Mì gói là thực phẩm khá tiện lợi, tiết kiệm, tuy nhiên ai cũng khuyến cáo bạn không nên ăn quá nhiều. Bạn có bao giờ tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn mì gói liên tục trong 1 tuần? Cùng khám phá trong bài viết sau nhé
Chuyện gì xảy ra nếu bạn chỉ ăn mì gói trong 1 tuần?
Để biết trong 1 tuần nếu chỉ ăn mì gói thì cơ thể sẽ có phản ứng như thế nào, nhà báo Hana Hong đã tự thí nghiệm với bản thân mình, Hana ăn mì gói liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày ăn 3 bữa, và ghi lại phản ứng của cơ thể qua từng ngày.
Ngày đầu tiên
Hana Hong chỉ ăn mì gói, đơn giản là cho tất cả các gói gia vị vào ly mì, thêm nước sôi và chờ cho mì nở ra và ăn. Ăn đơn giản, nhanh gọn như vậy nên Hana cảm thấy dễ chịu, tiết kiệm tiền, không có gì phàn nàn.
Giữa các bữa ăn, cô ấy cảm thấy hơi đói nhưng vẫn chịu được, sức khỏe và tinh thần ổn định, không cảm thấy có bất cứ điều gì bất thường.
Ngày thứ 2
Khi thức dậy, Hana cảm thấy mệt mỏi nhưng cơ thể vẫn ổn, cô tiếp tục ăn mì gói đơn giản như ngày đầu tiên, vào ban ngày cô ấy cảm thấy bình thường, có đủ năng lượng để hoạt động mà không cảm thấy quá sức.
Vào buổi tối, Hana cảm thấy hơi mơ màng, không tỉnh táo, do đó cô chỉ muốn ngủ càng sớm càng tốt.
Ngày thứ 3
Khi thức dậy vào sáng hôm sau, Hana cảm thấy miệng có vị mặn, có lẽ do ảnh hưởng của muối natri từ mì gói.
Cơ thể Hana phản ứng khá chậm chạp khi mới thức dậy, và để giảm cảm giác ngán cho món mì gói và tăng thêm một chút dinh dưỡng, Hana quyết định thêm một ít đậu hũ và hành tây cắt nhỏ vào mì.
2 bữa trưa và tối, Hana cũng thêm 1 vài thực phẩm khác cho vào ào món mì tương tự bữa sáng như kim chi, nấm, rau củ quả, đậu hũ…
Hana cảm thấy hơi buồn nôn khi nghĩ tới mì gói, nhưng cô vẫn cố thêm các món khác vào mì để dễ ăn hơn.
Ngày thứ 4
Ngày thứ tư là ngày tồi tệ nhất, Hana cảm thấy bụng trống rỗng ngay cả khi cô ấy vừa mới ăn xong, Hana thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu, hoàn toàn không có cảm giác thèm ăn, theo cô miêu tả là cảm giác như khi vừa ốm dậy. Điều duy nhất, cô ấy muốn là nước và nước.
Natri từ mì gói khiến Hana luôn cảm thấy khát nước mọi lúc mọi nơi, não hoạt động chậm, cơ thể thiếu năng lượng và luôn muốn ngủ.
Ngày thứ 5
Ngày thứ 5 là ngày cuối cùng của cuộc thử nghiệm và Hana cảm thấy cực kì hạnh phúc vì sắp được chia tay mì gói. Cô ăn nhanh các gói mì và mong chờ ngày này kết thúc càng nhanh càng tốt. Tâm trạng của cô tốt hơn hôm qua vì sắp được trở lại ăn thức ăn thực sự.
Kết luận từ thử nghiệm của Hana
Sau 5 ngày, Hana sụt mất 2 kg mặc dù cô tiêu thụ cực nhiều carbonhydrate và cholesterol.
Điều thú vị là việc ăn mì gói thường xuyên không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà còn đến cả tâm lý của người ăn. Hana cảm thấy buồn ngủ, thiếu sức lực suốt cả ngày, thường xuyên dùng bữa với tâm trạng mệt mỏi.
Tâm trạng của cô cũng bị ảnh hưởng. Hana cảm thấy bức bối, cáu kỉnh suốt cả ngày, những việc nhỏ nhặt cũng khiến cô nổi nóng và cô trút tức giận lên những người quanh mình.
Nếu kéo dài tình trạng ăn mì gói này lâu hơn, huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch sẽ tăng cao.
Cách ăn mì gói không làm ảnh hưởng tới sức khỏe
– Không ăn mì gói quá nhiều, liên tục trong thời gian dài. Tốt nhất là ăn một gói mì cách mỗi 2 tuần.
– Nên ăn kèm nhiều thực phẩm khác như rau củ quả, thịt, cá, hải sản… vừa giúp tăng hương vị cho món mì vừa tốt cho sức khỏe hơn.
– Tốt nhất là bỏ gói gia vị đi và nêm nếm bằng gia vị thông thường như muối, tiêu, nước tương…
– Nếu muốn nêm gói gia vị của mì thì nên nêm nửa gói, hoặc không uống nước súp của mì.
– Nếu có thể, hãy luộc mì nhiều lần để loại bỏ bớt dầu trong mì gói.
Xem thêm: Ăn mì tôm có nổi mụn không?
Hi vọng qua nội dung này, bạn sẽ hiểu rõ được việc ăn gói của mình, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp để tốt cho sức khỏe hơn. Chia sẻ với chúng tôi các mẹo ăn mì gói ngon, tốt khác bằng cách bình luận vào khung bên dưới nhé.
Nguồn tham khảo: rd.com