Công thức tính, cách tính phần trăm (%) và các dạng bài tập

Công thức tính, cách tính phần trăm (%) và các dạng bài tập
Bạn đang xem: Công thức tính, cách tính phần trăm (%) và các dạng bài tập tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Trên thực tế, những bài toán về tỉ số phần trăm vẫn luôn tồn tại và hiện hữu xung quanh cuộc sống của chúng ta. Vậy khi mà cần phải giải quyết những bài toán đó trong thực tiễn thì chúng ta cần phải nắm vững được những kiến thức cơ bản gì. Bài viết này sẽ giúp các em học sinh hiểu và nắm vững cách vận dụng tỉ số phần trăm cho đúng.

1. Tỉ số phần trăm là gì?

Tỉ số phần trăm chính là tỉ số của hai số mà ở đó ta sẽ quy mẫu số của tỉ số về số 100.

Ví dụ: 2100 = 2%, 50100 = 50%

Tỉ số phần trăm thường được sử dụng để biểu thị độ lớn tương đối của một lượng này so với lượng khác.

Ví dụ: 2/100=2%, 50/100=50%,…

2. Ý nghĩa của tỉ số phần trăm:

Phần trăm là tỉ số thể hiện dưới dạng phân số có mẫu là 100.

Ký hiệu: ” % ” được đọc là phần trăm.

Ví dụ : 100% đọc là một trăm phần trăm.

Phần trăm được sử dụng để biểu thị độ lớn tương đối của một lượng này so với một lượng khác. Nói cách khác, đại lượng thứ nhất thường thể hiện phần tương ứng hoặc phần thay đổi so với đại lượng thứ hai.

Ví dụ: Một số tiền 100.000 đồng khi tăng lãi thêm 4200 đồng thì số tiền đó tăng lên thành 4200/100000 = 0,042 so với số tiền ban đầu. Nếu diễn đạt theo phần trăm thì ta có thể kết luận rằng số tiền 100.000 đồng đã lãi thêm 4,2%.

3. Công thức tính phần trăm (%) chính xác:

Tính tỉ số phần trăm sẽ được dựa theo ba công thức sau:

– Công thức tính tỉ số phần trăm của hai số.

– Công thức tính tỉ số phần trăm của một số.

– Công thức tìm một số khi biết phần trăm của số đó.

3.1. Công thức tính tỉ số phần trăm của hai số:

Công thức tính tỉ số phần trăm giữa hai số a và b, chính là lấy số a chia cho số b rồi nhân với 100, kết quả sẽ ghi ký hiệu phần trăm ( % ).

(a : b) × 100 = a/b × 100 ( % )

Ví dụ: Trong một trận bóng đá gồm 22 cầu thủ. Trong đó có 5 cầu thủ da màu và 17 cầu thủ da trắng. Hỏi tỷ số phần trăm cầu thủ da màu so với tổng số cầu thủ trên sân?

Trả lời: Tỉ số phần trăm của cầu thủ da màu so với tổng số cầu thủ trên sân là:

(5 : 22)× 100 = 22,72%

Đáp số: 22,72% cầu thủ da màu so với tổng số cầu thủ trên sân bóng.

3.2. Công thức tính tỉ số phần trăm của một số:

Muốn tìm tỉ số phần trăm của một số ta sử dụng số đó chia cho 100 rồi sau đó tiếp tục nhân với số phần trăm hoặc lấy số đó nhân với số phần trăm rồi chia cho 100.

A x a% = A : 100 x a

Ví dụ: Một cuộn dây đồng có chiều dài là 300 mét, người ta cắt đi 30% chiều dài của cuộn dây đồng đó. Hỏi chiều dài của cuộn dây đồng đó còn lại bao nhiêu?

Trả lời:

Chiều dài của cuộn dây đồng đó bị cắt là: 30% × 300 = 90 mét.

Chiều dài của cuộn dây đồng còn lại là: 300 – 90 = 210 mét.

Đáp số: Vậy chiều dài của cuộn dây đồng còn lại 210 mét.

3.3. Công thức tìm một số khi biết phần trăm của số đó:

Muốn tìm một số khi biết phần trăm của số đó ta lấy số đó chia cho số phần trăm rồi tiếp tục nhân với 100 hoặc lấy giá trị đó nhân với 100 rồi chia cho số phần trăm.

   A : a% = A : a x 100

Ví dụ: Một quyển sách đã viết được 80 trang, số trang sách viết được chiếm 20% so với tổng số trang quyển sách. Hỏi quyển sách đó có bao nhiêu trang?

Trả lời:

1% số trang của quyển sách đó là: 80 : 20% = 4 trang.

Số trang trong quyển sách đó là: 4 × 100 = 400 trang.

Đáp số: Vậy quyển sách đó có 400 trang.

4. Các dạng toán bài tập về tỉ số phần trăm:

Các dạng toán bài tập về tỉ số phần trăm bao gồm các dạng: cộng, trừ, nhân, chia. Đối với dạng toán này thực hiện như đối với các số tự nhiên hoặc số thập phân rồi viết thêm ký hiệu phần trăm (%) vào bên phải kết quả vừa tìm được.

Dạng toán cộng:

Công thức:      a% + b% = (a + b)%.

Ví dụ: 25% + 25% = (25 + 25)% = 50%

Dạng toán trừ:

Công thức:       a% – b% = (a – b)%.

Ví dụ: 120% – 20% = (120 – 20)% = 100%

Dạng toán nhân:

Công thức:       a% × b = (a × b)%.

Ví dụ: 20% × 2 = (20 × 2)% = 40%

Dạng toán chia:

Công thức:       a% : b = (a : b)%.

Ví dụ: 30% : 3 = (30 : 3)% = 10%

Các bạn có thể tham khảo thêm các dạng bài tập và đáp án tại: Công thức tính, cách tính phần trăm (%) và các dạng bài tập.

5. Ứng dụng tính phần trăm:

5.1. Tính phần trăm tăng trưởng:

Trong sự phát triển của nền kinh tế thì việc tính, so sánh phần trăm tăng trưởng là một công việc không thể thiếu. Khi nhìn vào phần trăm tăng trưởng chúng ta sẽ biết mức độ phát triển của một doanh nghiệp hay nền kinh tế ở một giai đoạn nhất định là nhanh hay chậm, tăng hay giảm so với các kỳ trước.

Công thức tính phần trăm tăng trưởng là: % tăng trưởng = (năm cần tính – năm trước)/năm trước*100

Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất bóng đèn có doanh thu năm nay là 20.000.000.000đ, năm trước là 15.000.000.000đ. Vậy thì phần trăm tăng trưởng của doanh nghiệp A này là: ((20-15)/15)*100 = 19,00%.

Đôi khi vì lý do doanh thu tháng này có thể thấp hơn so với kỳ cần so sánh mà tỷ lệ phần trăm trong trường hợp này cũng có thể mang giá trị âm và giá trị âm sẽ mang ý nghĩa mức tăng trưởng giảm hay thấp hơn.

5.2. Tính phần trăm trong một tổng:

Trong số các cách tính phần trăm thì đây là cách phổ biến nhất, mang tính ứng dụng cao nhất. Thông qua việc tính phần trăm trong một tổng, ta sẽ biết chỉ sổ đó đã cho chiếm bao nhiêu so với tổng số chung.

Công thức tính phần trăm của A so với tổng (A + B + C +… ) là: A(A + B + C +… )*100

Ví dụ: Cửa hàng bán lẻ thuốc lá có 200 cây thuốc lá Thăng Long, 300 cây 3 số, và 400 các cây thuốc lá thương hiệu khác. Vậy thì phần trăm thuốc lá Thăng Long trong cửa hàng là: [200/(200+300+400)]*100 = 22,22%.

5.3. Tính phần trăm hoàn thành công việc:

Trong một đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ/nhân viên thì cách tính phần trăm là một công thức không thể thiếu. Ngoài ra, người ta còn ứng dụng và nâng cấp công thức để tính các tỷ lệ hoàn thành công việc dự kiến giúp hoạch định kế hoạch, chuẩn bị nhân công và nguyên vật liệu cho từng công việc một cách hợp lý nhất.

Công thức tính phần trăm hoàn thành công việc: (Số công việc đã hoàn thành / Số công việc phải hoàn thành)*100

Ví dụ: Một người thợ may được giao khoán may 200 cái túi xách trong một tháng, cô đã may được 120 cái. Vậy mức độ hoàn thành công việc của cô là: (120/200)*100 = 60,0%.

Hướng dẫn cách xác định mức độ hoàn thành công việc tại: Mẫu bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành

5.4. Tính phần trăm khuyến mãi:

Khuyến mãi là một trong những phướng thức xúc tiến thương mại phổ biến ở khắp các hàng hoá/dịch vụ giao dịch trên thị trường. Để trở thành một người tiêu dùng thông minh với những sự lựa chọn phù hợp, tính toán hợp lí, bạn có thế áp dụng phần trăm cho việc tính số tiền được khuyến mãi (là số tiến được giảm trừ khi phải thanh toán giá cả sản phẩm hàng hoá/dịch vụ).

Công thức tính phần trăm giảm giá: Số tiền được giảm = % được giảm*giá ban đầu/100

Ví dụ: Một chiếc váy có giá ban đầu là 800.000đ và đang được giảm 50%. Từ đó suy ra, số tiền được giảm khi mua chiếc váy đó là: (800.000đ*50)/100 = 400.000đ.

5.5. Tính lãi suất gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng:

Ngày nay, khi gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng chúng ta thường sẽ được cho biết lãi suất mỗi năm dưới dạng % lãi suất/năm hoặc theo tháng, quý,… Dùng công thức phần trăm để tính lãi suất sẽ giúp ta lựa chọn được gói tiết kiệm, lựa chọn ngân hàng phù hợp với mức lãi suất cao nhất khi gửi tiền.

Công thức tính lãi suất gửi ngân hàng: Số tiền lãi (cho 1 chu kỳ/quý/tháng/năm) = Số tiền ban đầu * Lãi suất gửi

Ví dụ: Bạn Ngân gửi 100.000.000 VND ở ngân hàng A với mức lãi suất là 6,5%/năm. Từ đây suy ra, lãi suất gửi hàng tháng sẽ là 6,5%/12 tháng. Tiền lãi mỗi tháng của Ngân là: 100.000.000 * 6,5% /12 = 541,1667VND.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là công thức đơn giản nhất, phổ biến nhất khi tính lãi suất tiền gửi tại ngân hàng. Về số tiền lãi thực nhận sẽ tùy thuộc vào mức lãi suất của từng ngân hàng cũng như hình thức lĩnh tiền (có gộp tiền lãi hàng tháng vào tiền gốc để tính lãi; lĩnh tiền lãi cuối kỳ hay theo tháng, theo quý,…) mà có cách tính khác nhau.

Để biết chi tiết hơn về lãi suất ngân hàng, các bạn đọc thêm tại: Lãi suất ngân hàng là gì? Cách tính và ý nghĩa của lãi suất ngân hàng?.

5.6. Tính lãi suất vay ngân hàng:

Tương tự khi gửi tiết kiệm, khi đi vay ngân hàng, việc tính toán được % tiền lãi phải trả khi vay sẽ giúp chúng ta biết nên lựa chọn ngân hàng nào là hợp lý.

Công thức tính lãi suất khi vay: Số tiền lãi (cho 1 chu kỳ/quý/tháng/năm) = Số tiền ban đầu * Lãi suất vay

Ví dụ: Bạn vay ngân hàng 100.000.000 VND với mức lãi suất là 12%/năm. Từ đó suy ra, lãi suất vay ngân hàng phải chi trả mỗi tháng là 12%/12 tháng. Vậy tiền lãi mỗi tháng mà bạn phải trả ngân hàng sẽ là: 100.000.000 * 12% / 12 = 1.000.000 VND.

Hiểu kỹ hơn về quy định lãi suất cho vay tại: Cách tính lãi suất cho vay tại ngân hàng.

6. Bài tập vận dụng tính phần trăm:

Bài tập số 1: Có 200kg măng tươi, sau khi người nông dân phơi khô đi số măng đó nhẹ đi mất 30kg. Lượng nước trong măng tươi là 20%. Tính tỉ số phần trăm nước trong măng đã phơi khô?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Tính lượng nước ban đầu chứa trong 200kg măng tươi bằng 200 : 100 × 20

Bước 2: Tính lượng nước còn lại trong măng đã phơi khô = Lượng nước ban đầu chứa trong măng tươi – Số kg măng nhẹ đi sau khi phơi khô măng tươi.

Bước 3: Tính tỉ số phần trăm nước trong măng đã phơi khô = Lượng nước còn lại trong măng đã phơi khô : Số lượng măng đã phơi khô x 100.

Lời giải:

Lượng nước ban đầu chứa trong 200kg măng tươi là: 200 : 100 x 20 = 40(kg)

Số lượng măng phơi khô là còn: 200 – 30 = 170(kg)

Lượng nước còn lại trong 170kg măng đã được phơi khô là: 40 – 30 = 10(kg)

Tỉ số phần trăm nước trong măng đã phơi khô là: 10 : 170 = 5,88%

Đáp số: Vậy tỉ số phần trăm nước trong măng đã phơi khô là 5,88%.

Bài tập số 2:  Trong một lớp học có 25% học sinh giỏi, 55% học sinh khá, có 5 bạn là học sinh trung bình. Tính số học sinh của lớp học đó?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Ta coi tổng số học sinh của lớp là 100% để giải bài toán trên.

Bước 2: Tính số phần trăm học sinh trung bình của lớp học đó.

Bước 3:  Tính số học sinh của lớp học đó bằng cách lấy số học sinh trung bình chia cho số phần trăm học sinh trung bình của lớp đó rồi nhân với 100.

Lời giải:

Ta coi tổng số học sinh của lớp học đó là 100%

Số phần trăm học sinh trung bình so với cả lớp học là: 100% – (25% + 55%) = 20%

Số học sinh của lớp học đó là: 5 : 20 x 100 = 25 (học sinh)

Đáp số: Vậy trong lớp học đó có tất cả là 25 học sinh.

Bài tập số 3: Trong nước biển chứa 4% muối. Hỏi để tỉ lệ muối trong 400 gam nước biển là 2% thì ta cần đổ thêm bao nhiêu gam nước lã vào dung dịch đó?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Tính lượng muối chứa trong 400 gam nước biển bằng cách lấy 400 gam nước biển nhân với tỉ lệ phần trăm lượng muối trong nước biển ban đầu.

Bước 2: Ta cần hiểu rằng dung dịch chứa 2% muối nghĩa là cứ có 100 gam nước biển thì có 2 gam muối.

Bước 3: Tính số gam nước lã đổ vào 400gam nước biển sao cho tỉ lệ muối là 2%.

Lời giải:

Lượng muối chứa trong 400 gam nước biển có lượng muối là: 400 x 4 : 100 = 16 (g)

Bởi vì dung dịch chứa 2% muối nên nghĩa là cứ có 100 gam nước thì có 2 gam muối.

Số lượng nước để có 16 gam muối là: 100 : 2 x 16 = 800 (g)

Số gam nước lã cần phải đổ vào 400 gam nước biển là: 800 – 400 = 400(g)

Đáp số: Vậy để cho tỉ lệ muối trong 400 gam nước biển là 2% thì ta cần đổ thêm 400 gam nước lã vào trong dung dịch.

Các em có thể tham khảo thêm tại: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất.

Bài tập số 4: Diện tích vườn chôm chôm của nhà anh A rộng hơn vườn chôm chôm nhà anh B là 5%. Sản lượng thu hoạch chôm của vườn nhà anh A hơn vườn nhà anh B là 26%. Hỏi năng suất thu hoạch của vườn chôm chôm nhà anh A hơn năng suất thu hoạch của vườn chôm chôm nhà anh B là bao nhiêu phần trăm?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Ta coi diện tích và sản lượng thu hoạch của vườn nhà anh B là 100% để tính phần trăm diện tích và sản lượng thu hoạch của vườn chôm chôm nhà anh A.

Bước 2: Tính phần trăm sản lượng vườn và diện tích vườn chôm chôm nhà anh A.

Bước 3: Tính phần trăm năng suất vườn chôm chôm nhà anh A bằng cách lấy sản lượng vườn chia cho diện tích vườn ( vừa được tính ở bước trên)

Bước 4: Tính phần trăm năng suất thu hoạch chôm chôm của vườn nhà anh A hơn năng suất thu hoạch chôm chôm của vườn nhà anh B.

Lời giải:

Ta coi sản lượng vườn chôm chôm nhà anh B là 100% thì sản lượng vườn chôm chôm nhà anh A có số phần trăm là: 100% + 26% = 126%

Ta coi diện tích vườn chôm chôm nhà anh B là 100% thì diện tích vườn chôm chôm nhà anh B có số phần trăm là: 100% + 5% = 105%

Phần trăm năng suất vườn chôm chôm nhà anh A là: 126 : 105 = 120%

Phần trăm năng suất thu hoạch chôm chôm của vườn nhà anh A hơn năng suất thu hoạch chôm chôm của vườn nhà anh B là: 120% – 100% = 20%

Đáp số: Vậy năng suất thu hoạch vườn chôm chôm của nhà anh A cao hơn 20% so với năng suất thu hoạch vườn chôm chôm của nhà anh B.

Bài tập số 5: Cuối mùa đông, một cửa hàng quần áo tính rằng khi giảm giá quần áo đông là 5% thì lượng hàng bán được sẽ tăng lên 30%. Hỏi sau khi thực hiện kế hoạch giảm giá của mình thì chủ cửa hàng sẽ thu được nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu phần trăm so với không thực hiện giảm giá?

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Ta coi giá, lượng quần áo bán được, số tiền thu được nếu không giảm giá là 100% để tính tính giá, lượng hàng hoá và số tiền bán được nhờ kế hoạch giảm giá của chủ cửa hàng.

Bước 2: Tính phần trăm giá mới so với giá cũ bằng cách lấy số phần trăm làm chuẩn trừ đi số phần trăm giảm giá.

Bước 3: Tính lượng hàng hoá bán được sau khi chưa giảm giá bằng cách lấy số phần trăm làm chuẩn cộng với số phần trăm dự tính tăng lượng hàng bán được.

Bước 4: Tính số tiền thu được trong kế hoạch giảm giá.

Lời giải:

Ta coi giá, lượng quần áo bán được, số tiền thu được nếu không giảm giá là 100%

Phần trăm của giá mới so với giá cũ là: 100% – 5% = 95%.

Phần trăm số lượng hàng bán được sau giảm giá so với khi chưa giảm giá là: 100% + 30% = 130%

Số tiền thu được trong chiến dịch so với nếu không làm chiến dịch là: 95% x 130% = 123,5 %

Do đó cửa hàng quần áo đã thu được nhiều lợi nhuận hơn: 123,5% – 100% = 23,5%

Đáp số: Sau khi thực hiện kế hoạch giảm giá thì chủ cửa hàng quần áo đã thu được nhiều lợi nhuận hơn là 23,5%.