Loạn sản phế quản phổi là một bệnh thường hay gặp ở trẻ sinh non. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế tác động của loạn sản phế quản phổi lên trẻ nhé!
Trẻ sinh non với cơ thể vô cùng yếu, cấu trúc và các chức trong hệ cơ quan chưa được hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, kéo dài. Trong đó bệnh loạn sản phế quản phổi là một trong những bệnh rất dễ gặp phải ở trẻ sinh non, thường gây ra những di chứng nặng và có nguy cơ tử vong cao.
Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo qua nguyên nhân và cơ chế tác động của loạn sản phế quản phổi lên trẻ sinh non nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguyên nhân gây bệnh loạn sản phế quản phổi là gì?
Theo nghiên cứu của Viện quốc gia của Mỹ về Sức khỏe trẻ em và phát triển con người thì bệnh loạn sản phế quản phổi là: “Khi trẻ vẫn có nhu cầu oxy ở thời điểm sau 36 tuần tuổi thai (tuổi tính từ kỳ kinh cuối) đối với trẻ sinh non trước 32 tuần tuổi thai hay sau khoảng 29 đến 55 ngày tuổi đối với trẻ sinh non từ trên 32 tuần tuổi thai.”
Loạn sản phế quản phổi là một bệnh hô hấp mãn tính này là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ sinh non, với tới 40% trẻ sinh ra dưới 28 tuần mắc bệnh này.
Bệnh chủ yếu do gây ra bởi tổn thương phổi của trẻ sinh non do thở máy và tiếp xúc với liệu pháp oxy. Tổn thương này dẫn đến viêm, sẹo và xơ hóa trong phổi, có thể gây ra các vấn đề về hô hấp lâu dài. Các yếu tố góp phần khác bao gồm nhiễm trùng, di truyền và các yếu tố môi trường.
Bệnh loạn sản phế quản phổi có nguy hiểm không và cách phòng ngừa bệnh
Khi mắc loạn sản phế quản phổi thì phổi của trẻ sẽ bị tổn thương, hạn chế chức năng phổi nên trẻ sẽ cần oxy nhiều hơn, vì thế sẽ phụ thuộc vào máy thở lâu. Khi dùng máy thở lâu thì dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi, ảnh hưởng chức năng tim, gây suy tim phải. Nguy hiểm hơn còn làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng, khiến bệnh diễn biến nặng hơn và nguy cơ tử vong tăng cao.
Các bác sĩ thường có chiến lược để giảm nguy cơ phát triển bệnh loạn sản phế quản phổi bao gồm giảm thiểu việc sử dụng máy thở và liệu pháp oxy, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và sử dụng chất hoạt động bề mặt để hỗ trợ chức năng phổi.
Cách chẩn đoán loạn sản phế quản phổi
Bạn có thể khảo qua các cách chẩn đoán lâm sàng loạn sản phế quản phổi sau:
- Trẻ sinh non suy hô hấp sau sinh phải hỗ trợ hô hấp với áp lực dương qua CPAP, thở máy với áp lực cao hoặc nồng độ oxy cao.
- Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm khó thở, thở khò khè, thở nhanh và nhiễm trùng phổi thường xuyên.
- Xét nghiệm máu thấy nồng độ oxy giảm, độ chênh áp oxy trong phế nang so với động mạch tăng.
- Phim chụp Xquang có hình ảnh viêm phế quản phổi, hình ảnh phổi tăng thể tích với nhiều vùng tăng sáng, ứ khí.
- Siêu âm tim cũng cần thiết để loại trừ các tổn thương tim bẩm sinh, còn ống động mạch.
Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh bệnh loạn sản phế quản phổi mà trẻ sinh non dễ mắc phải Bách hoá XANH đã tổng hợp được. Theo dõi những bài viết tiếp theo từ Bách hoá XANH để chăm sóc sức khoẻ cho mẹ và bé được tốt hơn nhé!
Nguồn: Vinmec tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh – Bác sĩ Nhi sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh có 12 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Nhi
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn