Có nên cho bé ăn bột ăn dặm không? Có bắt buộc hay không?

Bạn đang xem bài viết: Có nên cho bé ăn bột ăn dặm không? Có bắt buộc hay không? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong giai đoạn trưởng thành, trẻ cần được đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày để phát triển tốt nhất. Đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm, bố mẹ thường phân vân có nên cho con ăn bột ăn dặm cho bé không? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nhé!

1Bột ăn dặm là gì?

Trước đây, bột ăn dặm của bé thường là gạo nghiền nát cùng các loại hạt để cho bé ăn. Còn ngày nay trên thị trường bột ăn dặm đóng hộp là hình thức phổ biến cho trẻ từ 6 tháng tuổi ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa và hoa quả,…

Mục đích của việc cho bé ăn bột là giúp bé làm quen với việc ăn dặm, hỗ trợ hệ tiêu hoá dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

Bột ăn dặm cho bé

Bột ăn dặm cho bé

2Có nên cho trẻ ăn bột ăn dặm không? Lợi ích từ bột ăn dặm

2.1. Có nên cho trẻ ăn bột ăn dặm không?

Khi trẻ được 6 tháng tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu vận động nhiều hơn như lật, trườn, bò. Nếu chỉ ăn sữa mẹ sẽ không cung cấp đủ năng lượng mà trẻ cần. Vào thời điểm này, nguồn sắt có trong cơ thể của bé cũng dần cạn và cần bổ sung gấp. Do đó, bột ăn dặm chứa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bên ngoài sẽ giúp trẻ bổ sung năng lượng cũng như bù đắp lượng sắt đã thiếu hụt.

Mẹ nên cho trẻ ăn bột ăn dặm vì bột ăn dặm cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể của con.
Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold gạo sữa hộp 200g (6 - 24 tháng

Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold gạo sữa hộp 200g (6 – 24 tháng

2.2. Lợi ích

Bột ăn dặm đều được nghiên cứu kỹ càng về thành phần và hàm lượng dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ trong từng giai đoạn. Do đó, cho bé ăn bột sẽ đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng chất dinh dưỡng mỗi ngày cho bé.

Sản phẩm bột ăn dặm có hương vị đa dạng giúp kích thích hệ tiêu hóa của bé như: Vị ngọt, vị mặn, bột ăn dặm vị trái cây hoặc củ quả,… Đặc biệt, các sản phẩm bột ăn dặm thường phù hợp với khẩu vị và tốt cho sức khỏe của trẻ vì được nêm nếm nhạt, ít cho gia vị hóa chất.

Xem thêm  10 Nhà sách uy tín nhất ở quận Cầu Giấy

Tiết kiệm thời gian cho mẹ vì không phải suy nghĩ món ăn cũng như cân đo hàm lượng thực phẩm để đảm bảo mức dinh dưỡng mỗi ngày của bé. Thay vào đó, hiện nay bột ăn dặm có rất nhiều vị khác nhau, mẹ chỉ cần pha bột với nước nóng là bé có thể thưởng thức ngay.

Bột ăn dặm Optimum Gold gạo, cải xoăn và khoai lang hộp 200g (6 - 24 tháng)

Bột ăn dặm Optimum Gold gạo, cải xoăn và khoai lang hộp 200g (6 – 24 tháng)

3Cách pha bột ăn dặm cho bé theo từng độ tuổi

3.1. Trẻ đủ 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu của trẻ, thêm vào đó có thể cho trẻ bắt đầu bổ sung bột pha loãng 5% trong ngày. Khi trẻ mới ăn thì mẹ hãy cho trẻ ăn từ từ rồi tăng dần liều lượng theo từng ngày. Mẹ có thể pha bột ăn dặm theo liều lượng: Bột ăn dặm 5%, bột gạo 5g, nước 200ml, thịt lợn xay nhiễn 10g, rau xanh 10g, dầu ăn 3g.

Thời điểm này mẹ cũng có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua, váng sữa hay nước ép hoa quả,… Tuy nhiên mẹ nên lựa chọn những quả tươi ngon, mềm và chứa nhiều nước, có tính mát. Sữa chua thì nên chọn loại phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Lốc 4 hộp sữa chua có đường Nutimilk 100g

Lốc 4 hộp sữa chua có đường Nutimilk 100g

3.2. Trẻ từ 8 tháng

Đây là giai đoạn trẻ đã mọc đủ 4 răng cửa, mẹ có thể cho bé học cách nhai, do vậy bát bột ăn dặm không cần xay quá nhuyễn. Mẹ có thể kết hợp bột ăn dặm cùng với một số loại rau củ quả khác để thực đơn của bé thêm phong phú hơn.

Ngoài ra mẹ cũng cần bổ sung thêm cho bé 2 bữa bột trong ngày. Mỗi bữa 200ml và có thể kết hợp cùng 40ml hoa quả tươi ngon.

Giai đoạn trẻ từ 8 tháng tuổi ăn dặm

Giai đoạn trẻ từ 8 tháng tuổi ăn dặm

3.3. Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi

Thời điểm này trẻ vận động nhiều hơn, ngủ ít hơn và mất sức nhiều hơn. Do vậy, chỉ cho trẻ hấp thụ nguồn sữa mẹ thôi là chưa đủ mà nên sử dụng thêm bột ăn dặm để cung cấp thêm năng lượng cần thiết.

Trẻ cần được cho ăn 3 bữa bột trong 1 ngày, mỗi bữa 200ml sữa. Thêm vào đó là bổ sung thêm trái cây và sữa chua trong thực đơn của trẻ. Mẹ nên lựa chọn các loại trái cây có màu sắc sặc sỡ vì loại này bổ sung nhiều vitamin.

Giai đoạn trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi ăn dặm

Giai đoạn trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi ăn dặm

3.4. Trẻ từ 1 – 2 tuổi

Giai đoạn từ 1 tuổi trở lên là trẻ có thể ăn cháo được rồi. Thực đơn của trẻ cần được đa dạng các loại thực phẩm 4 bữa trong ngày. Ngoài ra lúc này trẻ vẫn cần được uống sữa mẹ, dùng sữa bột pha loãng. Bát cháo dinh dưỡng cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo: Gạo 40g, thịt lợn nạc 20g, rau xanh 20g, dầu ăn 7g.

Bé có thể ăn đa dạng thực phẩm khác nhau, tuy nhiên cần tránh ăn bỏng ngô hay các loại hạt, trái cây có hạt bởi dễ xảy ra hóc dị vật. Thêm vào đó là tránh cho trẻ uống nước ngọt, cà phê thức uống có chất gây nghiện.

Trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn dặm

Trẻ từ 1 – 2 tuổi ăn dặm

3.5. Trẻ từ 2 – 3 tuổi

Lúc này trẻ đã có thể ăn cơm và các loại thực phẩm như người lớn. Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm chứa lysine, vitamin và khoáng chất thiết yếu như kẽm, selen, vitamin nhóm B,… để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hỗ trợ tiêu hóa, khỏe mạnh hơn.

Bột ăn dặm Nestlé Cerelac cá, rau xanh hộp 200g (từ 8 tháng)

Bột ăn dặm Nestlé Cerelac cá, rau xanh hộp 200g (từ 8 tháng)

Xem thêm  Đồi chè Mộc Châu liệu có phải điểm hẹn Lý Tưởng tại Sơn La?

4Vì sao lại có nhiều ý kiến không nên cho con ăn bột ăn dặm?

Một số ý kiến phản đối việc cho trẻ ăn bột ăn dặm vì sẽ khiến bé chán ăn các món khác, làm tổn thương hệ tiêu hóa và không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, những vấn đề này xảy ra là vì bé chưa được cho ăn bột ăn dặm đúng cách:

  • Trường hợp bé bị chán ăn: Điều này là do mẹ chỉ cho bé ăn bột ăn dặm mà không cho ăn các món khác để kích thích vị giác của bé. Bé bị tổn thương tiêu hóa bởi vì mẹ cho bé ăn bột ăn dặm trước 6 tháng, lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện nên chưa thể tiêu hóa các thức ăn ngoài sữa.
  • Bột ăn dặm không cung cấp đủ dưỡng chất: Thông thường, hàm lượng dinh dưỡng của các loại bột ăn dặm đã được các tính toán phù hợp cho một bữa ăn của bé. Nếu mẹ vẫn lo lắng thì có thể kết hợp cho bé ăn thêm các thực phẩm khác như: Sữa chua, váng sữa hay hoa quả, nước ép hoa quả,… để bổ sung dinh dưỡng toàn diện cho bé.
Làm đa dạng thực đơn để bé không bị chán khi ăn bột ăn dặm

Làm đa dạng thực đơn để bé không bị chán khi ăn bột ăn dặm

5 Lưu ý khi cho bé ăn bột ăn dặm

5.1. Thời điểm cho bé ăn bột ăn dặm

Các bé chỉ nên bắt đầu ăn dặm lúc 6 tháng tuổi hoặc ít nhất là 5,5 tháng tuổi. Mẹ cần quan sát các dấu hiệu của bé để xem bé đã sẵn sàng với việc ăn thêm thức ăn khác ngoài sữa mẹ chưa. Thời điểm ăn dặm của mỗi bé sẽ khác nhau tùy vào thể trạng của trẻ.

Thời điểm cho bé ăn bột ăn dặm

Thời điểm cho bé ăn bột ăn dặm

5.2. Lựa chọn sản phẩm phù hợp

Giai đoạn tháng thứ 5 – 6 là lúc hệ tiêu hóa của bé còn non yếu cho nên mẹ ưu tiên chọn bột ăn dặm vị ngọt có chứa các thành phần cơ bản như: Sữa, rau củ, ngũ cốc,… cho bé làm quen trước rồi mới đến bột vị mặn.

Từ giai đoạn tháng thứ 7 trở đi, hệ tiêu hóa của bé đã dần phát triển hoàn chỉnh. Lúc này mẹ có thể lựa chọn bột ăn dặm vị mặn để đa dạng thực đơn và bổ sung thêm dinh dưỡng nhiều hơn giúp bé phát triển toàn diện.

Bột ăn dặm MetaCare heo, rau ngót, bí đỏ và olive hộp 200g (7 - 24 tháng)

Bột ăn dặm MetaCare heo, rau ngót, bí đỏ và olive hộp 200g (7 – 24 tháng)

5.3. Nguyên tắc ăn dặm

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, khi cho trẻ ăn dặm mẹ cần lưu ý các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Ăn từ loãng đến đặc: Giúp hệ tiêu hóa của trẻ tập làm quen với những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Đồng thời tránh được tình trạng cơ thể phản ứng với thức ăn như dị ứng, hóc, nghẹn, rối loạn tiêu hóa,…
  • Ăn từ ít tới nhiều: Do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên không được hoạt động quá sức. Giai đoạn đầu, mẹ chỉ nên tập cho trẻ ăn ít từ 1 – 2 muỗng mỗi lần. Sau đó, mẹ hãy tăng dần lên 1/3 bát, 1/2 bát bột mỗi bữa và ăn từ 1 – 3 bữa trong ngày.
  • Đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng: Nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Do đó, chỉ bột ăn dặm sẽ không đáp ứng đủ cho nên mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm khác như rau củ quả để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Nguyên tắc ăn dặm cho bé mà mẹ cần nắm

Nguyên tắc ăn dặm cho bé mà mẹ cần nắm

Xem thêm  Review nhà hàng Nam Anh Phát

5.4. Chú ý đến các thành phần dễ gây dị ứng

Dưới đây là một số thành phố dễ gây ra dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà bố mẹ cần quan tâm đến:

  • Sữa tươi
  • Trứng
  • Động vật có vỏ
  • Đậu nành
  • Thực phẩm có gluten như lúa mì, lúa mạch,…
  • Đậu phộng.

5.5. Bỏ ngay lượng bột ăn thừa của bé

Mẹ chỉ nên pha bột ăn dặm với liều lượng vừa đủ lượng mà bé cần, đồng thời bỏ đi những thức ăn thừa của bé. Bởi nước bọt lẫn trong thức ăn cũ chính là môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, dễ dẫn đến ôi thiu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ.

Bột ăn dặm Heinz bột mì ý, rau củ và phô mai lon 200g (từ 7 tháng)

Bột ăn dặm Heinz bột mì ý, rau củ và phô mai lon 200g (từ 7 tháng)

5.6. Lựa chọn bột ăn dặm ở địa chỉ uy tín

Bạn có thể dễ dàng mua sản phẩm bột ăn dặm cho trẻ tại hệ thống cửa hàng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn trên toàn quốc. Tiện lợi hơn, bạn cũng có thể đặt hàng online với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Chính sách bảo hành tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn:

  • Cam kết hàng chính hãng.
  • Đổi sản phẩm mới hoặc hoàn tiền 100% trong 7 ngày nếu có lỗi.
  • Giao hàng tận nơi, thu tiền hoặc thanh toán online bằng nhiều phương thức.
  • Hỗ trợ hướng dẫn, tư vấn qua tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00).

(Chính sách trên được cập nhật vào tháng 03/2023 và có thể thay đổi theo thời gian. Bạn có thể xem thông tin mới nhất tại đây.)

6Các câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn bột ăn dặm

6.1. Trẻ dưới 6 tháng có nên ăn bột ăn dặm không?

Tổ chức y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chính mà bé cần và không cần bổ sung thêm các thực phẩm khác. Bởi sữa mẹ chứa nguồn kháng thể lớn truyền cho con giúp tăng khả năng miễn dịch rất tốt cho trẻ.

Thời điểm dưới 6 tháng tuổi là lúc hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, do vậy nếu cho bé ăn dặm sớm thì hệ tiêu hóa trẻ nhỏ vẫn chưa thể tiếp thu. Thêm vào đó, khi nấu bột ăn dặm thì phụ huynh thường thêm nhiều gia vị hay bột ăn dặm đóng hộp có thêm phụ gia, chất bảo quản, điều này thực sự không tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ.

6.2. Có nên nêm gia vị vào bột ăn dặm cho bé không?

Trẻ em không cần ăn thêm muối và đường, do vậy mẹ không nên nêm thêm gia vị vào bột ăn dặm của trẻ. Đồ ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến thận. Đồng thời nếu cho bé ăn thức ăn có nhiều đường, đặc biệt là mật ong. Bởi gia vị không chỉ gây ra tình trạng sâu răng mà còn có thể gây ngộ độc độc tố và dễ dẫn đến tử vong.

Không nên nêm thêm gia vị vào bột ăn dặm của trẻ

Không nên nêm thêm gia vị vào bột ăn dặm của trẻ

Xem thêm:

  • Top 5 bột ăn dặm Úc nổi tiếng, được ưa chuộng nhất
  • Bột ăn dặm Optimum Gold của nước nào? Có tốt không? Loại nào ngon?
  • Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm? 5 dấu hiệu bé muốn ăn dặm mẹ nên biết

Bột ăn dặm là sản phẩm cung cấp thêm dinh dưỡng cho trẻ và hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện nếu bố mẹ cho con sử dụng đúng cách. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tin rằng bố mẹ đã biết các lợi ích có được từ bột ăn dặm và lựa chọn được bột ăn dặm thích hợp cho con. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, truy cập website avakids.com hoặc liên hệ hotline 1900.866.874 (7h20 – 22h00) để được hỗ trợ nhanh nhất.

1. https://kidshealth.org/en/parents/weaning.html

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Có nên cho bé ăn bột ăn dặm không? Có bắt buộc hay không? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *