Bạn đang xem bài viết: Có nên nằm than sau sinh? Biện pháp giữ ấm cho mẹ và bé an toàn tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Có nên nằm than sau sinh không là câu hỏi của nhiều mẹ sau khi sinh. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ trả lời và đưa ra biện pháp giữ ấm cho mẹ và bé trong bài viết.
1Tập tục nằm than sau sinh bắt nguồn từ đâu?
Để trả lời cho câu hỏi có nên nằm than sau sinh, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chia sẻ một chút về tập tục xưa của người Việt. Theo tục lệ xưa, các các bà mẹ sau sinh thường được cho ở cữ riêng biệt trong một căn chòi hoặc nhà cất tạm nên thường bị gió lùa tạo ra cảm giác rét buốt và cần đến việc nằm than ép bụng sau sinh.
Nằm than sau sinh có tốt không là câu hỏi của nhiều bà mẹ
Ngoài ra, vì thời xưa thiếu thốn cơ sở vật chất nên việc vệ sinh thân thể và giữ ấm cho mẹ và bé sau sinh chưa được tốt. Việc nằm than sau sinh sẽ giúp giảm đi mùi tanh của sản dịch.
Nằm than sau sinh còn giúp giữ ấm cho cơ thể bé trong thời tiết mùa đông.
2Lợi ích của việc nằm than sau sinh theo dân gian
Theo người xưa truyền lại rằng việc nằm than sau sinh sẽ mang lại tác dụng:
Các bà mẹ thường mất khoảng 300 – 500ml máu khi chuyển dạ sinh con nên sau sinh các bà mẹ thường cảm thấy lạnh và cần được giữ ấm và nằm than để máu huyết lưu thông tốt hơn.
Nằm than giúp các bà mẹ sau sinh nhanh hồi phục, cơ thể của bé nhanh cứng cáp
Các bà mẹ sau sinh nếu nằm than, hơ lửa, kiêng ra gió, kiêng đụng nước, kiêng vận thì sau này sẽ không bị đau nhức mình mẩy, không són tiểu sau sinh.
3Nguy cơ tiềm ẩn khi nằm than sau sinh
Việc nằm than sau sinh thật ra chỉ là tập tục theo kinh nghiệm người xưa. Trên thực tế, theo y học hiện đại thì việc nằm than sau sinh khiến cả mẹ và bé đều phải đối diện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn như:
Ngộ độc khí CO và CO2
CO và CO2 là hai loại khí độc có nguy cơ gây tử vong cao nếu mẹ và bé hít nhiều. Trong trường hợp nhẹ thì vẫn gây ảnh hưởng lên hệ hô hấp, gây viêm phổi.
Nguy cơ gây bỏng
Thông thường bếp than sẽ được đặt ngay dưới gầm giường hoặc gần chỗ nằm khiến cho cả mẹ và bé có nguy cơ cao bị bỏng. Nhiệt độ từ bếp than không ổn định nên nếu mẹ không cẩn thận sẽ dễ bị bỏng.
Gây khô da, mệt mỏi
Đối với những bà mẹ có cơ thể nhạy cảm, nhiệt độ từ bếp than thay đổi đột ngột làm cơ thể khô da, mệt mỏi hơn.
Nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ
Nằm than sau sinh dễ dẫn đến hỏa hoạn vì lửa từ lò than có thể bén vào màn, chăn, giường gây cháy, bỏng, thậm chí tử vong do không dập lửa được kịp thời.
4Bộ phần cần giữ ấm cho bé sơ sinh
Bé sơ sinh cơ thể yếu ớt cần bảo vệ và giữ ấm kỹ lưỡng ở các khu vực sau:
Bàn tay
Bàn tay là một trong những khu vực giúp mẹ nhận biết được cơ thể của bé đã đủ ấm hay chưa. Độ ấm của lòng bàn tay phản ánh chính xác độ ấm bên trong cơ thể của bé. Do đó, mẹ nên đặc biệt chú ý việc giữ ấm cho đôi bàn tay của bé khi trời lạnh.
Bé sơ sinh cơ thể yếu ớt cần giữ ấm bàn tay
Bàn chân
Bàn chân là nơi hội tụ hệ thống mạch máu lưu thông trong cơ thể và cũng là nơi chứa nhiều huyệt đạo nhất. Việc giữ ấm cho đôi bàn chân giúp cho tình trạng lưu thông huyết trong cơ thể bé ổn định hơn, đồng thời tạo ra lượng nhiệt sưởi ấm cơ thể.
Bàn chân của bé cũng cần được giữ ấm
Bụng và lưng
Phần bụng được giữ ấm giúp bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa còn yếu ớt của bé. Giữ ấm phần bụng được xem là một trong những cách làm hiệu quả bảo vệ các con tránh bị đau bụng hoặc bị ảnh hưởng xấu đến đường ruột, gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Lưng đóng vai trò là khu vực giữ ấm cho phổi và hệ hô hấp của bé. Trong quá trình giữ ấm cho bé sơ sinh, mẹ nên tập trung chú ý đến phần lưng. So với tay, chân hoặc bụng, phần lưng nên được giữ ấm vừa đủ do bé thường xuyên được bế và nằm.
Mẹ cũng nên lau lưng cho bé thường xuyên vì nếu mồ hôi thấm ngược vào da có thể gây viêm phổi hoặc cảm lạnh.
5Biện pháp giữ ấm cho bé sơ sinh an toàn
Dưới đây là các gợi ý về cách giữ ấm cho bé sơ sinh an toàn, đơn giản:
Quy tắc 4 ấm 1 lạnh
Quy tắc giữ ấm cho bé sơ sinh mang tên “4 ấm – 1 lạnh” được hiểu đơn giản là tay ấm – chân ấm – lưng ấm – bụng ấm và đầu lạnh. Điều này có nghĩa là mẹ nên tập trung giữ ấm cho 4 khu vực quan trọng của bé là tay, chân, lưng và bụng.
Đối với phần đầu của bé, các mẹ không nên bịt quá kín mà nên giữ cho đầu bé có độ khô thoáng nhất định. Mẹ có thể đội thêm mũ len để tránh gió cho bé mỗi khi mang bé đi ra ngoài.
Giữ ấm khi ngủ
Khi ngủ, mẹ nên mặc cho bé những quần áo có chất liệu từ cotton mềm mại, thông thoáng và một chiếc áo len mỏng khoác bên ngoài. Tuy nhiên, mẹ không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé dễ gây nên cảm giác khó chịu cho bé.
Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến nhiệt độ phòng, mức nhiệt độ lý tưởng là khoảng 28 độ C và tránh để gió vào phòng quá nhiều hoặc để phòng quá ngộp.
Giữ ấm khi tắm
Vào mùa đông, mẹ chỉ nên tắm cho bé từ ba lần trở xuống mỗi tuần và khoảng thời gian tắm tốt nhất là từ 10h đến 10h20 hoặc 13h đến 16h. Khi tắm cho bé, mẹ không nên để bé tiếp xúc với nước quá lâu, chỉ nên kéo dài từ 5 đến 7 phút và cần chú ý nhiệt độ nước phù hợp để không gây bỏng da.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng thêm các thiết bị sưởi ấm như lò sưởi, máy sưởi để không khí trong phòng ấm áp hơn.
Giữ ấm khi ra ngoài
Với thời tiết mùa đông, các mẹ cần đặc biệt chú ý giữ ấm cho bé sơ sinh khi cho bé ra ngoài. Mẹ nên mang theo đầy đủ các phụ kiện như bao tay, bao chân, mũ, khăn trùm.
Đối với những chuyến đi xa, mẹ nên xem xét về phương tiện, thời gian và địa điểm di chuyển để bé không bị mệt. Nếu tiết trời nắng ấm, mẹ nên đem theo các phụ kiện hỗ trợ bảo vệ bé khỏi các tia nắng mặt trời.
6Biện pháp giữ ấm cho mẹ sau sinh
Với bà mẹ, cần tuân thủ các biện pháp giữ ấm đơn giản như sau:
Giữ ấm cơ thể
Chuẩn bị trang phục đầy đủ để giữ ấm vào mùa đông như áo ấm, khăn choàng cổ, tất, mang bao tay, mũ và nằm trong căn phòng kín gió.
Mẹ nên dùng thêm lò sưởi, thiết bị sưởi nếu sinh sống ở vùng có mùa đông lạnh giá. Mẹ có thể thay thế phương pháp nằm than sau sinh bằng việc sử dụng các thiết bị sưởi an toàn hơn như đèn tỏa nhiệt.
Chế độ ăn khoa học, cân bằng
Chế độ ăn hằng ngày của mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết, tránh kiêng khem thái quá dẫn đến cơ thể thiếu chất, suy nhược.
Massage làm ấm
Phụ nữ sau sinh cần được massage để giữ ấm cơ thể. Mẹ có thể dùng rượu ngâm gừng nghệ hoặc ngâm riêng từng thứ để massage sau sinh.
Giữ vệ sinh cá nhân
Các bà mẹ sau sinh cần tắm gội, giữ cơ thể sạch sẽ, nhất là vệ sinh vùng kín vì đây sẽ là nơi dễ bị nhiễm khuẩn. Mẹ có thể tắm gội thường xuyên bằng nước ấm có pha dầu tràm hoặc các sản phẩm xông tắm cho các bà mẹ sau sinh. Sau khi gội đầu, mẹ cần dùng máy sấy hoặc khăn mềm để tóc khô nhanh.
Vận động hợp lý
Theo các bác sĩ sản khoa, việc mẹ vận động sớm sau sinh giúp các cơ quan hoạt động và sinh nhiệt từ đó giúp làm ấm cơ thể, kích thích máu huyết lưu thông thông tốt hơn, quá trình phục hồi sau sinh diễn ra nhanh hơn, vết thương mau lành, tránh táo bón. Tuy nhiên, mẹ không nên chơi các môn thể thao dùng quá nhiều sức.
- Sinh mổ bao lâu thì nịt bụng về dáng được? Mẹ bầu cần lưu ý ngay!
- Mách mẹ top các loại thực phẩm không nên ăn khi đang cho con bú
- Gợi ý cách chữa tắc tia sữa, mẹ bầu click vào để xem lưu ý nhé
7Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn mong các mẹ đã tìm được các biện pháp giữ ấm khác nhau và biết câu trả lời cho câu hỏi có nên nằm than sau sinh không. Chúc mẹ nhanh phục hồi sức khỏe sau sinh tốt và có một hành trình làm mẹ ý nghĩa.
Linh Linh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Anh Thư
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Có nên nằm than sau sinh? Biện pháp giữ ấm cho mẹ và bé an toàn của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.