Có thai bao lâu thì buồn nôn? Mẹo giảm buồn nôn công hiệu, mẹ chớ bỏ qua

Bạn đang xem bài viết: Có thai bao lâu thì buồn nôn? Mẹo giảm buồn nôn công hiệu, mẹ chớ bỏ qua tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Buồn nôn và nôn mửa ảnh hưởng đến khoảng 85% phụ nữ mang thai. Có thai bao lâu thì buồn nôn là câu hỏi nhiều mẹ bầu thắc mắc. Cùng chuyên mục Thai kỳ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay về triệu chứng này cũng như cách kiểm soát nhé!

Triệu chứng buồn nôn thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ hoặc đối với một số mẹ là trong suốt cả thai kỳ. Một dạng nghiêm trọng của tình trạng này là nôn ra máu, dẫn đến cơ thể mẹ thiếu hụt dinh dưỡng và mất nước.

1Buồn nôn và nôn mửa khi mang thai có phải là dấu hiệu tốt?

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine cho biết: một trong những triệu chứng giảm nguy cơ sẩy thai là buồn nôn và nôn mửa.

Một nghiên cứu của Canada tuyên bố rằng phụ nữ bị ốm nghén có khả năng sinh ra những đứa trẻ thông minh. Dù vậy, mang thai mà không có bất kỳ dấu hiệu ốm nghén nào cũng là điều rất bình thường.

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ những mẹo kiểm soát cơn buồn nôn khi mang thai hay và hiệu quả nhất
Nhiều mẹ gặp vấn đề buồn nôn và nôn mửa khi mang thai. Nguồn ảnh: canva

Nhiều mẹ gặp vấn đề buồn nôn và nôn mửa khi mang thai. Nguồn ảnh: canva

2 Triệu chứng nôn mửa bắt đầu khi nào?

Mẹ có thể bắt đầu cảm thấy buồn nôn từ tuần thứ tư đến thứ sáu, tức là tam cá nguyệt đầu tiên. Đây là khoảng thời gian sau khi trứng làm tổ trong tử cung. Vào khoảng tháng thứ hai, buồn nôn và nôn có thể lên đến đỉnh điểm. Từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 18, tình trạng này có thể thuyên giảm. Trong một số trường hợp, triệu chứng nôn có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng hoặc thậm chí cho đến khi chuyển dạ và sinh nở.

Có thể bạn quan tâm: 30 Dấu hiệu mang thai sớm phổ biến và chuẩn xác nhất

3 Hyperemesis gravidarum – chứng nôn nghén nặng là gì?

Hyperemesis gravidarum (HG) là chứng nôn nghén nặng với triệu chứng nôn mửa quá nhiều (hơn 3 lần/ ngày) khi mang thai. Cứ 100 phụ nữ thì có khoảng một người gặp phải tình trạng ốm nghén nghiêm trọng này. Mẹ thường nôn nghén nặng từ 5 đến 10 tuần đầu của thai kỳ và có thể biến mất vào tuần thứ 20.

Xác định HG thông qua:

  • Miệng khô
  • Tim đập nhanh hơn
  • Đi tiểu ít hơn
  • Cực kỳ khát nước
  • Huyết áp thấp
  • Giảm cân quá mức

Chứng nôn nghén nặng có thể chỉ ra những bất thường của thai nhi như thể tam bội, thể tam nhiễm 21, thai nhi bị dị tật và vô tính.

Có thể bạn quan tâm: Dị tật bẩm sinh ở trẻ mẹ cần lưu ý và hướng điều trị thích hợp

4 Phân biệt chứng nôn nghén nặng HG và ốm nghén

Mặc dù HG và ốm nghén nghe có vẻ giống nhau, nhưng HG khác nhiều so với ốm nghén. Cụ thể:

  • Ốm nghén có triệu chứng nôn mửa vừa phải. Chứng nôn nghén nặng có triệu chứng nôn mửa dữ dội.
  • Khoảng 80% phụ nữ mang thai gặp phải triệu chứng ốm nghén, trong khi chỉ có khoảng 1 – 1,5% phụ nữ mang thai gặp phải chứng nôn nghén nặng.
  • Ốm nghén giảm dần theo tuần thứ 12 của thai kỳ hoặc sớm hơn còn chứng nôn nghén nặng có thể kéo dài suốt thai kỳ.
  • Triệu chứng ốm nghén không gây giảm cân còn chứng nôn nghén nặng gây ra giảm cân rõ rệt.
  • Ốm nghén có thể buồn nôn và nôn nhưng vẫn còn thức ăn trong dạ dày, còn chứng nôn nghén nặng thì không.
  • Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp giảm nôn mửa do ốm nghén. Còn chứng nôn nghén nặng có thể phải nhập viện và điều trị y tế.
Chứng nôn nghén nặng HG và ốm nghén gây nhiều ảnh hưởng đến mẹ. Nguồn ảnh: canva

Chứng nôn nghén nặng HG và ốm nghén gây nhiều ảnh hưởng đến mẹ. Nguồn ảnh: canva

Bài viết liên quan: Probiotic hay men vi sinh, phương pháp hiệu quả cải thiện chứng ốm nghén ở bà bầu

5 Nguyên nhân của nôn mửa và buồn nôn khi mang thai

Lý do chính xác của chứng ốm nghén hoặc nôn nghén nặng chưa được nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng mức hCG tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ gây ra buồn nôn và nôn. Ngoài ra, lượng hormone tăng cao còn làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến ợ nóng, khó tiêu, trào ngược axit, khiến mẹ có triệu chứng buồn nôn.

Các lý do khác có thể gây ra ốm nghén là:

  • Các hormone estrogen và progesterone có thể tăng sự nhạy cảm của khứu giác, dẫn đến buồn nôn và nôn
  • Nếu mẹ bị căng thẳng khi mang thai thì tình trạng ốm nghén có thể trầm trọng thêm
  • Hệ tiêu hóa của mẹ không quen với chế độ ăn nhiều chất béo, gây nên buồn nôn.
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) dạ dày
  • Các nghiên cứu siêu âm cho thấy nôn và buồn nôn nghiêm trọng ở những phụ nữ có hoàng thể nằm ở buồng trứng phải, do nồng độ steroid sinh dục cao hơn
  • Mẹ có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng nôn nghén trong khi mang thai do di truyền
  • Mẹ mang thai sau 30 tuổi
  • Mang thai hiếm gặp và bất thường, ví dụ như mang thai trứng
  • Mang đa thai, nhau thai phát triển lớn hơn. Có sự gia tăng mức độ hormone estrogen, progesterone và hcg dẫn đến nôn mửa nhiều hoặc ốm nghén nghiêm trọng
  • Cường giáp hoặc suy giáp
  • Các tình trạng như tăng huyết áp thai kỳ, đau nửa đầu và tiểu đường thai kỳ
  • Thừa cân
  • Say tàu xe
  • Mang thai con gái
Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Bầu uống thuốc say xe được không?

6 Các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa khi mang thai

Những triệu chứng có thể đi kèm với ốm nghén gồm:

  • Ăn không ngon
  • Trầm cảm thai kỳ
  • Không thích mùi thức ăn
  • Mất nước, suy nhược và choáng váng
  • Giảm cân trong trường hợp nôn nghén nặng
  • Nhiễm ceton – một tình trạng nghiêm trọng trong đó số lượng ceton (một chất độc hại) trong máu và nước tiểu tăng lên do nôn mửa quá nhiều

Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều nhất trải qua những triệu chứng này và với cường độ như nhau. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, ốm nghén có thể trở nên trầm trọng (HG) và có thể phải nhập viện.

Có thể bạn quan tâm: Bầu uống bao nhiêu nước là đủ? Tham khảo tại đây

7 Trường hợp cần liên hệ bác sĩ

Đôi khi, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay cả khi gặp tình trạng đơn giản như ốm nghén, nếu:

  • Nôn mửa kéo dài cả ngày khiến mẹ không thể ăn uống được
  • Chất nôn của mẹ có màu nâu hoặc có máu
  • Mẹ bị đau đầu, sụt cân, chóng mặt và giảm đi tiểu
  • Mẹ không chịu được mùi
  • Mẹ bị tăng nhịp tim, mệt mỏi và lú lẫn
  • Nôn mửa dữ dội tiếp tục vào tháng thứ tư của thai kỳ
  • Mẹ giảm từ 1kg trở lên
  • Mẹ bị đau bụng, sốt, nhức đầu hoặc sưng ở phía trước cổ
Mẹ bị nôn nghén nặng cân liên hệ bác sĩ. Nguồn ảnh: canva

Mẹ bị nôn nghén nặng cân liên hệ bác sĩ. Nguồn ảnh: canva

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng nôn nghén.

8 Điều trị buồn nôn và nôn mửa khi mang thai

Các phương pháp điều trị ốm nghén được áp dụng gồm:

  • Nôn nhiều dẫn đến mất nước. Do đó, mẹ sẽ được truyền dịch qua đường tĩnh mạch để duy trì sự cân bằng trong cơ thể.
  • Cho ăn qua ống để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Trong đó, một ống được đưa từ mũi vào dạ dày mang các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Cung cấp dinh dưỡng cân bằng và phức hợp cho bệnh nhân qua đường tĩnh mạch. Nó được yêu cầu để điều trị các trường hợp nặng của HG.
  • Bấm huyệt để giảm ốm nghén thông qua các điểm ấn ở dây đeo cổ tay.
  • Thôi miên giúp kiểm soát những thay đổi tâm lý không tự chủ của bệnh nhân.

Trước khi sử dụng cách tiêm tĩnh mạch và đường ống, bác sĩ sẽ cố gắng giảm thiểu tình trạng của mẹ thông qua các loại thuốc an toàn cho thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Bà bầu uống thuốc cảm có an toàn không?

Các loại thuốc trị nôn nghén cho mẹ

  • Vitamin B6 và doxylamine là thuốc không kê đơn, được dùng kết hợp hoặc riêng biệt tùy thuộc vào tình trạng của mẹ. Uống vitamin B6 với liều lượng từ 10mg – 25mg cách nhau 8 giờ giúp giảm nôn mửa. Doxylamine giúp mẹ ngủ ngon, giảm cảm giác khó chịu. Sự kết hợp giữa vitamin B6 và doxylamine giúp giảm 70% tình trạng nôn mửa và an toàn để sử dụng trong tam cá nguyệt đầu tiên
  • Thuốc chống nôn được bác sĩ kê đơn nếu vitamin B6 và doxylamine không hiệu quả. Thông thường, Chlorpromazine và Prochlorperazine là thuốc chống nôn được khuyên dùng để điều trị buồn nôn và nôn
  • Các loại thuốc chống nôn khác an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai là promethazine, metoclopramide (Maxolon), cyclizine (Valoid), ondansetron (Zofran), domperidone (Motilium), và prednisolone (một loại steroid)
  • Thuốc kháng histamine nhắm vào hệ thống tiền đình để giảm cảm giác nôn mửa. Những loại thuốc này bao gồm meclizine (Antivert), Diphenhydramine (Benadryl) và dimenhydrinate.
  • Thuốc chống kích thích ruột bao gồm metoclopramide (Reglan), thường được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với vitamin B6. Chúng làm tăng sự vận chuyển của dạ dày và áp lực cơ vòng thực quản dưới, do đó kiểm soát được tình trạng nôn mửa.
  • Thuốc giảm axit có thể sử dụng nếu mẹ bị trào ngược axit.

Các mẹ đừng quên sử dụng thuốc theo hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ.

9 Mẹo kiểm soát nôn mửa khi mang thai

Cảm giác buồn nôn và nôn khi mang thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Dưới đây là một số mẹo để giúp mẹ giảm nôn:

  • Ăn các bữa nhỏ cách 2 giờ/ lần giúp dạ dày của mẹ ổn định
  • Ăn thực phẩm có nhiều carbohydrate như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc và gạo. Các loại thực phẩm giàu protein như đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng và thịt nạc cũng có tác dụng giảm ốm nghén
  • Khi thức dậy vào buổi sáng, hãy ăn một ít bánh quy giòn và nghỉ ngơi trong khoảng nửa giờ. Bánh quy giòn là một nguồn cung cấp carbohydrate dồi dào.
  • Thức ăn ở nhiệt độ phòng hoặc thức ăn nguội có ít mùi thơm sẽ giúp ngăn ngừa cảm giác buồn nôn. Hơn nữa, mẹ nên cắt giảm thức ăn cay, chua, béo và đồ chiên rán để khắc phục cảm giác nôn mửa.
  • Ăn các loại trái cây như chuối, kiwi, dưa hấu, táo cắt miếng hoặc trái cây sấy khô để tăng lượng chất xơ. Đồng thơi, mẹ cần ăn các loại rau như cà rốt, cần tây, dưa, chanh và súp lơ để khắc phục tình trạng mất nước và táo bón.
  • Uống ít nhất 2 lít nước và các loại thực phẩm chứa nước mỗi ngày. Không uống trong hoặc ngay sau bữa ăn mà nên uống cách nhau một hoặc hai giờ. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng trào ngược dạ dày và đầy hơi.
  • Đồ uống lạnh có thể giúp giảm bớt cảm giác nôn mửa. Mẹ cũng có thể uống trà thảo mộc, nước chanh và nước khoáng. Trong trường hợp nôn quá nhiều, mẹ có thể uống nước điện giải. Những thức uống này sẽ giúp bổ sung lượng khoáng chất đã mất cho cơ thể.
  • Tránh các tác nhân như đi xe hơi, mùi nước hoa. Nên mở cửa sổ để có không khí trong lành.
  • Mẹ hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
  • Từ từ đứng dậy và ngồi trong vài phút trước khi xuống giường.
Có thể bạn quan tâm: Cùng chuyên gia trả lời câu hỏi: Mẹ bầu ăn cay có sao không?

10 Các thực phẩm cần tránh để giảm nôn nghén khi mang thai

  • Tránh xa thực phẩm có mùi thơm gây cảm giác buồn nôn
  • Tránh thức ăn chiên và béo vì dạ dày sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa
  • Cắt giảm thức ăn có đường và đồ uống ngọt có thể gây ra cảm giác nôn mửa
  • Tránh các loại thực phẩm có tính axit có thể gây khó chịu cho dạ dày
  • Tránh đồ uống có ga, caffein và cồn
Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu cần lưu ý những ảnh hưởng của việc sử dụng rượu trong thai kỳ
Chú ý chế độ ăn uống để giảm nôn nghén khi mang thai. Nguồn ảnh: canva

Chú ý chế độ ăn uống để giảm nôn nghén khi mang thai. Nguồn ảnh: canva

11 Làm thế nào để ngăn ngừa buồn nôn sau bữa ăn?

  • Tránh ngủ ngay sau khi ăn vì sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa
  • Đánh răng và súc miệng nhiều lần trong ngày để tránh hôi miệng. Mùi hôi có thể gây buồn nôn trở lại.

12 Kết luận

Xem thêm:

  • Mẹ bầu bị nhạt miệng khi mang thai – Giải mã nguyên nhân và gợi ý mẹo giúp mẹ bầu ăn ngon miệng
  • Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để giảm đường huyết? Những lưu ý mẹ bầu cần nằm lòng
  • Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý ? Gợi ý chế độ ăn uống vào con không vào mẹ

Ốm nghén, nôn mửa là một giai đoạn mà nhiều mẹ gặp phải trong thai kỳ. Mẹ đừng quên liên hệ với bác sĩ nếu gặp phải chứng nôn nghén nặng. Mong rằng những thông tin mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức cho thai kỳ mạnh khoẻ.

Thu Phương tổng hợp từ momjunction

1. How to Survive Morning Sickness Successfully.https://www.beststart.org/resources/rep_health/2013_pdfs/BSRC_morning_sickness_online.pdf

2. Nausea, Vomiting Associated with Reduced Risk of Pregnancy Loss.https://media.jamanetwork.com/news-item/nausea-vomiting-associated-with-reduced-risk-of-pregnancy-loss/

3. Morning sickness linked to lower risk of pregnancy loss.https://www.sciencedaily.com/releases/2016/09/160926115114.htm

4. Samantha E. Parker et al.; (2014); Nausea and Vomiting during Pregnancy and Neurodevelopmental Outcomes in Offspring. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4232991/

5. Noel M. Lee and Sumona Saha; (2011); Nausea and Vomiting of Pregnancy.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3676933/

6. Severe vomiting during pregnancy (hyperemesis gravidarum).https://www.pregnancybirthbaby.org.au/severe-vomiting-during-pregnancy-hyperemesis-gravidarum

7. Severe Morning Sickness (Hyperemesis Gravidarum).https://kidshealth.org/en/parents/hyperemesis-gravidarum.html

8. Fan-Hao Chou et al.; (2007); Relationships between nausea and vomiting, perceived stress, social support, pregnancy planning, and psychosocial adaptation in a sample of mothers: a questionnaire survey.https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17905253/

9. Abdullah Karaer et al.; (2008); Gastrointestinal symptoms and Helicobacter pylori infection in early pregnancy. A seroepidemiologic study.https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18264024/

10. Hyperemesis Gravidarum (Severe Nausea & Vomiting During Pregnancy).https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12232-hyperemesis-gravidarum-severe-nausea–vomiting-during-pregnancy

11. Lindsey J Wegrzyniak et al.; (2012); Treatment of Hyperemesis Gravidarum.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3410506/

12. Nausea and Vomiting of Pregnancy.https://www.aafp.org/afp/2014/0615/p965.html

13. Treatments for pregnancy sickness and hyperemesis gravidarum.https://www.pregnancysicknesssupport.org.uk/help/women-suffering/treatments/

14. Common concerns in early pregnancy.https://www.thewomens.org.au/health-information/pregnancy-and-birth/a-healthy-pregnancy/common-concerns-in-early-pregnancy/

15. Evaluation of Nausea and Vomiting. https://www.aafp.org/afp/2007/0701/p76.html

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Có thai bao lâu thì buồn nôn? Mẹo giảm buồn nôn công hiệu, mẹ chớ bỏ qua của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *