Chùa Giác Lâm – Hơn 300 tuổi cùng thăng trầm lịch sử

Chùa Giác Lâm – Hơn 300 tuổi cùng thăng trầm lịch sử
Bạn đang xem: Chùa Giác Lâm – Hơn 300 tuổi cùng thăng trầm lịch sử tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Đi cùng với tiến trình phát triển của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, có không ít các công trình luôn đồng hành cùng tiến trình đó và có tuổi đời lên tới hàng trăm năm. Tại thành phố Hồ Chí Minh thì một trong số những công trình như thế chính là Chùa Giác Lâm với tuổi đời khoảng 300 năm. Cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về chùa, về những nét kiến trúc nổi bật, về những dấu ấn của lịch sử để lại ở ngôi chùa này nhé. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Biệt thự villa Sài Gòn: nghỉ dưỡng đẳng cấp tại chốn hoa lệ

Top resort Sài Gòn view đẹp giá rẻ đáng nghỉ dưỡng

Top 20 khách sạn Sài Gòn giá rẻ gần trung tâm view siêu đẹp

Top 20 homestay Sài Gòn giá rẻ cho sinh viên sống ảo cực xịn sò

Chùa Giác Lâm - Hơn 300 tuổi cùng thăng trầm lịch sử

1. Giới thiệu về Chùa Giác Lâm

Được biết, chùa Giác Lâm vốn dĩ chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông, tọa lạc tại miền Nam Việt Nam. Xây dựng vào khoảng mùa xuân năm 1744 với nguồn tiền ban đầu là của người cư sĩ có tên Lý Thụy Long, gốc là người Minh Hương quyên góp. Tên gọi ban đầu của chùa là Sơn Can (có nghĩa Sơn là núi và Can/ Cang là gò nông).

Sau này, chùa Giác Lâm Tân Bình còn được biết đến với cái tên là Cẩm Sơn, lấy từ tên gò đồi mà chùa tọa lạc hay tên gọi Cẩm Đệm được lấy từ tên thường gọi của người cư sĩ quyên tiền xây dựng chùa – cư sĩ Lý Thụy Long. 

Chùa Giác Lâm - Hơn 300 tuổi cùng thăng trầm lịch sử

Vào khoảng năm 1774, chùa được đổi tên thành chùa Giác Lâm tphcm sau khi được thiền sư Tổ Tông – Viên Quang làm trụ trì. Cũng vào giai đoạn mà thiền sư Tổ Tông – Viên Quang làm trụ trì, chua Giac Lam đã trở thành một ngôi chùa đầu tiên chuyên đào tạo kinh điển, giới luật cho các chư tăng ở Gia Định nói riêng và cả miền Nam nói chung.

Chùa Giác Lâm - Hơn 300 tuổi cùng thăng trầm lịch sử

Vào thời trụ trì chùa là thiền sư Minh Khiêm ở những năm 1873, nơi đây còn được làm nơi in ấn và sao chép sách về kinh Phật hay khắc các bản gỗ kinh Phật cùng một số các loại sách khác nhau của Phật Giáo. 

Vào năm 1988, Chùa Giác Lâm chính thức được Bộ Văn Hóa – Thông tin Việt Nam công nhận là một trong những di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. 

Chùa Giác Lâm - Hơn 300 tuổi cùng thăng trầm lịch sử

Xem thêm: Top địa điểm vui chơi Sài Gòn nổi tiếng, nhất định phải ghé

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Chùa Giác Lâm

Tồn tại hơn 300 năm, chùa Giác Lâm Tân Bình vẫn luôn mang nét cổ kính, trang nghiêm và là một trong những biểu tượng lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh. Tọa lạc tại quân Tân Bình, du khách có thể dễ dàng tìm kiếm cách di chuyển đến chùa thông qua các phương tiện bảo đồ điện tử. Dưới đây là một trong những cách di chuyển đến chùa Giác Lâm.

Chùa Giác Lâm - Hơn 300 tuổi cùng thăng trầm lịch sử

Chắc hẳn bất cứ du khách nào cũng từ nghe đến cái tên Landmark 81 – một trong những công trình đặc trưng của thành phố Hồ Chí Minh. Vậy, lấy Landmark 81 là điểm xuất phát, du khách di chuyển theo hướng Nam đến phí đường Trần Trọng Kim với khoảng cách là gần 150 mét.

Tiếp theo, di chuyển theo đường Điện Biên Phủ, tiếp đến là đường Võ Thị Sáu, đường Ba tháng Hai và cuối cùng là đường Lê Đại Hành để đến phường 10. Quãng đường này dài khoảng 12 cây số và sẽ tốn khoảng 30 phút để du khách di chuyển. Khi đã đến được phường 10, du khách chỉ cần rẽ trái đi khoảng 200 mét nữa là đã thấy được chùa Giác Lâm tphcm nằm ngay phía bên trái của bạn. 

Chùa Giác Lâm - Hơn 300 tuổi cùng thăng trầm lịch sử

Địa chỉ chi tiết: Số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: Từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối mỗi ngày

Xem thêm: Khám phá Nhà thờ Tân Định – Nhà thờ màu hồng nổi tiếng ở Sài Gòn

3. Vẻ đẹp nổi bật của Chùa Giác Lâm

3.1. Nét kiến trúc chùa Nam Bộ

Là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời tại miền Nam, chua Giac Lam được thiết kế theo phong các kiến trúc tiêu biểu của miền Nam nước ta, nổi bật là kiến trúc hình chữ Tam. Lỗi kiến trúc hình chữ Tam tức là ba dãy nhà được xây dựng nối liền với nhau trên một mặt chính diện hình chữ nhật. Cụ thể, tại chùa Giác Lâm Tân Bình thì ba dãy nhà này bao gồm chính điện, giảng đường và nhà trai.

Chùa Giác Lâm - Hơn 300 tuổi cùng thăng trầm lịch sử

3.2. Cổng nhị quan

Được xây dựng mới vào khoảng thời gian năm 1945, nổi bật lên sự bề thế, to lớn của cổng. Mang nét của nền văn hóa Phật giáo Khơ-me và nền văn hóa Ấn Độ, thể hiện ở hình tượng sư tử chầu ở hai góc cổng và đầu rắn Naga.

Chùa Giác Lâm - Hơn 300 tuổi cùng thăng trầm lịch sử

Trên cổng nhị quan của chùa Giác Lâm cũng được khắc lên các dòng chữ Hán ghi lại truyền thuyết về Ô quan Thái Tử vào thời nhà Đường. Đặc biệt, tại chùa Giác Lâm không có cổng để đi thẳng vào chính diện do quan niệm của mọi người về việc quỷ thần đi theo dạng đường thẳng. 

Xem thêm: Phố đi bộ Bùi Viện – Con phố không ngủ giữa lòng Sài Gòn

3.3. Cổng tam quan

Cổng tam quan của chùa Giác Lâm không được xây dựng ngay từ đầu mà được bắt đầu xây dựng vào khoảng nhữung năm 1955. Cổng tam quan với hướng nhìn về phía Nam, sát với đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tâm Bình hiện nay. Trên cột cổng cũng được khắc hai câu đối viết bằng chữ Hán cùng màu đỏ gạch chủ đạo của cổng. 

Chùa Giác Lâm - Hơn 300 tuổi cùng thăng trầm lịch sử

3.4. Mái chùa đặc biệt

Như đã nói, chùa Giác Lâm Tân Bình được xây dựng theo phong cách Nam Bộ và mái chùa hình bánh ít cũng là một minh chứng cho điều này. Phần mái chùa bao gồm 4 vạt chính cùng phần sống thẳng, không có phần rìa hình đầu đao như lối phong cách chùa miền Bắc. Bên cạnh đó, trên mái chùa cũng được thêm phần hình ảnh của bức tượng với tên gọi “lưỡng long tranh châu” mang ý nghĩa của sự tôn nghiêm, trang trọng và cung kính. 

Chùa Giác Lâm - Hơn 300 tuổi cùng thăng trầm lịch sử

Xem thêm: Khám phá Dinh Độc Lập Sài Gòn – Nơi lưu giữ lịch sử hào hùng

3.5. Chính diện chùa Giác Lâm

Chính điện của chùa Giác Lâm luôn tạo cho du khách tới tham quan, tế lễ bởi sự uy nghi và tôn nghiêm của mình. Bên trong chính điện nổi bật bởi bốn cột nhà chính, hay còn gọi là tứ trụ với kích thước lớn. Mọi vật bên trong chính điện cũng được chùa Giác Lâm  tphcm bố trí theo “tiên bái Phật, hậu bái Tổ”. 

Chính điện chùa còn nổi bật bởi hệ thống hơn 56 cột to có màu nâu sẫm, chạm khắc các câu đối công phu, tỉ mỉ và sơ thếp vàng. Tiếp theo là bàn thờ Phật được sắp xếp từ cao đến thấp từ trên xuống thấp bao gồm bàn Di Đà, bàn Hội Đồng và bàn Tam Bảo. 

  • Bàn Di Đà là nơi tôn trí tượng Di Đà Tam Tôn, các bức tượng thờ được sắp xếp theo hàng ngang lần lượt từ trái sang phải là tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, tượng Đức Phật A Di Đà và tượng Bồ Tát Đại Thế Chí. Theo hàng dọc, các tượng thờ lần lượt được sắp xếp là tượng Tam Thế Phật gồm tượng Thích Ca, tượng Ca Diếp, tượng A Nan và tượng Di Lặc. Hai bên là tòa Cửu Long cùng với tượng Thích Ca Đản có thêm tượng hai ông hộ pháp biểu tượng cho cái thiện và cái ác. 
  • Bàn Hội Đồng là nơi thờ Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu, có vị trí nằm ở giữa của chánh điện. 
  • Bàn Tam Đảo đặt tượng của Đức Phật Thích Ca và tượng của bốn vị bồ tát bao gồm: Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đại Hạnh Phổ HIền Bồ Tát. Vị trí của bàn Tam Đảo cũng là bàn nằm dưới cùng của chánh điện chùa Giác Lâm

3.6. Phía sau chính điện

Phía sau chính điện của chùa Giác Lâm là nơi thờ nhà Tổ – Tức là nơi thờ các vị trụ trì chùa trước đây. Phía đối diện của bàn thờ Tổ là nơi đặt bàn thờ Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà và Thập Điện Diêm Vương.

Đi tiếp về phía sau của nơi thờ nhà Tổ chính là khu vựa giảng đường, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng, các dịp lễ lớn của chùa. Vào thời gian nước ta kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì khu vực giảng đường đã trở thành nơi nuôi cán bộ và thực hiện các công tác trinh sát nội thành Gia Định thời đó. 

Xem thêm: Nhà thờ Đức Bà – Biểu tượng của đất Sài Thành

3.7. Bảo Tháp Xá Lợi

Nằm phía trước chùa Giác Lâm là bảo tháp Xá Lợi với thiết kế hình lục giác bao gồm 7 tầng. Tổng diện tích của Bảo Tháp Xá Lợi là khoảng 600 mét vuông, cao khoảng 33 mét, hướng về phía Bắc. Công trình Bảo THáp Xá Lợi được xây dựng vào từ những năm 1970 nhưng bị tạm dừng vào năm 1975, cho tới năm 1994 thì Bảo Tháp mới được thoàn thành. 

4. Các hoạt động đặc sắc tại chùa Giác Lâm

Là nơi thờ cúng tâm linh, chùa Giác Lâm có rất nhiều các hoạt động tâm linh, mang nét tính ngưỡng đặc biệt. Vào những ngày lễ lớn trong năm như rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan hay Tết Nguyên Đán,.. có rất nhiều các tăng ni Phật tử cùng các du khách khắp nơi ghé đến chùa để thắp hương, tế lễ và cầu bình an.

Những ngày lễ hay các hoạt động tín ngưỡng đặc biệt khác như ngày cưới chùa Giác Lâm Tân Bình, hoạt động xin chữ cầu may hay các khóa tu ngắn ngày cho các du khách được lắng nghe những thuyết giảng về Phật pháp hay rèn luyện cho tâm hồn thanh tịnh, kiên nhẫn cũng rất được mọi người tham gia. 

Xem thêm: Ăn gì ở Sài Gòn? Top 21 đặc sản Sài Gòn nhất định phải thử

5. Lưu ý khi đi tham quan Chùa Giác Lâm

Chùa là một nơi vô cùng linh thiêng và trang trọng, do đó, du khách khi đến tham quan, cúng bái ở các ngôi chùa nói chung và chùa Giác Lâm nói riêng phải thật sự chú ý lời ăn tiếng nói của mình. Dưới đây là một vài lưu ý mà TicoTravel.com.vn muốn lưu ý đến các bạn khi đến thăm, cúng bái tại chùa.

  • Mặc trang phục phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, tránh mặc các trnag phục hở hang hay quá ngắn khi đến chùa Giác Lâm tphcm.
  • Du khách có thể chuẩn bị các lễ vật tùy theo tâm của mỗi người để cúng tại chùa. 

  • Có các cử chỉ hiền dịu, nhẹ nhàng như ăn nói, đi lại nhẹ nhàng, hạn chế nô đùa gây tiếng ồn bên trong chùa cũng như có thái độ sử dụng ngôn từ phù hợp. 
  • Không được xả rác khi đến tham quan chùa Giác Lâm, có ý thức giữ gìn cảnh quan chung của chùa.
  • Không được tự ý lấy đồ vật từ chùa về cũng như trong khi tham quan, tế lễ, du khách không được phép tự ý leo trèo linh tinh, đặc biệt là leo lên các tượng Phật để chụp ảnh. 

Kết bài

Chùa Giác Lâm là một công trình chứng kiến bao thăng trầm lịch sử hào hùng của Việt Nam. Sự tôn nghiêm, trang trọng cùng nét đẹp của ngôi chùa đã dần trở thành một địa điểm rất được khách du lịch yêu mến và chọn ghé tới ngay khi có dịp đến với thành phố Hồ Chí Minh xa hoa lộng lẫy. Cuối cùng, Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn xin chúc bạn và gia đình có chuyến du lịch thật vui vẻ và chất lượng tại Sài Gòn. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất 2023

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất 2023

Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn 2023 – điểm đến ”hot” nhất miền Bắc

Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất 2023