Liệu có bao giờ bạn thắc mắc rằng có bao nhiêu nhóm máu ở người? Hãy cùng Bách Hóa XANH tìm hiểu về các nhóm máu, cách phân loại và chức năng của máu.
Máu đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể người và thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh. Đây là một tổ chức di động tạo thành bởi phần tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và phần không bào (huyết tương gồm protein, muối).
Có bao nhiêu nhóm máu ở người?
Hệ nhóm máu ABO
Nhóm máu A
Nhóm máu A là nhóm máu có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể B trong huyết thanh. Người mang nhóm máu này có thể hiến máu cho người nhóm máu A hoặc AB. Và có thể nhận máu truyền từ người có nhóm máu A hoặc O.
Hệ nhóm máu B
Đây là nhóm máu có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể A trong huyết thanh. Nhóm máu này có thể hiến máu cho người cùng nhóm máu B hoặc AB. Người có nhóm máu B có thể nhận truyền máu từ người có nhóm máu B hoặc O.
Nhóm máu AB
Nhóm AB là nhóm máu ít phổ biến trong hệ nhóm máu ABO. Nhóm máu này có kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể A, B trong huyết thanh. Người có nhóm máu này có thể nhận từ bất kỳ nhóm máu nào, nhưng chỉ có thể truyền cho nhóm AB vì cùng có kháng nguyên AB trên tế bào hồng cầu.
Nhóm máu O
Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất và có thể truyền cho tất cả các nhóm máu còn lại do nhóm máu O không có kháng nguyên. Tuy nhiên, nhóm máu này chỉ có thể nhận máu từ người có cùng nhóm máu O.
Hệ nhóm máu Rh – kháng nguyên D (Rh D)
Đây là hệ nhóm máu quan trọng sau hệ nhóm máu ABO. Tất cả là do có tính sinh miễn dịch mạnh nhất trong tất cả các hệ nhóm máu ngoài hệ nhóm máu ABO.
Hầu hết máu ở người đều có kháng nguyên D trên hồng cầu, gọi là Rh D(+) và nhóm máu không có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là Rh D(-). Rh D(-) là nhóm máu hiếm với chỉ 0,07% người có Rh D(-) tại Việt Nam.
Người có nhóm máu này có thể truyền cho nhóm máu Rh D(+), nhưng chỉ có thể nhận lại cùng nhóm máu và có Rh D(-).
Chức năng của máu với cơ thể người
Vận chuyển các phân tử
Máu giúp cơ thể vận chuyển dưỡng chất, oxy, điện giải dưới dạng phân tử đến các bộ phận trong cơ thể. Ngoài ra còn vận chuyển hormone đến tế bào đích, vận chuyển các sản phẩm đào thải đến cơ quan thích hợp.
Bảo vệ cơ thể
Bạch cầu trong máu có chức năng bảo vệ cơ thể. Chúng sẽ phát hiện và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Chúng sẽ nhớ loại vi khuẩn đó và dần nâng cao kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn.
Cầm máu
Tiểu cầu giúp cơ thể cầm máu bằng cách tạo nên máu đông nhằm chặn các vết thương ở thành mạch máu.
Giúp duy trì sự ổn định của pH
Nhờ hệ đệm trong máu cùng với phổi và thận nên pH nội môi luôn được ổn định khoảng 7.35 đến 7.45. Khi máu có xu hướng chuyển về acid, thì base trong hệ đệm sẽ giúp trung hòa và ngược lại.
Trên đây là bài viết về nhóm máu ở người và cách phân loại nhóm máu, cũng như chức năng của máu. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.
Nguồn: Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc
Chọn mua các loại thịt đỏ tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để tránh nguy cơ thiếu máu nhé:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn