A. Dân sống ở thành thị đều có trình độ cao.
B. Tỉ lệ dân thành thị thuộc loại cao thế giới.
C. Dân sống trong các thành phố vừa và nhỏ.
D. Cơ sở hạ tầng đô thị vào loại nhất thế giới.
Dân số đông tập trung đông đúc trong các đô thị lớn sẽ gây sức ép về vấn đề xã hội (ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội). Dân số Hoa Kì phân bố trong các thành phố vừa và nhỏ, góp phần giảm sức ép dân số lên các siêu đô thị => Từ đó hạn chế các tiêu cực của đô thị hóa (về môi trường, tệ nạn xã hội…)
2. Quản lý hành chính và quản lý đất đai tại Hoa Kỳ:
Để hiểu rõ quy hoạch vùng nói chung và đặc biệt là vùng các thành phố lớn ở Hoa Kỳ, trước hết cần nắm được các đặc điểm và các mối quan hệ trong tổ chức lãnh thổ ở đất nước này. Cách nhận dạng thông dụng nhất, toàn bộ lãnh thổ được quản lý theo mô hình địa lý – hành chính như sau:
+ Liên bang;
+ Các bang: 50 bang và một số lãnh thổ đặc biệt;
+ Các quận County: Có khoảng 3500 quận;
+ Các thành phố, thị trấn, hoặc các đơn vị đô thị nhỏ hơn.
Hai khía cạnh sau đây có ảnh hưởng quyết định tới sử dụng đất cũng như quy hoạch sử dụng đất. Mỹ là nước có nền kinh tế đa dạng pha trộn giữa các doanh nghiệp lớn có địa bàn hoạt động xuyên quốc gia và đa quốc gia với các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương Các công ty và tập đoàn sản xuất hàng hoá và dịch vụ quy mô lớn đòi hỏi có mô hình tổ chức tập trung nhằm quyết định nhanh việc điều hành và phối hợp hoạt động các văn phòng và nhà máy trên toàn quốc bố trí gần các vùng tiêu thụ, nguyên – nhiên liệu và nhân công. Đồng thời, Mỹ cũng là nước có nhiều thể chế đảm bảo mức độ phi tập trung hoá cao. Nhờ đó mỗi địa phương có toàn quyền đưa ra các quyết định trong nhiều lĩnh vực chính trị – kinh tế – xã hội khác nhau, trong đó, quy hoạch phát triển chịu ảnh hưởng chỉ trong ranh giới địa phương đó.
Từ góc độ quản lý đất đai và quy hoạch phát triển, phi tập trung hoá được thể hiện trong mô hình quản lý hành chính và lãnh thổ như sau:
Thứ nhất, Chính phủ Liên bang và các bang không có bất cứ quyền hạn nào đối với đất đại địa phương, trừ một số đất đai do chính quyền Liên bang quản lý do lịch sử khai khẩn và chinh phục đất đai dưới dạng các rừng quốc gia công viên – rừng quốc gia, các danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên và động thực vật hoang dã, đất dành riêng cho các bộ lạc da đỏ, đất thuộc quyền sở hữu tư nhân hoặc quyền sở hữu của các chính quyền dân cử địa phương. Nói một cách khác, chủ lãnh thổ là nhân dân địa phương được đại diện bởi chính quyền dân cử ở các đô thị Thị trưởng và Hội đồng Thành phố hoặc các quận Quận trưởng và Hội đồng Quận . Chính phủ Liên bang muốn duy trì, xây dựng mới, hoặc mở rộng trụ sở, văn phòng hoặc các cơ sở quân sự Liên Bang trên đất địa phương nàoquận hay thành phố thì phải xin phép địa phương đó và đóng thuế đất theo quy định của địa phương như bất cứ một công ty tư nhân nào.
Thứ hai, nhìn tổng quát Liên bang, các bang, và các quận là các đơn vị ổn định theo nghĩa ranh giới của chúng không có biến động từ một vài trăm năm nay, nhưng các thành phố và thị trấn giáp nhau trong từng hạt có thể sát nhập với nhau qua trưng cầu dân ý ở các điểm dân cư liên quan.
Ngoài hình thức quản lý lãnh thổ trên, do tác động lịch sử, chính trị và tài chính, một số các hình thức phân chia lãnh thổ khác cũng rất phổ biến như: Khu vực bầu cử Hạ viện 450 khu vực, khu vực Mã số Bưu điện, và Khu vực Trường học. Các hình thức phân chia lãnh thổ này đã tồn tại từ lâu, nhưng chỉ phục vụ một vài chức năng nhất định và không có tư cách pháp nhân; bản thân các khu vực này cũng không có ranh giới cố định mà biến động theo dân số, do đó không thể lấy làm ranh giới quy hoạch và sẽ không được đề cập sâu ở đây.
3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1: Sông Hớt-xơn đã rút ngắn khoảng cách giao thông đường thủy từ Si-ca-gô đến:
A. Át-lan-ta
B. Bớc-min-ham
C. Đa-lát
D. Niu Ioóc
Đáp án: A. Át-lan-ta
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng về vị trí phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ?
A. Nằm giữa Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
B. Nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
C. Tiếp giáp với Canada và Mehico.
D. Tiếp giáp với khu vực Mĩ Latinh.
Đáp án: A. Nằm giữa Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 3: Một trong các bộ phận hợp thành phần lãnh thổ Hoa Kì không phải là
A. Phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ.
B. Phần đất thuộc bán đảo Labrado.
C. Bán đảo Alaxca.
D. Quần đảo Haoai.
Đáp án: B. Phần đất thuộc bán đảo Labrado.
Câu 4: Các dạng địa hình nào sau đây thuộc vùng phía Đông của phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ?
A. Dãy núi già Apalat và đồng bằng ven Đại Tây Dương.
B. Dãy núi trẻ Rocki và các bồn địa xen với cao nguyên.
C. Nhiều gò đồi thấp và các đồng bằng ven biển rộng lớn.
D. Dải đồng bằng nhỏ và hẹp nằm ven Thái Bình Dương.
Đáp án: A. Dãy núi già Apalat và đồng bằng ven Đại Tây Dương.
Câu 5: Phần lớn lãnh thổ Hoa Kì nằm trong các đới khí hậu
A. Nhiệt đới và cận nhiệt.
B. Cận nhiệt và ôn đới.
C. Ôn đới và hàn đới.
D. Ôn đới và cận cực.
Đáp án: B. Cận nhiệt và ôn đới.
Câu 6: Bán đảo A-la-xca – một trong các bộ phận hợp thành lãnh thổ Hoa Kì nằm ở
A. Phía tây bắc Bắc Mĩ.
B. Phía tây nam Bắc Mĩ.
C. Phía đông bắc Bắc Mĩ.
D. Phía đông nam Bắc Mĩ.
Đáp án: A. phía tây bắc Bắc Mĩ.
Câu 7: Khoáng sản chủ yếu của vùng phía Đông của phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ là
A. Các kim loại màu.
B. Các kim loại đen.
C. Than đá, quặng sắt.
D. Dầu mỏ, khí tự nhiên.
Đáp án: C. Than đá, quặng sắt.
Câu 8: Khu vực nào sau đây có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn thứ hai của Hoa Kì?
A. Quần đảo Ha oai.
B. Bán đảo Alaxca.
C. Vùng phía Đông.
D. Vùng phía Tây.
Đáp án: B. Bán đảo Alaxca.
Câu 9: Vùng núi Cóoc-đi-e là tên gọi khác của vùng nào sau đây trên phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ?
A. Vùng phía Tây.
B. Vùng phía Bắc.
C. Vùng phía Nam.
D. Vùng phía Đông.
Đáp án: A. Vùng phía Tây.
Câu 10: Phía nam vùng Trung tâm thuộc phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ có lợi thế về đất đai màu mỡ thuận lợi phát triển ngành
A.thủy điện.
B. du lịch.
C. nông nghiệp.
D. công nghiệp.
Đáp án: C. nông nghiệp.
Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng Trung tâm thuộc phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ?
A. Phát triển mạnh giao thông đường biển.
B. Phát triển mạnh giao thông đường thủy.
C. Có nhiều cánh đồng cỏ rộng mênh mông.
D. Có đồng bằng phù sa rộng lớn, màu mỡ.
Đáp án: A. Phát triển mạnh giao thông đường biển.
Câu 12: Dãy núi nào dưới đây có hướng Đông Bắc – Tây Nam?
A. A-pa-lát
B. Ca-xca-đơ
c. Thạch Sơn
D. Xi-e-ra Nê-va-đa
Đáp án: A. A-pa-lát
Câu 13: chảy ra Thái Bình Dương là sông:
A.Cô-lum-bi-a
B. Ô-hai-ô
C. Riô Grăn-đê
D. Xanh Lô-ren-xơ
Đáp án: A.Cô-lum-bi-a
Câu 14: Sông nào dưới đây phát nguồn từ hệ thống Thạch Sơn?
A. Cô-lum-bi-a
B. Cô-lô-ra-đô
C. Riô Grăn-đê
D. Cả ba sông trên
Đáp án: D. Cả ba sông trên
Câu 15: Sông nào dưới đây không phát nguồn từ hệ thống Thạch Sơn?
A. Cô-lô-ra-đô
B. Mi-xi-xi-pi
C. Mi-xu-ri
D. Riô Grăn-đê
Đáp án: B. Mi-xi-xi-pi