Có nên đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh? Bác sĩ Nhi Khoa giải đáp thắc mắc

Bạn đang xem bài viết: Có nên đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh? Bác sĩ Nhi Khoa giải đáp thắc mắc tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Có nên đội nón che thóp cho trẻ sơ sinh không? Thóp lồi lõm có liên quan gì đến việc bé có được uống đủ nước? Thóp đóng sớm hay muộn có phải là một chỉ điểm bất thường cho phát triển đầu, não của bé? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chuyên mục Chăm sóc bé 0 – 3 tuổi tổng hợp từ sách của Bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo qua bài viết dưới đây. Bố mẹ hãy tham khảo để tìm ra đáp án và có thêm kiến thức về thóp trẻ sơ sinh nhé!

Bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo là thủ khoa đầu vào trường Đại học Y dược TPHCM năm 1997, tốt nghiệp Y khoa trường Đại học Monash (Australia) với học bổng toàn phần AusAid của chính phủ Australia, và học tiếp Thạc sĩ Y khoa tại Đại học Sydney. Bác sĩ Huyên Thảo từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện. Năm 2018, bác sĩ sáng lập và điều hành phòng khám riêng Happy Baby.
Những đặc điểm của thóp trẻ sơ sinh. Nguồn ảnh: Unsplash

Những đặc điểm của thóp trẻ sơ sinh. Nguồn ảnh: Unsplash

1Vị trí của thóp trẻ sơ sinh

Khi nhắc đến thóp trẻ sơ sinh, mọi người chỉ biết đến thóp trước vì nó lớn và dễ thấy nhất. Một số người thì biết luôn cả thóp sau. Tuy nhiên, ít người biết rằng, từ lúc sinh ra, bé có đến 6 thóp gồm:

  • 1 thóp trước: nằm giữa xương đỉnh và xương trán
  • 1 thóp sau: nằm ngay trên vùng chẩm trên gáy
  • 2 thóp xương bướm: nằm ngay vùng thái dương hai bên
  • 2 thóp xương chẩm: nằm ở góc sau tai trẻ

Trong đó, 4 thóp nhỏ nằm ở xương bướm và xương chẩm này rất nhỏ và mau đóng lại, nên ít ai quan tâm đến.

2Chức năng của thóp trẻ sơ sinh

Thóp trẻ sơ sinh có 3 chức năng sau:

  • Thóp có cấu trúc màng sợi để gắn kết xương đầu lại với nhau. Vì lúc này, các khớp xương giữa và các mảnh xương đầu chưa gắn cứng lại với nhau.
  • Nhờ các màng xương này, đầu của bé dễ thay đổi kích thước, hình dạng phù hợp với đường âm đạo và khung xương chậu của mẹ để bé ra đời được thuận lợi hơn mà không bị bầm dập hay chấn thương đầu não.
  • Thóp giúp bảo vệ não trẻ khỏi những chấn động từ bên ngoài khi bị ngã.

Bài viết liên quan: Cách xử trí khi bé té đụng đầu

3Kích thước thóp và thời điểm đóng thóp

Thóp sau

Thóp sau có kích thước trung bình khoảng 0.5cm, thường đóng lại khi bé được 2 tháng tuổi.

Thóp trước

Thóp trước có đặc điểm thay đổi liên tục. Minh chứng cho điều này chính là kích thước thóp trước thay đổi rất nhanhvà rất nhiềuở cùng một bé hay giữa các bé với nhau.

Thóp trước có kích thước trung bình khoảng 2.1cm, nhưng cũng có thể thay đổi tùy theo từng bé từ 0.6cm đến 3.6cm. Trong những tháng đầu đời, thóp trước có thể lớn dần.

Kích thước thóp trước thay đổi rất nhanh và tùy theo từng bé. Nguồn ảnh: Pexels

Kích thước thóp trước thay đổi rất nhanh và tùy theo từng bé. Nguồn ảnh: Pexels

Thời gian đóng thóp trước cũng thay đổi rất dữ dội, không theo một chuẩn nào, trung bình là khoảng 14 tháng tuổi. Theo kết quả thống kê cho thấy, 1% trẻ có thóp trước đóng lúc trẻ chỉ mới được 3 tháng tuổi. Tới sinh nhật 1 tuổi, gần 40% trẻ sẽ có thóp trước đóng lại. Sinh nhật thứ hai của trẻ được coi là thời điểm tới hạn của thóp trước, vì đa số gần 96% trẻ sẽ có thóp trước đóng lại.

Lời khuyên từ bác sĩ: Nếu bé sau 2 tuổi mà bố mẹ sờ vẫn còn thấy thóp trước thì nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn chính xác.

4Những vấn đề cần lưu ý

Không nên dựa vào thời điểm đóng thóp trước để lo lắng về phát triển não bộ của trẻ

Vì thời điểm đóng thóp trước không cố định nên chúng ta không dựa vào đó để lo lắng về sự phát triển não bộ của trẻ. Thay vào đó, chúng ta sẽ dựa vào số đo vòng đầu của trẻ so với bảng tăng trưởng của Tổ chức y tế thế giới WHO để quyết định có nên lo lắng về phát triển đầu, não của con trẻ không.

Đội nón để giữ ấm thóp không có tác dụng gì?

Trong vài ngày đầu sau sinh hoặc khi thời tiết lạnh, việc đội nón để giữ thân nhiệt cho trẻ là điều nên làm. Tuy nhiên, việc đội nón để giữ ấm thóp không có tác dụng bảo vệ thóp và giữ ấm cho não.

Trong khung xương đầu, não của trẻ lúc nào cũng chứa dịch não tủy. Nó giúp não giữ được cân bằng nhiệt độ và hoạt động như một lớp “chống sốc” bảo vệ não khi có chấn thương đầu.

Đội nón giữ ấm thóp không có tác dụng bảo vệ thóp. Nguồn ảnh: Pexels

Đội nón giữ ấm thóp không có tác dụng bảo vệ thóp. Nguồn ảnh: Pexels

Nhận biết tình trạng sức khỏe trẻ qua thóp

Khi bé bị tiêu chảy hay một số tình trạng bệnh lý nặng khác thì thóp trẻ có thể xẹp và lõm vào nhiều để chỉ điểm về mức độ mất nước của trẻ. Ngoài ra, một số bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm màng não,… sẽ gây tăng áp lực trong não dẫn đến thóp phồng lên.

Nếu bé không bệnh, không sốt, không bị mất nước do tiêu chảy và bé vẫn bú tốt, vui chơi tốt thì việc thóp có lồi hay lõm cũng là bình thường. Vì lúc này, nó không có giá trị phản ánh sức khỏe của trẻ nên bố mẹ đừng quá lo lắng.

Xem thêm:

  • Ba mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh?
  • Mách ba mẹ cách chăm sóc dây rốn cho trẻ sau khi xuất viện
  • Mách ba mẹ những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

Hy vọng qua những thông tin này, bố mẹ sẽ có thêm kiến thức về thóp trẻ sơ sinh cũng như giải đáp được những thắc mắc bấy lâu nay để chăm sóc trẻ 0 – 1 tuổi tốt hơn. Đặc biệt, bố mẹ nên nhớ, nếu thấy trẻ có những triệu chứng bệnh lý và dấu hiệu bất thường nào ở vùng thóp, bạn hãy đưa bé đến bác sĩ thăm khám ngay nhé!

Ngọc Thanh tổng hợp từ sách “Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng” viết bởi bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo

1. The abnormal fontanel; Kiesler J, Ricer Rick; American Family Physician; 67(12):2547-2552; 2003.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Có nên đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh? Bác sĩ Nhi Khoa giải đáp thắc mắc của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *