang đến các tư tưởng bảo thủ của chủ nghĩa phát xít. Cũng như thông qua đó làm mất đi các quyền tự do, tự quyết của các dân tộc, của từng người dân.
– Chủ nghĩa phát xít luôn luôn đặt mục đích thủ tiêu
– Chủ nghĩa phát xít kích động tư tưởng
5. Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa phát xít:
Sau khi tìm hiểu rõ khái niệm chủ nghĩa phát xít và những đặc điểm của nó thì ta sẽ tìm hiểu về những nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa phát xít. Nguyên nhân này dẫn đến sự hình thành các tư, tưởng, giúp làm lớn mạnh chủ nghĩa phát xít.
Có những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít như sau:
– Khủng hoảng kinh tế, xã hội ở Phương Tây:
Bước vào giai đoạn 1929-1933, ở các nước tư bản phương Tây xuất hiện cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội vô cùng lớn. Cuộc khủng hoảng này đã lan rộng ra khắp thế giới với các tác động nhất định. Điều này đã dẫn đến các xu hướng chính trị bạo lực cực đoan và được cho là tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa phát xít.
Bạo lực cực đoan khiến các quan hệ, các nguyên tắc xã hội không được đảm bảo. Các đàn áp, đè nén tầng lớp nhất định được nổi lên và phát triển mạnh mẽ.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến cho dân chúng ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ vô cùng khốn khổ. An ninh trật tự không được đảm bảo. Từ đó mà các trật tự mới, bất bình đẳng hơn cũng được thiết lập trên thực tế.
Đặc biệt là sự xuất hiện của xu hướng bạo lực xã hội. Kết quả này được tạo ra bởi tầng lớp trẻ không có nghề nghiệp và mất định hướng về tương lai. Nhưng lại mong muốn được nắm quyền, độc quyền và thống trị.
– Các nước phương Tây tăng cường chạy đua vũ trang:
Để có thể chấm dứt tình trạng hỗn độn đó, chính phủ các quốc gia Phương Tây đặt niềm tin vào việc tăng cường các cuộc chạy đua vũ trang. Các chính phủ mở rộng quyền hành, nhằm thâu tóm lại trật tự đất nước và ổn định lại hoạt động quản lý đất nước. Họ quân phiệt hóa nền kinh tế và toàn bộ thể chế chính trị xã hội.
Các thế lực nhằm lật đổ lẫn nhau, thâu tóm quyền lực và thể hiện sự độc tài. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự hình thành của chủ nghĩa phát xít. Và ở mỗi quốc gia theo chủ nghĩa này, đều đã từng diễn ra các cuộc chiến tranh tương tự như thế.
6. Các nước phát xít trong lịch sử:
Khi học về lịch sử thế giới cụ thể là hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai, có lẽ chúng ta cũng đều biết một số nước phát xít trong lịch sử. Có thể kể đến như là phát xít Đức, phát xít Nhật,…Đây là các nước đã châm ngòi và tham gia trực tiếp vào chiến tranh. Đây cũng là phe thua cuộc, khiến trật tự thế giới mới được thiết lập như hiện tại.
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể hơn về các nước phát xít này.
+ Phát xít Đức:
Chế độ phát xít Đức do Hitler và Đảng Quốc xã kiểm soát. Lực lượng lãnh đạo mang đến tư tưởng, quyết định trong chính sách xâm lược tàn nhẫn. Đây là một nhà nước phát xít toàn trị, nắm mọi quyền hành cai quản trên mọi mặt của đời sống. Thể hiện sự mạnh mẽ, lớn mạnh của phe phát xít.
Đặc trưng dễ nhận biết nhất của chế độ phát xít Đức đó là nạn phân biệt chủng tộc. Các tư tưởng thiếu tiến bộ mang đến rào cản quyền lợi cho người da màu. Đặc biệt là tư tưởng bài trừ Do Thái mà tàn bạo và khốc liệt nhất là cuộc diệt chủng Holocaust.
+ Phát xít Ý:
Cũng như phát xít Đức, phát xít Ý cũng có lực lượng cầm quyền đó là Đảng phát xít do Mussolini lãnh đạo.
Thời gian tồn tại của chủ nghĩa phát xít tại Ý từ năm 1922 đến năm 1943. Thời gian tồn tại và hoạt động là khoảng 20 năm.
Mặc dù tồn tại trong hơn hai mươi năm, nhưng đây chính là kiểu mẫu cho những hình thức chủ nghĩa phát xít khác. Thể hiện các đặc trưng, sự đi đầu trong các cuộc đấu tranh xâm lược. Sự khốc liệt của nó không bằng phát xít Đức nhưng hệ thống này cũng đã lấy đi sinh mạng của hàng chục ngàn người chống đối.
+ Đế quốc Nhật Bản:
Nằm ở hai thế kỷ, từ năm 1868 đến 1947, chủ nghĩa phát xít ở Nhật sụp đổ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược chủ yếu ở khu vực Châu Á.
Trong suốt quãng thời gian tồn tại, đế quốc Nhật cũng tàn bạo, độc đoán không kém gì hai đất nước đồng minh là phát xít Đức và Ý.