Công dụng của biotin đối với vẻ đẹp của da – tóc

Công dụng của biotin đối với vẻ đẹp của da – tóc
Bạn đang xem: Công dụng của biotin đối với vẻ đẹp của da – tóc tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
công dụng của biotin

Công dụng của biotin là gì?

Biotin là gì?

Biotin là vitamin gì? Biotin là một trong 8 vitamin nhóm B, còn được gọi là vitamin B7 hay vitamin H. Trong đó, chữ H là viết tắt của “Haar und Haut”, trong tiếng Đức nghĩa là “tóc và da”.

Biotin tan trong nước, mà cơ thể lại không lưu trữ được các vitamin tan trong nước, do đó chúng ta phải hấp thu biotin thông qua ăn uống.

Biotin đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động của một số enzyme carboxylase, làm nhiệm vụ xúc tác phân tử CO2 với các cơ chất hữu cơ. Đây là một phần quan trọng của quá trình chuyển hóa, chẳng hạn sản xuất glucose và các axit béo.

Hấp thụ bao nhiêu biotin mỗi ngày là đủ?

Ăn trứng sống thường xuyên có thể thiếu hụt biotin

Các chuyên gia khuyên người trưởng thành nên bổ sung:

  • 30 microgram (mcg) biotin mỗi ngày, kể cả khi mang thai.
  • 35mcg nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Rất hiếm người bị thiếu hụt biotin. Tuy nhiên, một số đối tượng – chẳng hạn phụ nữ mang thai và người uống nhiều rượu – có thể bị thiếu hụt biotin.

Ăn trứng sống thường xuyên cũng có thể dẫn đến thiếu hụt biotin, vì trứng sống chứa protein avidin có thể kết dính với biotin, khiến cơ thể không thể hấp thụ vitamin này. Nấu chín trứng sẽ ức chế hoạt động của avidin, vì thế bạn chỉ nên ăn trứng đã qua chế biến, hạn chế ăn trứng sống.

Các công dụng của biotin

Biotin hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm:

1. Phân giải các chất dinh dưỡng đa lượng

Biotin giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, hỗ trợ một số enzyme chuyển hóa carb, chất béo và protein. Đặc biệt:

  • Biotin tham gia vào quá trình tổng hợp glucose từ các nguồn khác ngoài carb, chẳng hạn từ các axit amino. Các enzyme chứa biotin sẽ giúp kích hoạt quá trình này.
  • Biotin tham gia tổng hợp axit béo: Biotin hỗ trợ các enzyme kích hoạt những phản ứng quan trọng trong quá trình sản xuất axit béo.
  • Phân giải axit amino: Các enzyme chứa biotin sẽ tham gia quá trình trao đổi một số axit amino thiết yếu, trong đó có leucine. Đây là loại axit amino duy nhất có khả năng điều hòa sự tổng hợp protein của cơ, giảm nguy cơ thoái hóa mô cơ.

2. Biotin có tác dụng gì? Tăng cường sức khỏe móng

Biotin có tác dụng gì? Tăng cường sức khỏe móng

Bổ sung biotin có thể trị bệnh móng giòn dễ gãy

Móng tay giòn sẽ dễ gãy, khiến bàn tay lởm chởm. Thiếu hụt biotin có thể gây ra tình trạng móng tay giòn. Do đó người có móng tay mỏng yếu nên bổ sung các viên uống chứa biotin để tăng cường sức khỏe móng.

Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung viên uống chứa 2,5mg biotin mỗi ngày trong vòng 6 tháng sẽ giúp tăng độ dày của móng lên 25%.

>>> Bạn có thể quan tâm: VÌ SAO ĂN MẶN GÂY RỤNG TÓC?

3. Công dụng của biotin giúp tăng cường vẻ đẹp của mái tóc

Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá nhiều tới da và tóc. Những thực phẩm tốt cho tóc có thể kể đến trứng và các loại cá dầu, như cá hồi, cá thu…

Cơ thể thiếu hụt biotin có thể dẫn tới rụng tóc. Do đó khá nhiều sản phẩm chăm sóc tóc chứa biotin giúp ngăn ngừa tóc gãy rụng.

Phụ nữ mang thai và cho con bú thường rụng tóc nhiều, cần bổ sung thêm biotin.

Người bị bệnh gan, bệnh khó hấp thu dưỡng chất hoặc bệnh Crohn thì cũng cần bổ sung biotin.

4. Công dụng của biotin tăng cường sức khỏe làn da

Công dụng của biotin tăng cường sức khỏe làn da

Người thiếu hụt biotin có thể mắc một số chứng bệnh về da, chẳng hạn triệu chứng phát ban có vảy. Ngoài ra, bổ sung biotin cũng có thể làm dịu bệnh vảy nến.

Công năng này của biotin dựa trên việc nó có tác động đến quá trình chuyển hóa chất béo. Quá trình này rất quan trọng để giúp làn da khỏe mạnh, do đó những người thiếu hụt biotin thì khả năng chuyển hóa chất béo khá kém.

>>> Bạn có thể quan tâm: CHỌN KEM DƯỠNG ẨM CHO DA HỖN HỢP

5. Tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Biotin rất quan trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú, nhưng đối tượng này lại rất dễ bị thiếu hụt biotin do cơ thể chuyển hóa vitamin quá nhanh.

Sự thiếu hụt này tương đối nhẹ và không gây ra triệu chứng quá rõ rệt, tuy nhiên bổ sung viên uống hoặc thực phẩm chứa biotin vẫn được chuyên gia khuyến cáo.

6. Giúp giảm đường huyết ở người bị tiểu đường

Giúp giảm đường huyết ở người bị tiểu đường

Tiểu đường loại 2 là một căn bệnh chuyển hóa do lượng đường trong máu cao và chức năng của hormone insulin bị suy yếu.

Thiếu hụt biotin có thể làm gián đoạn quá trình điều hòa đường huyết hay glucose. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy những người bị tiểu đường thì hàm lượng biotin máu khá thấp.

Nghiên cứu ở động vật cho thấy bổ sung viên uống biotin và chromium picolinate có thể ngăn ngừa tình trạng kháng insulin, giúp điều trị bệnh tiểu đường loại 2.

7. Công dụng của biotin: Hỗ trợ trị bệnh đa xơ cứng

Đa xơ cứng (MS) là một căn bệnh tự miễn, nó tàn phá lớp bảo vệ chất xơ thần kinh trong não, cột sống và mắt. Lớp bảo vệ này được gọi là myelin, và biotin đóng vai trò then chốt trong việc sản xuất lớp này.

Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đa xơ cứng phản ứng tích cực hơn nếu bổ sung 300mg biotin mỗi ngày. Loại thuốc bổ sung này có khả năng đảo ngược căn bệnh và giảm tình trạng khuyết tật mãn tính.

Thực phẩm nào chứa nhiều biotin?

Thực phẩm giàu biotin

Thực phẩm giàu biotin

Biotin tồn tại trong rất nhiều thực phẩm, do đó việc thiếu hụt biotin là hiếm khi xảy ra. Thực phẩm chứa hàm lượng biotin cao bao gồm:

  • Nội tạng động vật, chẳng hạn gan và thận
  • Men
  • Lòng đỏ trứng
  • Phô mai
  • Các loại đậu, như đậu nành hoặc đậu phộng (lạc)
  • Rau lá xanh
  • Súp lơ trắng
  • Nấm
  • Các loại hạt và bơ
  • Lợi khuẩn đường ruột cũng sản xuất biotin, vì thế bạn có thể bổ sung thêm sữa chua các loại.

>>> Bạn có thể quan tâm: 14 LOẠI VITAMIN CHO TÓC BÓNG KHỎE VÀ NHANH DÀI

Lưu ý khi bổ sung biotin

Biotin tan trong nước, vì thế hiếm có ai bị dư thừa vitamin này vì lượng dư thừa đã bị thải ra qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, người bị bệnh tuyến giáp nên tham khảo bác sĩ trước khi bổ sung biotin.

Tóm lại, biotin là một vitamin nhóm B đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển hóa carb, chất béo và protein. Thiếu hụt biotin tương đối hiếm, nếu có thì triệu chứng rõ rệt nhất sẽ xuất hiện ở da, tóc và móng. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung biotin theo chỉ định của bác sĩ.

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn