Bạn đang xem bài viết: Có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh hay không? Cách lấy an toàn nhất tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Ráy tai là một chất thải được bài tiết ra ống tai ngoài, có tác dụng bảo vệ nhưng cũng có thể gây bít tắc tai và giảm khả năng nghe. Nhiều mẹ bỉm băn khoăn có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh không? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé.
1 Ráy tai là gì? Vai trò của ráy tai
Ráy tai là một chất tiết tự nhiên của cơ thể, gồm các chất nhờn trộn với các tế bào chết và bụi bẩn và tích tụ thành các mảng bám trên da ống tai ngoài. Dưới tác động của lớp nhung mao trên bề mặt của tế bào tuyến, ráy tai hình thành sẽ chuyển từ trong ra ngoài.
Ráy tai đóng vai trò ngăn chặn vi khuẩn, vi nấm tấn công vào các tổ chức bên trong của ống tai ngoài, giảm thiểu sự đe dọa đến thính giác của con người. Ngoài ra, ráy tai còn có chức năng bôi trơn giúp sóng âm thanh truyền đi một cách dễ dàng.
Ráy tai là một lớp chất tiết mỏng tích tụ trên da ống tai ngoài
2 Có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh không?
Thực tế các mẹ không cần lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh thường xuyên. Việc cố loại bỏ ráy tai cho trẻ bằng cách ngoáy tai hoặc sử dụng các vật dụng khác có thể khiến ráy tai đi sâu hơn vào bên trong làm tắc nghẽn lỗ tai. Chưa kể các vật dụng này có thể làm tổn thương đến màng nhĩ của bé, thậm chí gây điếc tạm thời.
Ở trẻ nhỏ, khi ráy tai khô sẽ tự đẩy ra ngoài qua hoạt động ăn uống từ hàm răng. Vì vậy, mẹ không nên lấy ráy tai cho trẻ hằng ngày vì sẽ làm mất đi một yếu tố bảo vệ tự nhiên cho tai bé khỏi bụi bẩn và nhiễm trùng.
Không nên lấy ráy tai cho trẻ thường xuyên
3 Khi nào nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh?
Ráy tai bình thường không cần phải lấy, trừ trường hợp chúng tích tụ quá nhiều làm tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài, gọi là nút ráy tai. Nút ráy tai thường gặp trong trường hợp:
- Trẻ bị tiết ráy tai quá mức: Sẽ có khoảng 5% trẻ em bị tiết ráy tai quá mức, có thể gây tích tụ nhiều ráy tai hơn bình thường.
- Trẻ có ống tai ngoài nhỏ hoặc hình dáng khác thường khiến ráy tai khó thoát ra ngoài.
- Nút ráy tai xuất hiện khi ráy tai bị đẩy sâu vào bên trong ống tai do thói quen sử dụng tăm bông và những vật dụng để lấy ráy tai. Động tác lấy ráy tai chỉ giúp loại bỏ 1 phần ráy tai ở bên ngoài, phần ráy tai còn lại sẽ bị đẩy vào bên trong và hình thành nút ráy tai.
- Thường xuyên đưa ngón tay vào bên trong tai sẽ khiến ráy tai đi sâu hơn và khó lấy ra.
- Sử dụng nhiều máy trợ thính hoặc nút tai: Máy trợ thính và nút tai chắn lối vào của ống tai, khiến ráy tai không rơi ra ngoài được, lâu dần ráy tai tích tụ thành nút ráy tai.
Tăm bông cho bé Niva đầu tròn hộp 400 cây
4 Cách lấy ráy tai cho bé an toàn
Để lấy ráy tai cho bé không đau và an toàn, mẹ nên dùng một chiếc khăn sữa mỏng, sau đó xoắn nhẹ một góc của khăn bông, từ từ đưa vào sâu bên trong. Ráy tai sẽ theo đường xoắn mà đi ra ngoài. Khăn mềm sẽ không làm đau tai bé mà vẫn làm sạch được ráy tai nằm sâu trong tai.
Trong trường hợp tai bé bị trầy xước, đặc biệt là đang bị viêm tai giữa, mẹ không nên dùng tăm bông hoặc các vật dụng khác để lấy ráy tai cho trẻ vì có thể sẽ làm đau trẻ và ảnh hưởng lớn đến tai của bé. Nếu bé cảm thấy khó chịu, cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế để được các nhân viên y tế kịp thời hỗ trợ.
Mẹ cũng có thể thử dùng oxy già pha loãng hoặc nước muối sinh lý để làm mềm ráy tai và thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng, tai cần lấy ráy tai hướng lên trên.
- Bước 2: Dùng bơm tiêm nhựa không kim hút dung dịch oxy già pha loãng hoặc nước muối sinh lý chuyên dụng vào ống.
- Bước 3: Nhỏ hỗn hợp này vào tai cho đến khi ngập ống tai ngoài khoảng từ 5 – 10 giọt. Sau đó giữ bé nằm im trong vòng 5 phút.
- Bước 4: Nghiêng đầu bé theo hướng ngược lại để thuốc chảy ra khỏi tai, phần ráy tai đã được phân hủy bởi dung dịch rửa tai cũng sẽ được trôi ra ngoài theo.
Khăn sữa sợi tre KACHOOBABY 2 lớp 30×30 cm
5 Lưu ý khi lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh
Khi lấy ráy tai cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:
- Sử dụng dụng cụ ngoáy tai chuyên dụng để lấy ráy tai cho trẻ.
- Không nên sử dụng tăm bông ngoáy sâu vào bên trong tai bé hoặc chỉ nên dùng tăm bông để vệ sinh bên ngoài vành tai cho bé.
- Không nên dùng thuốc nhỏ ráy tai cho trẻ khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Nên đưa trẻ đến trạm y tế nếu ráy tai trẻ quá khó lấy.
Ráy tai cho bé KuKu KU3020
- Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh? 3 cách vệ sinh gỉ mũi an toàn
- Có nên dùng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh không? Những lưu ý khi hút mũi cho bé
- Có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không? Những điều cần lưu ý
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin bổ ích về việc mẹ có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh không. Nếu có thắc mắc gì thì hãy liên hệ với truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn qua website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh hay không? Cách lấy an toàn nhất của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.