Có nên cho trẻ sơ sinh bú bình không có sữa? Các lưu ý mẹ cần biết

Bạn đang xem bài viết: Có nên cho trẻ sơ sinh bú bình không có sữa? Các lưu ý mẹ cần biết tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hiện nay, có nhiều mẹ bỉm cho con bú bình không có sữa do chiều theo mong muốn ngậm núm ti của bé. Vậy có nên cho trẻ bú bình không có sữa như các mẹ hay làm không? Theo dõi bài viết sau của AVKids để được giải đáp thắc mắc cùng lưu ý khi sử dụng bình sữa nhé!

1Có nên cho trẻ bú bình không có sữa hay không?

Việc bú bình không chứa sữa cho bé tưởng chừng là hành động đơn giản nhưng mang lại hậu quả xấu. Việc để trẻ tự bú bình không có sữa trong thời gian dài sẽ làm bé bị đầy hơi và chướng bụng, gây tình trạng biếng ăn, thậm chí là bị sâu răng, lệch hàm,… Do vậy, vì bất kỳ lý do gì ba mẹ cũng không được để trẻ bú bình không có sữa.

Bình sữa nhựa PPSU Chuchu Baby cổ rộng 160 ml

Bình sữa nhựa PPSU Chuchu Baby cổ rộng 160 ml

Xem thêm: 8 cách tập cho bé bú bình hiệu quả, không quấy giúp mẹ nhàn, con khỏe

2Các lưu ý mẹ nên biết khi cho con bú bình

Cho con bú bình tưởng chừng đơn giản ai cũng biết nhưng một số ba mẹ vẫn mắc sai lầm và thực hiện chưa đúng cách, theo dõi các lưu ý sau để biết cách cho con bú bình phù hợp nhé:

2.1 Cho con nằm đúng tư thế

Trước khi cho trẻ bú bình, mẹ hãy chọn ngồi vào một vị trí thoải mái như trên giường, trên ghế. Sau đó bế trẻ lên đặt đầu bé lên cánh tay bạn theo tư thế dốc như bình thường từ đầu xuống, đảm bảo phần đầu của bé sẽ cao hơn các bộ phận khác. Khi ổn định tư thế rồi bạn mới từ từ đưa bình cho bé bú.

Tuyệt đối không nhét ti trực tiếp vào miệng bé, thay vào đó bạn hãy quẹt nhẹ bên môi bé khi thấy bé đã há miệng hãy cho núm ti vào để bé bú. Bạn cầm bình dốc nhẹ nhàng theo góc 45 độ để sữa chảy vừa phải tránh làm bé bị sặc. Ngoài ra, nếu bé quấy và vặn vẹo cơ thể thì bạn dừng ngay việc cho bé bú bình.

Bộ 2 núm ti Tommee Tippee Closer to Nature siêu mềm tự nhiên (421140) từ sơ sinh

Bộ 2 núm ti Tommee Tippee Closer to Nature siêu mềm tự nhiên (421140) từ sơ sinh

2.2. Cầm bình sữa ngang khi cho con bú

Nhiều trường hợp bé bị sặc sữa do cầm bình bị sai cách, sẽ làm bé không theo kịp tốc độ dòng chảy của sữa gây nên tình trạng trào sữa và sặc sụa. Do vậy, mẹ hãy cầm ngang bình sữa giúp bé bú an toàn nhất.

Bình sữa nhựa PP Philips Avent SCF690/13 cổ rộng 125 ml

Bình sữa nhựa PP Philips Avent SCF690/13 cổ rộng 125 ml

2.3. Lỗ núm ti đúng kích cỡ, không quá to

Chọn đúng núm ti phù hợp với tháng tuổi của bé cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nếu núm quá kích cỡ so với miệng của bé sẽ làm cho bé rất khó để uống sữa và gây đau miệng. Do vậy, mẹ phải chọn núm ti phù hợp với tháng tuổi của bé và nên chọn các loại được làm từ chất liệu cao su latex hoặc silicon mềm để đảm bảo an toàn cho bé.

Bình sữa nhựa PP Pigeon Plus cổ rộng 160 ml màu xanh

Bình sữa nhựa PP Pigeon Plus cổ rộng 160 ml màu xanh

2.4. Luôn có người bên cạnh khi trẻ bú

Khi bú bình phải có người bên cạnh bé để canh chừng vì trẻ chưa thể tự mình xử lý các trường hợp như bị sặc sữa, làm sữa đổ ra ngoài,.. Do vậy, trong quá trình bé bú sữa bình nếu ba mẹ có công việc gấp có thể nhờ người thân trông bé uống sữa, tuyệt đối không bao giờ để bé uống một mình để tránh các trường hợp xấu xảy ra.

Combo 2 bình sữa nhựa PP Philips Avent SCF693/23 cổ rộng 260 ml

Combo 2 bình sữa nhựa PP Philips Avent SCF693/23 cổ rộng 260 ml

2.5. Hạn chế đi lại trong khi cho bé bú

Thông thường, vì bé không chịu bú sữa nên mẹ hay đi qua đi lại, thay đổi các tư thế để dỗ dành và chiều theo ý muốn của bé. Nhưng đây là cách sai lầm gây ra trình trạng đầy hơi, chướng bụng cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn đúng cữ trong ngày và ngồi một chỗ khi cho bé bú sữa.

Ba mẹ ngồi vị trí ổn định khi cho bé bú sữa

Ba mẹ ngồi vị trí ổn định khi cho bé bú sữa

2.6. Không nên ép con ăn thêm

Tùy vào độ tuổi và thể trạng thì cơ thể bé sẽ nạp một lượng chất phù hợp, nếu bé bị biếng ăn chậm lớn thì mẹ nên xem lại các sản phẩm bé dùng và đưa bé đi khám bác sĩ. Không nên vì sợ bé ăn chưa đủ no mà cố gắng ép bé ăn thêm khi bé đã mím môi hoặc đẩy bình sữa ra xa.

Bình sữa nhựa PPSU Pigeon Plus cổ rộng 160 ml

Bình sữa nhựa PPSU Pigeon Plus cổ rộng 160 ml

2.7. Không nên để con quá đói khi bú sữa

Khi bị quá đói, bé sẽ khóc rất lớn và không để ý gì xung quanh nên mẹ cho bé bú bình sữa sẽ rất khó cho vào miệng. Ngoài ra, nếu ti lúc đói bé sẽ ăn nhanh vừa gây sặc và đau dạ dày về sau. Vậy nên, mẹ nên theo dõi thời gian ăn trong ngày của bé, không để quá bữa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Tuyệt đối không được để bé bị đói quá

Tuyệt đối không được để bé bị đói quá

2.8. Có nên cho bé ngậm bình sữa khi ngủ?

Đối với những bé sơ sinh chưa thể kiểm soát hành động của mình thì khi đang ngủ, theo phản xạ bé vẫn ti sữa như thường và như thế sẽ gây sặc sữa cho bé. Còn những bé lớn hơn, khi đã có răng sữa thì ngậm ti như vậy có thể gây sâu răng. Do đó, mẹ cần kiểm soát thời gian biểu ăn, ngủ linh hoạt để tránh trình trạng vừa ăn vừa ngủ của bé.

Ba mẹ không cho bé ngậm bình sữa khi ngủ

Ba mẹ không cho bé ngậm bình sữa khi ngủ

2.9. Luôn kiểm tra nhiệt độ sữa và dụng cụ pha

Những bé sơ sinh đều có đường ruột rất yếu vậy nên ba mẹ cần tiệt trùng các dụng cụ pha sữa để đảm bảo an toàn đường ruột cho bé. Mẹ có thể dùng máy tiệt trùng hoặc tiệt trùng bằng nước sôi 100 độ C. Bên cạnh đó, khi cho bé dùng sữa, mẹ cần chú ý kiểm tra nhiệt độ đã phù hợp với bé chưa, thông thường từ 40 – 60 độ là ổn.

Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé uống

Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé uống

2.10 Bỏ đi phần sữa thừa

Nếu sau khi dùng xong sữa mà vẫn bị dư thì mẹ nên bỏ vào ngăn mát để bảo quản nhưng sau đó quá 2 giờ đồng hồ thì bỏ đi không cho bé sử dụng lại nữa. Vì sữa đã pha để ngoài môi trường lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng vốn có của sữa, chưa kể những vi khuẩn bên ngoài xâm nhập không đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.

Bình sữa nhựa PP Pur Advanced 1802 cổ hẹp 250 ml

Bình sữa nhựa PP Pur Advanced 1802 cổ hẹp 250 ml

2.11 Vỗ ợ hơi cho con

Trong quá trình dùng sữa, trẻ có thể bị ợ hơi, lúc này mẹ không nên hoang mang làm bé bị sợ hãi theo. Thay vào đó, mẹ dùng một tay giữ đầu và ngực bé, tay còn lại xoa lưng theo hình tròn hoặc có thể chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ từ dưới lên. Và nên cho bé ngồi hơi nghiêng về phía trước để mẹ dễ dàng xử lý hơn.

Vỗ ợ hơi từ trên xuống cho bé

Vỗ ợ hơi từ trên xuống cho bé

Xem thêm:

  • Bé đang bú bình tự nhiên bỏ phải làm sao? 10 tuyệt chiêu mẹ nên biết
  • Bình sữa Philips Avent của nước nào? Có đặc điểm gì nổi bật đáng để mua?
  • Khi nào nên cai sữa cho bé? Cần lưu ý những gì?

Mẹ không nên cho bé bú bình không sữa vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thói quen và sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, trong quá trình cho trẻ bú bình mẹ cũng lưu ý một số hành động để đảm bảo độ an toàn cho bé. Liên hệ ngay tổng đài 1900.866.874 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất hoặc truy cập website avakids.com để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Có nên cho trẻ sơ sinh bú bình không có sữa? Các lưu ý mẹ cần biết của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *