Máy tính để bàn cũ luôn được người tiêu dùng săn đón bởi đây là những chiếc máy tính giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho người dùng. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu có nên mua máy tính để bàn cũ không và kinh nghiệm chọn mua máy tính để bàn cũ nhé!
1Lý do nên mua máy tính để bàn cũ
Giá thành rẻ hơn so với mặt bằng chung
Khi chọn mua máy tính để bàn cũ thì thông thường các linh kiện sẽ rẻ hơn từ 10 – 70% so với giá thành mà bạn mua mới. Chi tiết như sau:
- Đối với CPU thường có khả năng giữ giá rất tốt nên các loại cũ chỉ rẻ hơn khoảng 10 – 20% so với CPU của các máy tính mới.
- Card màn hình, GPA cũ thường mất giá rất nhanh, nên khi mua cũ chúng thường chỉ có giá bằng một nửa so với mua mới.
Vì vậy, khi bạn chọn máy tính để bàn cũ với cấu hình tương đương với một máy mới, bạn có thể tiết kiệm lên đến 50% chi phí so với việc mua máy tính mới.
Đối với các dòng máy 99% thì máy tính để bàn cũ thường có mức giá chênh lệch từ 10 – 30%. Bên cạnh đó, máy đã sử dụng qua một thời gian lâu sẽ có mức giá rẻ hơn từ 30 – 50% giá trị của máy mới.
Máy cũ nhưng chất lượng không chênh lệch nhiều
Hầu hết các sản phẩm, linh kiện của máy cũ được nhập khẩu từ nước ngoài, hay mua lại từ những người có nhu cầu lên đời cấu hình máy tính hoặc thay đổi mục đích sử dụng, họ có thể bán sau 1 – 2 tháng từ lúc mua máy. Đặc biệt, có những dòng máy tính cũ còn nguyên zin lên tới 99%.
Bên cạnh đó, nếu chọn mua các dòng máy cũ xuất xứ từ siêu thị, hay những cửa hàng bán máy tính uy tín như hệ thống siêu thị truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hay Thế Giới Di Động, thì sẽ đảm bảo về chất lượng linh kiện cũng như các chế độ bảo hành riêng cho từng sản phẩm.
Nhiều lựa chọn về linh kiện và kiểu dáng
Trên thực tế, các hãng sẽ thường xuyên ra mắt sản phẩm mới và ngưng sản xuất những mẫu mã cũ, do đó mà bạn không thể tìm mua lại những linh kiện cũng như kiểu dáng máy mà mình ưa thích khi chọn mua máy mới.
Máy tính cũ luôn chiếm ưu thế hơn về đa dạng cấu hình và kiểu dáng so với các dòng máy tính mới. Vì thế, bạn chỉ có thể chọn máy tính cũ nếu muốn lắp ráp linh kiện và kiểu dáng theo đúng nhu cầu và sở thích của mình.
Đặc biệt, thợ sửa máy tính có thể dễ dàng lên đời, nâng cấp các thiết kế của máy tính cũ cho người dùng sao cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng.
Nhiều sản phẩm không thể mua mới trên thị trường
Các sản phẩm, linh kiện máy mới hiện nay đều đã được nâng cao chất lượng và thiết kế. Tuy nhiên, máy tính để bàn cũ cũng sở hữu thiết kế rất riêng, đa dạng từ phong cách cổ điển cho đến hiện đại nhưng không còn được sản xuất.
Chính vì vậy, nhiều sản phẩm máy tính để bàn cũ sẽ thuộc hàng “hiếm”, “độc lạ” và không thể mua mới trên thị trường.
Thỏa mãn thú vui săn đồ cũ
Hiện nay có rất nhiều website hoặc group nhóm chuyên mua bán máy tính để bàn cũ. Đối với những người thích mua đồ cũ, việc có thể trao đổi kinh nghiệm về việc mua máy tính trên các hội nhóm cũng là một thú vui của họ.
2Kinh nghiệm chọn mua máy tính để bàn cũ
Tìm hiểu nguồn gốc của máy cũ
Tại thị trường Việt Nam, máy tính để bàn cũ sẽ có 3 loại nguồn gốc, xuất xứ như sau:
- Hàng thanh lý của các công ty, phòng game, hàng mới tồn kho của những công ty máy tính lớn, từ cá nhân người dùng.
- Hàng máy tính để bàn đồng bộ nhập khẩu cũ từ Mỹ, Nhật của các thương hiệu nổi tiếng như: HP, Apple, IBM,…
- Hàng linh kiện được nhập khẩu từ Trung Quốc có linh kiện hỏng lỗi, nhái được tân trang sửa chữa lại.
Tùy vào khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể chọn PC cũ có nguồn gốc phù hợp.
Kiểm tra bo mạch chủ (mainboard)
Để kiểm tra bo mạch chủ của máy tính để bàn, trước tiên bạn nên xem kỹ trên bo mạch chủ chính có tụ nào bị phồng lên hay không. Nếu trong thùng máy bạn không thể xem được vì lý do nào đó thì bạn có thể thực hiện cách sau:
Thực hiện tắt máy và khởi động máy vài lần, nếu trong quá trình này máy vẫn hoạt động bình thường thì 80% bo mạch chủ vẫn hoạt động tốt.
Kiểm tra ổ cứng
Đối với phần ổ cứng của máy tính để bàn cũ, khi mua bạn không nên kiểm tra đơn giản dung lượng Windows Explorer vì cách này người bán thường có những phương thức hợp thức hóa những máy có ổ cứng bị lỗi như: cắt bỏ phân vùng bị lỗi hoặc không cài hệ điều hành vào phân vùng bị lỗi để tốc độ máy vẫn bình thường.
Bạn nên thực hiện cách đơn giản để kiểm tra phần ổ cứng như sau: kích chuột phải vào mục My Computer > Chọn Manage > Chọn Storage > Chọn Disk Management. Nếu màn hình hiện như hình dưới có nghĩa là máy đã phân vùng bị cắt. Đây chính là lúc bạn nên cân nhắc trước khi mua máy.
Kiểm tra bộ nguồn của máy tính
Bộ nguồn là thiết bị phần cứng vô cùng quan trọng, nó giúp cung cấp điện cho các bộ phận khác của máy tính giúp đáp ứng đầy đủ năng lượng cho máy. Vì vậy bạn nên kiểm tra xem nguồn máy tính có hoạt động có ổn định không và có cung cấp năng lượng đầy đủ cho các bộ phận khác hay không.
Kiểm tra toàn bộ các vùng nhớ của ổ đĩa cứng
Để kiểm tra kỹ càng hơn về ổ đĩa cứng của máy tính để bàn, bạn hãy khởi động máy bằng đĩa khởi động Hirent Boot:
Chọn công cụ Hard Disk Tool > Chọn Victoria > Thực hiện gõ phím P chọn Primary > Nhấn phím F4 để chương trình có thể kiểm tra các vùng từ đầu đến cuối của máy tính.
Nếu có lỗi màn hình sẽ hiện màu đỏ hoặc đánh dấu X, vùng màn hình có tốc độ đọc chậm sẽ có ô màu xanh.
Khi bạn nhìn xuống góc phải bên dưới sẽ thấy tốc độ đọc/ghi của ổ đĩa. Nếu tốc độ 20.000 Kb/s trở lên thì ổ cứng có thể dùng được.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra bằng cách khởi động máy bình thường, thực hiện cài phần mềm Victoria for Windows. Thực hiện thao tác mở phần mềm lên phần Standard.
Chọn model ổ cứng hiển thị > Tab Smart chọn Get Smart (phần quản lý thông tin của HDD). Nếu hiện thông báo GOOD nghĩa là ổ cứng hoạt động tốt. Ngược lại nếu báo BAD là ổ cứng đó có vấn đề.
Kiểm tra dung lượng bộ nhớ RAM
Để kiểm tra dung lượng bộ nhớ RAM, bạn có thể sử dụng cách ép máy cho chạy nhiều ứng dụng, phần mềm cùng một lúc để máy sử dụng tối đa bộ nhớ RAM đang có. Với cách này bạn có thể kiểm tra bộ nhớ có bị lỗi ở bất cứ ô nhớ nào hay không.
Bạn có thể bật nhiều cửa sổ Windows Explorer cho đến khi máy báo đầy bộ nhớ, nếu máy tính không bị khởi động lại hay không bị màn hình xanh thông báo lỗi là ổn.
Kiểm tra màn hình của máy
Màn hình máy tính sau một thời gian sử dụng thường bị mờ, độ sáng không ổn định, hay bị chớp tắt hoặc bị thu nhỏ. Khi bạn bật màn hình thì hình ảnh gom thành một điểm nhỏ ở giữa sau đó mới từ từ bung ra toàn màn hình thì đây là dấu hiệu của màn hình đã gần hết tuổi thọ.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra nút vật lý của màn hình có bị liệt không, kiểm tra thử độ sáng tối, độ tương phản để xem có màn hoạt động tốt hay không.
Kiểm tra bàn phím, chuột và các phụ kiện đi kèm
Ngoài những yếu tố trên bạn cũng nên kiểm tra bàn phím, chuột và các phụ kiện đi kèm khác. Đối với bàn phím bạn nên kiểm tra tất cả các phím xem phím nào có liệt không, nếu có phím có dấu hiệu liệt thì bạn nên cân nhắc khi mua.
Bạn hãy thử dùng thử chuột để kiểm tra các dấu hiệu như: chuột bị nhảy lung tung, hiện tượng di mãi không chạy,…. Nếu có xuất hiện bất kì trường hợp bất ổn nào thì bạn không nên mua phụ kiện đó.
Chọn nơi mua uy tín, bảo hành rõ ràng
Bạn nên cân nhắc chọn mua máy tính để bàn cũ ở những cửa hàng uy tín, có độ phủ cao trên thị trường, thời gian bảo hành rõ ràng, cùng với những chính sách ưu đãi cho khách hàng để nhận được dịch vụ tốt nhất.
Nhìn chung, máy tính để bàn cũ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo với học sinh, sinh viên có mức tài chính tương đối nhưng vẫn muốn mua được sản phẩm có cấu hình tốt, đáp ứng được nhu cầu học tập. Hoặc những người dùng có nhu cầu sưu tầm, hay thường xuyên thay đổi linh kiện thì một chiếc máy tính bàn cũ chính là sự lựa chọn hoàn hảo.
- Cam kết 100% sản phẩm chính hãng.
- Bảo hành chính hãng từ 2.5 – 21 tháng.
- Đổi trả tháng đầu tiên với các sản phẩm bị lỗi kĩ thuật.
- Đổi trả và bảo hành cực dễ chỉ cần số điện thoại.
- Hỗ trợ hướng dẫn, tư vấn qua tổng đài miễn phí 1800.1061 (7:30 – 22:00)
(Chính sách bảo hành được cập nhật vào 01/09/2022, có thể thay đổi theo thời gian. Bạn có thể xem thêm thông tin mới cập nhật tại đây.)
- Hướng dẫn cách lựa chọn linh kiện để lắp ráp máy tính cá nhân (PC) chuẩn nhất.
- Các tiêu chí chọn mua máy tính bộ cho văn phòng, gia đình, học sinh
- Tư vấn chọn mua PC Gaming (máy tính chơi game) chuẩn nhất
Vậy là truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã chia sẻ tới bạn có nên mua máy tính để bàn cũ không và một số kinh nghiệm chọn mua máy tính để bàn cũ. Nếu có bất kì thắc mắc gì, đừng ngại để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh chóng nhé!