Cây cúc tần là một loài cây không hề xa lạ với người Việt ta, chúng mọc hoang dại và sống bám vào tường. Thường thấy nhiều nhất ở các vùng nông thôn. Người ta biết đến cúc tần không chỉ là nguyên liệu nấu ăn mà còn là dược liệu trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau. Để giúp bạn có thể tìm hiểu hết các tác dụng cũng như các bài thuốc chữa bệnh từ loài cây này. Hãy cùng Mua Bán khám qua bài viết dưới đây.
I. Thông tin chung về cây cúc tần
Trước khi biết về công dụng của cây cúc tần, chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin chung của loài cây này như tên gọi, đặc điểm nhận dạng, nơi sinh trưởng qua phần dưới đây:
1. Tên gọi
Cây cúc tần được dân gian còn gọi với nhiều cái tên như từ bi, đại bi, đại ngải, băng phiến ngải, lức ấn,…
- Cúc tần thuộc họ Cúc
- Tên tiếng anh là Asteraceae
- Xuất xứ đến từ Ấn Độ và Malaysia.
- Tên khoa học của Cúc tần là Pluchea India (L) Less.
2. Đặc điểm tự nhiên của cây cúc tần
Cây cúc tần là giống cây nhỏ, mọc thẳng, chiều cao chỉ từ 2-3cm, cành gầy. Thân cây được bao phủ bởi một lớp lông tơ mỏng và nhẵn. Lá cây hình elip, có răng cưa, đầu lá nhọn cuống ngắn.
Cúc tần có mùi hương thoang thoảng, nhẹ nhàng, hoa thì mọc thành chùm và có màu tím. Quả cây cúc tần có hình trụ 10 cạnh, dáng nhỏ.
3. Phân bổ ở đâu?
Cúc tần mọc nhiều nhất ở khu vực phía Bắc, tại các tỉnh Nghệ An, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hòa Bình,… xuất hiện tại đồng bằng, sườn đồi thấp. Loài cây thường mọc dại hoặc được nuôi trồng làm dược liệu.
4. Thu hoạch và chế biến
Như đã đề cập ở trên, đây là giống cây có thể mọc dại, có thể tìm được ở bất kì đâu nên mùa vụ thu hoạch cúc tần là ở mọi thời điểm trong năm. Nhưng muốn chế biến thành dược liệu hiệu quả bạn nên thu hoạch cúc tần vào mùa hè hoặc thu.
Bộ phận dùng để chế biến nhiều nhất là rễ, lá cây, thân và ngọn. Bạn có thể sử dụng cây cúc tần làm dược liệu ở 2 dạng tươi và khô, cụ thể:
- Với cây tươi: Sau khi thu hoạch mang đi rửa sạch loại bỏ bụi bẩn, bùn đất và các hóa chất có thể bám trên cây. Cúc tần tươi cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng theo liều lượng của đơn thuốc.
- Với cây khô: Thu hoạch, rửa sạch và phơi ráo sau đó thái nhỏ thành từng đoạn khoảng 3-5cm. Đem cúc tần đi sấy khô rồi cho vào túi kín khí, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
II. Thành phần hóa học có trong cây cúc tần
Trong hóa học, cây cúc tần chứa rất nhiều tinh dầu với thành phần nằm ở lá cây như: long não, α-pinen, benzyl acetate, linalool, benzyl alcohol, cadinol, terpenoid và flavonoid. Trong rễ thì chứa nhiều plucheol A và B, plucheoside C, D1, D2, D3, E và stigmasterol, pterocaptriol, beta-sitosterol.
Nói một cách đơn giản hơn, trong 100g Cúc tần tươi sẽ chứa 5.7g protit, 1g lipit, 5.1g xenluloza, 2.3g tro, 179mg Canxi, 2.3mg P, 0.5mg Fe, 4.6g caroten, 15mg vitamin C chẳng hạn.
Đừng bỏ lỡ: Chăm sóc cây cảnh tại nhà nhờ 5 mẹo hay
III. Cây cúc tần có tác dụng gì?
Từ xưa, dân gian đã phát hiện ra cây Cúc tần có công dụng làm dược liệu vô cùng tốt, loài cây này vừa có thể làm thuốc từ Đông y đến Tây y. Cụ thể như:
1. Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền Đông y, cây cúc tần mang vị đắng, dược tính mát. Từ đây, cúc tần dùng làm dược liệu chữa bệnh ho, cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp và cả hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
2. Theo y học hiện đại
Khi ngành y học hiện đại phát triển, người ta tìm thấy trong thành phần cây Cúc tần có rất nhiều công dụng khác nhau. Cúc tần có thể kháng khuẩn, chống viêm, loét, lợi tiểu và hạ đường huyết. Dưới đây là chi tiết tác dụng của cây cúc tần:
Dựa vào thành phần hóa học, rễ cây Cúc tần có chứa stigmasterol và beta-sitosterol có tác dụng vô hiệu hóa nọc rắn Vipera ruselli. Nó sẽ chống lại sự xâm nhập của nọc độc tiến vào cơ thể, giảm biến chứng xuất huyết và ngăn chặn nguy cơ tử vong từ vết cắn của rắn.
Cây cúc tần chứa rất nhiều hợp chất có khả năng chống lại Entamoeba histolytica, kiểm soát triệu chứng được gây ra từ bệnh lao. Sự kháng khuẩn trong cây cúc tần còn giúp điều trị bệnh kiết lỵ, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cúc tần có tinh dầu trong lá, khi pha loãng trong polyethylene glycol có tác dụng kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, nấm Candida albicans, Microsporum gypseum và Xanthomonas campestris.
Tận dụng khả năng kháng khuẩn từ lá cây Cúc tần, nhiều chuyên gia đã chiết xuất tạo nên các sản phẩm giúp chống oxy hóa, chống viêm nhờ nồng độ chất flavonoid và phenolic chứa trong lá cây.
Tại rễ cây Cúc tần có chữa các hoạt chất có thể bảo vệ các tế bào gan trước sự xâm hại của chất carbon tetraclorid gây ra.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong rễ cây Cúc tần chứa nhiều hợp chất có thể gây ức chế prostaglandin E2 và carrageenan, những tác nhân gây ra chịu chứng viêm, sưng bàn chân hay phù khớp ở người. Do đó rễ Cúc tần có thể chống viêm vô cùng hiệu quả.
Cúc tần còn được điều chế làm thuốc chống loét, giúp bảo vệ vùng da đang bị tổn thương từ các vết loét gây ra bởi alcohol, indomethacin.
Một công dụng cực kỳ tốt từ cây Cúc tần nữa đó là có thể chống ung thư. Các chuyên gia nghiên cứu đã tìm ra trong rễ cây có chứa saponin, tanin, flavonoid, proanthocyanidin và phenol giúp ức chế các liên kết vận chuyển cassette ATP trong tế bào ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Đừng bỏ lỡ: Cây cảnh đẹp: Lựa chọn loại nào để trang trí nhà cửa dịp Tết
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua bán cây cảnh uy tín, chất lượng. Hãy truy cập ngay Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!
IV. Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây cúc tần
Có thể thấy, cây Cúc tần có rất nhiều công dụng trong y học, toàn thân loài cây đều có thể điều chế thành thuốc để chữa bệnh. Vậy cây Cúc tần chữa bệnh gì? Cùng đến với một số bài thuốc chữa bệnh từ loài cây này qua phần dưới đây:
- Chữa ho do viêm khí quản
Lấy 20g Cúc tần già đem đi rửa sạch rồi sắt nhỏ kết hợp cùng 2 nắm gạo, 3g gừng tươi được thái nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu thành cháo. Dùng khi nóng, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ giảm ho.
- Cảm sốt, nhức đầu, ho, không có mồ hôi
Chuẩn bị các nguyên liệu là cây Cúc tần, lá sả, lá chanh đong theo tỷ lệ 2:1:1. Đem đi rửa sạch rồi nấu với 2 lít nước. Đun trong 15 phút sau đó lượt lấy phần nước uống, ngày uống 2 lần. Phần bã còn lại đem đi pha với 5g muối, đổ nước đun sôi để xông giải cảm, có thể kết hợp xông cùng lá bưởi, sả,…Khi xông nhớ trùm khăn kín để cho ra mồ hôi.
Nếu bạn bị đau đầu do căng thẳng, suy nghĩ nhiều thì có thể áp dụng bài thuốc này. Lấy 50g Cúc tần, 50g hoa cúc trắng xé nhỏ, 100g đu đủ vừa chín, 100g óc lợn. Cho 1 lít nước vào đun sôi cùng cây Cúc tần, hoa cúc trắng và đu đủ. Sau đó cho óc lợn vào đun sôi thêm 20 phút hoặc đến khi nhừ là có thể dùng. Ăn nóng trước bữa cơm, ngày dùng 2 lần, ăn liên tục 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Thu hoạch cây Cúc tần cùng rau muống, đợi héo bớt sau đó lặt lấy những lá non. Ngâm trong nước muối pha loãng 10 phút rồi đem đi giã nhuyễn, lượt lấy nước. Cho người bệnh uống liên tục 3 tháng.
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm: cây Cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung với tỷ lệ bằng nhau và 1 củ nghệ vàng. Đem tất cả rửa sạch rồi nấu cùng 1,5 lít nước. Cho nước thuốc vào thau lớn chờ bớt nguội rồi tiến hành xông hơi hậu môn. Xông trong vòng 15 phút, thấy nước có dấu hiệu nguội thì ngâm trực tiếp thêm 10 phút nữa.
Làm như vậy đều đặn từ 2-3 lần một tuần, nếu bị trĩ nhẹ thì tầm 2 tháng sẽ hết. Nên ngâm trực tiếp hậu môn khi nước đã nguội, không nên ngâm khi nước còn nóng dễ gây tổn thương vùng hậu môn.
Lấy 40g lá cây Cúc tần đã phơi khô hoặc nếu không có thể dùng 100g lá tươi. Sau khi rửa sạch, dùng thảo dược nấu thành nước uống. Mỗi ngày có thể uống nước lá thay nước lọc để tăng cường chức năng thận.
Đừng bỏ lỡ: Những loại cây không nên trồng trong nhà để tránh rước họa vào thân
- Chữa đau nhức gân xương, đau lưng
Dùng lá cây Cúc tần còn cành non, đem rửa sạch rồi để ráo. Tẩm lá Cúc tần qua rượu trắng rồi mang sao đến ngả vàng thì đắm lên lưng, vùng có gân nhức trong 15 phút. Làm đều đặn như vậy mỗi ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc uống: dùng rễ Cúc tần 20g, rễ Xấu hổ 20g, rễ Bưởi bung 20g, rễ Đinh lăng 10g, Cam thảo dây 10g. Đem đi sắc thành thuốc uống, ngày 1 lần.
Để chữa gãy xương, người xưa thường lấy 200g bột lá Cúc tần, 100g bột lá Ngải cứu, 100g sáp ong, 40g bột Quế chi, 10g bột Đại hồi, dầu thầu dầu vừa đủ. Đun sôi dầu thầu dầu, cho sáp ong vào nấu cho tan chảy, sau đó bỏ tiếp các dược liệu còn lại nấu cô đặc thành cao. Sau khi nguội thì đắp và bó vào chỗ bị gãy xương. Cách 2 ngày làm một lần.
- Chữa sai khớp, bong gân, chấn thương
Bạn cần các nguyên liệu gồm: cây Cúc tần, ngải cứu, tinh dầu hồi, quế, methol, camphor nấu thành cao sau đó trộn với hỗn hợp keo cao su thành thuốc đắp vào chỗ bị sai khớp, bong gân, chấn thương.
Cây Cúc tần cũng có thể chữa bệnh gai cột sống. Bạn cần lá cây tươi đem đi ngâm trong nước muối khoảng 10 phút. Giã nhuyễn rồi thêm 5g muối hạt cùng 82ml bia. Dùng hỗn hợp này uống liên tục trong 1 tuần sẽ thấy cải thiện bệnh gai cột sống.
Tổng kết lại, cây Cúc tần là một giống cây không hề hiếm, rất phổ biến và thường mọc dại tại các góc tường hay các sườn đồi, núi. Tuy vậy đây lại là một loài cây chứa nhiều dược tính và có thể trị các loại bệnh như cảm, ho sốt, đau nhức xương khớp, viêm, loét,…
Qua bài viết vừa rồi, Mua Bán đã cùng bạn khám phá về những điều cần biết về cây Cúc tần, mong rằng những thông này hữu ích cho bạn. Đừng quên ghé thăm Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn thường xuyên để xem thêm nhiều chủ đề hấp dẫn khác nhé!
Đừng bỏ lỡ
Tác giả Thảo Vân