1. Công nghiệp các nước Đông Nam Á phát triển theo hướng?
A. Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu
B. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng
C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp khai thác
D. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Đáp án cần chọn là đáp án A, vì khu vực Đông Nam Á đang hướng đến công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm tích lũy vốn nên chú trọng phát triển các ngành công nghiệp để xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng của quốc gia mình.
2. Vài nét sơ lược về các ngành công nghiệp của Đông Nam Á:
– Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra nhiều việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu,…
– Các ngành công nghiệp quan trọng của khu vực là: cơ khí chế tạo, điện tử – tin học, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và khai thác khoáng sản,…
+ Công nghiệp cơ khí chế tạo được coi là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh của khu vực. Ngành này là thế mạnh của các nước: Thái Lan, Indonesia, Singapore, Việt Nam.
+ Công nghiệp điện tử – tin học: đang trở thành ngành mũi nhọn của nhiều nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam,.. Ngành này phát triển dựa trên tiềm năng về nguồn lao động trẻ, có trình độ kỹ thuật và thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay, các nước trong khu vực đang tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực điện tử – tin học.
+ Công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được phát triển dựa trên thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thị trường tiêu thụ lớn và nguồn lao động dồi dào. Đây là các ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Phân bố ở tất cả các quốc gia trong khu vực, nhất là các nước đông dân như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philipines.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản: là các ngành công nghiệp quan trọng của nhiều nước trong khu vực. Khai thác thiếc trong khu vực chiếm hơn một nửa sản lượng thế giới, phát triển ở Malaysia, Indonesia, Mianma, Thái Lan. Khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên phát triển mạnh ở Brunay, Malaysia, Indonesia, Việt Nam.
+ Một số trung tâm công nghiệp lớn của khu vực là : Băng Cốc, thành phố Hồ Chí Minh,…
– Hướng phát triển của công nghiệp Đông Nam Á:
+ Tăng cường liên kết với nước ngoài
+ Hiện đại hóa thiết bị
+ Chuyển giao công nghệ
+ Đào tạo kỹ thuật cho lao động
+ Phát triển các mặt hàng xuất khẩu
+ Tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
– Tình hình phát triển:
+ Cơ cấu đa dạng
+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than
+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm,…
+ Sản lượng điện lớn 439 tỉ kWh (2003) nhưng lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người còn thấp.
-> Vì vậy, công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành công nghiệp như: điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng,.. đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân.
3. Một vài nét liên hệ về ngành công nghiệp của Việt Nam:
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành công nghiệp như: điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng,.. đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân.
Trong 10 năm qua, công nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tự đáng lưu ý như sau:
– Công nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn trong nền kinh tế. Bình quân giai đoạn này, công nghiệp chiếm 30% trong GDP của cả nước. Ngành công nghiệp cũng là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước
– Sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục và tăng bình quân 6,79%/năm.
– Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành.
– Công nghiệp trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã có sự dịch chuyển tích cực
– Đã hình thành và phát triển được một số tập đoàn công nghiệp tư nhân trong nước có tiềm lực tốt hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.
– Phát triển công nghiệp đã góp phần tích cực giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân.
* Mặc dù đạt được một số thành tựu, tuy nhiên, nền công nghiệp nước ta thời gian qua phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ yếu phát triển theo các mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững. Những hạn chế, tồn tại của công nghiệp Việt Nam chủ yếu gồm:
– Tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp chưa thực sự là nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nhiều năm qua, tỷ trọng công nghiệp trong GDP thay đổi không lớn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp có xu hướng tăng song vẫn ở mức thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
– Tái cơ cấu các ngành công nghiệp thực hiện còn chậm, chưa tạo ra những thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
– Công nghiệp chưa thu hút mạnh mẽ lao động để tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu lao động chung của nền kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa. Tỷ lệ lao động công nghiệp trong tổng lao động có việc làm của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước khác đã thực hiện thành công công nghiệp hóa trong giai đoạn nửa đầu của thời kỳ dân số vàng.
– Nội lực của ngành công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi việc chuyển dịch công nghệ còn hạn chế, năng lực, hiệu quả của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước còn ở mức thấp.
– Năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp còn thấp, kém xa các nước khác trong khu vực và châu lục.
– Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp việt Nam còn rất hạn chế, chủ yếu tham gia khâu gia công, lắp ráp. Phần lớn các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam có hàm lượng công nghệ thấp, ngoại trừ hàng điện tử do chủ yếu khu vực FDI nắm giữ. Số lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực Việt Nam có lợi thế so sánh đang có xu thế giảm.
– Chất lượng năng suất lao động ngành công nghiệp còn thấp, có khoảng cách khá xa với nhiều nước khác.
– Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển. Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đối với các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết ngành công nghiệp ở mức thấp.
– Vốn đầu tư vào khu công nghiệp đa số tập trung còn hạn chế và kém hiệu quả, ngành công nghiệp có thời gian vốn ngắn như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm, số dự án đầu tư vào công nghệ cao chưa nhiều.
– Phát triển công nghiệp gắn kết chưa chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp. Ngành công nghiệp phát triển thiếu gắn kết chặt chẽ đã ảnh hưởng đến việc phát huy tối đa lợi thế của các ngành công nghiệp khác, trong đó đặc biệt là nông nghiệp. Đối với công nghiệp, nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào như mía, bông, trà, gạo,, lúa mì,… cho ngành công nghiệp chế biến. Ngược lại, đối với nông nghiệp, công nghiệp là ngành cung cấp công cụ lao động, máy móc thiết bị giúp nâng cao hiệu quả sản xuất như máy kéo, máy cày, máy thu hoạch, máy bơm nước, phân bón… tăng hiệu quả tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp thông qua các hoạt động xây dựng đường sá, chợ, siêu thị, nhà kho,… Trong các chính sách phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là việc cơ khí hóa nông nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
THAM KHẢO THÊM: