Cột mốc biên giới là gì? Phân loại và ý nghĩa của cột mốc biên giới?

Bạn đang xem: Cột mốc biên giới là gì? Phân loại và ý nghĩa của cột mốc biên giới? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Cột mốc biên giới là gì?

Một trong những vật thể hiện chủ quyền của một quốc gia đó chính là cột mốc biên giới hay còn gọi là cột mốc giới. Cột mốc này được đặt ở phần lãnh thổ của nước ta tại đường biên giới để thể hiện và thông báo với nước bên cạnh đây chính là phần lãnh thổ Việt Nam. Cột mốc hiện nay có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đá, sứ, gỗ lim, xi măng cốt thép…dù làm từ bất kỳ chất liệu gì đi nữa thì giá trị và vai trò của nó sẽ luôn luôn tồn tại và không ai có thể thay đổi, trừ cơ quan nhà nước.

Trong thực tiễn, khi xây dựng đường biên giới quốc gia tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà có thể xây dựng cột mốc biên giớiơ hay không. Một cột mốc biên giới được xây dựng cần phải đảm bảo yêu cầu về nội dung, màu sắc hay kích cỡ chạm lên cột mốc để có thể phân biệt được với các vật thể khác. Như một cột mốc Việt Nam sẽ thể hiện bằng cách khắc dòng chữ “Mốc quốc giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Như vậy, cột một biên giới quốc gia là vật được thiết lập cố định trên đường biên giới quốc gia nhằm mục đích thể hiện nội dung liên quan đến chủ quyền quốc gia, đánh dấu và xác định đường biên giới trên thực địa và bất kỳ chủ thể nào trừ Nhà nước có quyền thay đổi và xê dịch vì mục đích cá nhân. Một mốc sẽ gồm có mốc chính và mốc phụ, được cắm trên đường biên giới của quốc gia hai nước. Hai bên sẽ thỏa thuận và lựa chọn vị trí cắm sao cho thuận tiện nhất nhằm mục đích đánh dấu biên giới của hai lãnh thổ và đường đi trên lục địa. Một cột mốc sẽ có hai mặt, một mặt quay sang nước ta mặt còn lại quay sang nước bên kia. Những cột mốc này sẽ được đánh số thứ tự từ bắc vào nam theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

Cột mốc biên giới dịch sang tiếng Anh như sau: Border markers

Khái niệm về cột mốc biên giới được dịch sang tiếng anh như sau:

A national border column is an object that is permanently established on the national border line for the purpose of expressing content related to national sovereignty, marking and defining the border in the field and any subject matter. No one except the State has the right to change and move for personal purposes.

2. Phân loại và ý nghĩa của cột mốc biên giới:

2.1. Phân loại cột mốc biên giới:

Cột mốc được chia là 04 nhóm chính như sau:

  • Cột mốc đặc biệt: Là cột mốc khởi đầu đường biên giới Quốc gia thường được cắm ở vị trí ngã ba biên giới của ba đường biên giới quốc gia. Trên đất nước ta có cột mốc A Pa Chải và Cột mốc số 0, cột mốc A Pa Chải  đây là cột mốc nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển. Được biết đây là cột mốc được mệnh danh là một con gá gáy ba nước cùng nghe, tại đây thì người dân nước ta thuộc dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác sinh sống . Còn Cột mốc số 0 tại xã Bờ Y huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum, đây chính là 2 cột mốc đặc biệt của nước ta.
  • Cốt mốc Lớn hay còn gọi mốc Đại, đây là cột mốc được xâu dựng với kích thước lớn để thể hiện được ý nghĩa của nó so với những cột mốc khác. Được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau, phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên mà chất liệu cũng như hình dáng sẽ được xây dựng với nhiều dạng khác nhau, có đỉnh chóp hay không và được gắn Quốc huy lớn ở phần phía trên của cột mốc
  • Cột mốc Trung hay còn gọi cột mốc Chính:Đây là cột mốc thể thường hay được sử dụng để cắm ở những vùng lãnh thổ thưởng hay bị thay đổi địa hình do thời tiết tác động và xảy ra tranh chấp giữa các bên. Đây là cột mốc được cắm ở phần chính giữa và có sự nối liền của những cột mốc phụ.
  • Cột mốc Nhỏ hay còn gọi cột mốc Phụđược cắm trong khoảng cách giữa hai mốc chính để làm rõ đường biên giới trên thực địa. Mục đích của việc này nhằm hạn chế sự xâm lấn của người dân để khai thác hoặc sử dụng phần đất không thuộc chủ quyền của mình. Thông thường những cột mốc được sử dụng để nối những cột mốc chính có khoảng cách gần nhau.

Trong đó, mỗi nhóm Lớn, Trung, Nhỏ có nhiều loại cột mốc khác nhau , cụ thể như sau:

  • Cột mốc đơn: Được sử dụng ở những vị trí chỉ cần cắm một cột mốc và thường được cắm ở chính tâm đường biên giới quốc gia. Thông thường những cột mốc này được cắm tại vùng lãnh thổ bằng phẳng, hai quốc gia chỉ cách nhau bởi một đường biên giới trên đất liền, chính vì vậy chỉ cần cắm một cột mốc nhưng  vẫn thể hiện được đầy đủ nội dung chủ quyền của hai quốc gia.
  • Cột mốc đôi: Được cắm trên những đoạn biên giới bị ngăn cách bởi mọt con sông, suối và để thực hiên được chủ quyền thì các bên sẽ thỏa thuận với nhau cắm mỗi bên bờ sông một cột biên giới, Mục đích của việc này nhằm tạo thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng dòng sông là phương tiện đi lại.  theo sông suối hay trên đường giao thông có phương tiện đi lại. Khi cắm mốc đôi, vị trí mỗi mốc thường được bố trí sao cho đối xứng nhau qua một điểm và đánh số cột mốc kèm theo số hiệu phụ (1) hoặc (2). Số 1,2 phải để trong ngoặc kép.
  • – Cột mốc Ba: Đây là cột mốc được cắm dùng để rạch biên giới quốc gia khi bị ngăn cách bởi con sông, suối nội địa hợp lưu với cong sông biên giới và được ký hiệu bằng số hiệu của mốc kèm theo số phụ (1), (2) hoặc (3). Số 1,2, 3 phải để trong ngoặc kép.

2.2. Ý nghĩa các loại cột mốc biên giới:

Chủ quyền quốc gia là một trong những vấn đề được Đảng, nhà nước và nhân dân ta quan tâm nhất. Ông cha ta đã trải qua bao nhiêu cuộc kháng chiến chống giặc, chính vì vậy, hơn bao giờ hết Đảng và Nhà ta cần phải biết bảo vệ những giá trị, phần lãnh thổ này Hiện nay, các thế lực thù địch xung quanh nước ta lại đang nhòm ngó, chúng muốn lịch sử lặp lại, muốn chiếm nước ta một lần nữa mà gây ra bao nhiêu sự việc. Và việc xây dựng những cột mốc này chính là vật thể hiện chủ quyền của nước ta, không có bất kỳ thế lực nào được phép xâm phạm và bước qua lãnh thổ nước ta nếu không có sự đồng ý của chính quyền nước ta. Do đó, xây dựng cột mốc không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng là phân chia lãnh thổ mà còn để cho những đối tượng muốn xâm chiếm phải cân nhắc trước khi muốn xâm nhập một cách trái phép.

Cũng theo Luật biên giới quốc gia thì hệ thống mốc giới hay cột mốc phải được gìn giữ cẩn thận, bảo quản, giám sát ngày đêm nghiêm ngặt.

Trường hợp người phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc công trình biên giới bị hư hại phải báo ngay cho bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất. Việc khôi phục sửa chữa mốc quốc giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết.

 3. Một số loại cột mốc phổ biến hiện nay:

– Cột Mốc Số 0 – điểm khởi đầu của biên giới Quốc Gia

Đây được xem là cột mốc khởi đầu cho đường biên giới nước ta. Hiện nay, tại Việt Nam có hai cột mốc số 0 đó là cột mốc A pa Chải và Cột mốc được đặt tại đường biên giới tiếp giáp ba lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc và Lào.

Một cột ở: A Pa Chải – Ngã 3 biên giới Việt Nam – Lào và Trung Quốc thuộc xã Xìn Thầu huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Đây là nơi được mệnh danh là “một con gà gáy cả 3 nước đều nghe”. Tọa lạc ở độ cao 1864 m so với mực nước biển. Và được xây dựng với cấu hình chắc chắn, được dùng đá hoa cương để xây dựng, ở giữa được xây dựng có đỉnh chóp cao 2m, 3 mặt đều quay sang ba quốc gia để thể hiện chủ quyền. Những ai muốn khám phá về cột mốc này thì càn phải có giấy giới thiệu công tác, hoặc giấy xác nhận đi du lịch của địa phương thì mới được phép lên đây.

Nếu như cột mốc 0 là điểm khởi đầu nét vẽ biên giới Việt – Trung, thì cột mốc 1378 chính là điểm kết thúc. Mỗi một cộc mốc đều sẽ được xây dựng dựa theo sự thỏa thuận của hai quốc gia, và cột mốc này có vị trí đặc biệt khi nằm ở cửa sông Bắc Luân trên hòn Dậu Gót, trong cụm đảo nhỏ thuộc mũi Sa Vĩ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Việc cắm mốc ở đây được hoàn thành vào ngày 18/11/2009.

  • Cột mốc 1305 – Bình Liêu

Đây là cột mốc nằm tại một huyện Bình Liêu, một huyện vùng cao, nằm ở phía Bắc và là nơi sở hữu nhiều cột mốc biên giới nhất ở Quảng Ninh. Vì có đường biên giới với Trung Quốc dài nên Bình Liêu có khoảng 60 cột mốc biên giới, trong đó nổi bật nhất là cột mốc 1305. Điểm đặc biệt của cột mốc này chính là vị trí nằm của nó, cột mốc này nằm trên vị trí rất đắc địa, mà để tới được đây, du khách cần phải chính phục nơi được mệnh danh là “ sống lưng khủng long” của huyện Bình Liêu.  Trên đoạn đường để đến được cột mốc này phải trải qua hàng ngàn bậc thang bê tông chênh vênh như sãy núi. Trên đoạn này chúng ta có thể ngắm cảnh, tới nơi có thể nhìn thấy hai đất nước.

  • Cột mốc Lũng Cú – Hà Giang

Nơi đây là cực bắc của đất nước, Hà Giang cũng là một địa điểm \ du lịch cực hấp dẫn cho các bạn trẻ có nhu cầu khám phá những địa điểm có tính mạo hiểm, thử sức bền. Nơi đây ngoài cảnh sắc tự nhiên phong phú, núi rừng thì check in tại cột mốc này cũng được xem là một địa điểm hot. Đến với nơi đây các bạn trẻ sẽ được khám phá cột cờ Lũng Cú nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn – một trong những điểm đến nổi bật của Hà Giang với độ cao là 1.470m so với mực nước biển.

Xem thêm  Bài tập phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4 Bài tập dành cho HSY lớp 4