Kiến trúc Hy Lạp là một trong những yếu tố thể hiện nền văn minh Hy Lạp một cách rõ nét nhất từ chính các công trình kiến trúc của mình. Kiến trúc của Hy Lạp đã xuất hiện như thế nào? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo ngay lịch sử, đặc điểm kiến trúc Hy Lạp cổ đại cũng như những kiệt tác kiến trúc của Hy Lạp cổ đại dưới đây
Lịch sử và nguồn gốc của kiến trúc Hy Lạp
Kiến trúc Hy Lạp được cho là đã ra đời và xuất hiện tại Hy Lạp từ năm 900 (trước Công Nguyên). Không chỉ ở Hy Lạp mà lối kiến trúc này còn phát triển và phổ biến rộng rãi tại khu vực Tiểu Á, Pháp, Ai Cập và cả Tây ban Nha… Nền văn hóa kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã phát triển mạnh mẽ và kéo dài từ khi xuất hiện đến thế kỷ I (sau Công Nguyên).
Trong nhiều loại hình kiến trúc khác nhau tại Hy Lạp thì các đền thờ được xuất hiện một cách phổ biến và rộng rãi nhất. Thậm chí hiện nay vẫn có khá nhiều công trình đền thờ được gìn giữ và bảo quản trong tình trạng gần như là nguyên vẹn. Có một số các công trình kiến trúc Hy Lạp cổ đại có tuổi thọ hơn 600 năm (trước Công Nguyên). Ngoài ra, kiến trúc Hy Lạp còn có các công trình khác như nhà hát, cung điện, lăng tẩm hoặc các cổng, dãy cột…
Các đặc điểm nổi bật của kiến trúc Hy Lạp
Đặc điểm của các là được hình thành và tôn tạo theo dạng quần thể kiến trúc. Những đặc điểm nổi bật nhất của kiến trúc Hy Lạp được thể hiện qua các công trình đền đài. Và, tùy vào từng thời kỳ phát triển mà kiến trúc của Hy Lạp sẽ có sự khác nhau nhưng vẫn sẽ có một số đặc điểm nổi bật như:
Kiến trúc thời kỳ tiền Hy Lạp
- Các công trình kiến trúc có chiều sâu, được thiết kế có lầu cũng như cầu thang lên xuống
- Kiến trúc Hy Lạp sử dụng mái bằng, các phòng được liên kết với nhau bằng giếng trời và sân bên trong
- Hệ thống kênh cấp nước và thoát nước bên trong các công trình
- Các cánh cửa được trang trí bằng sơn, tường dày
- Sử dụng các loại cột, kèo gỗ cũng như lanh tô gỗ, đá lớn trơn không gọt đẽo
Kiến trúc thời kỳ Hy Lạp chính thức
- Sử dụng các loại thức cột khác nhau như Lonic, Doric, Cariatide, Corinthien
- Sử dụng các loại tường cột đá, ngói đá, tường, hệ dầm
- Họa tiết trang trí các công trình kiến trúc đã xuất hiện những đường nét uyển chuyển, các gờ chỉ và màu sắc cũng được bố trí nhuần nhuyễn hơn
Ở thời kỳ Hy Lạp, kiến trúc điêu khắc Hy Lạp đã xuất hiện ở những công trình như đền thờ, nhà hát, quảng trường…
Tìm hiểu thêm: Kiến Trúc Đông Dương Là Gì? Hành Trình Thế Kỷ Của Kiến Trúc Đông Dương
Kiến trúc Hy Lạp và kiến trúc La Mã khác nhau như thế nào?
Kiến trúc Hy Lạp và kiến trúc La Mã cũng có sự khác nhau nhất định, bạn có thể phân biệt qua những thông tin ở bảng dưới đây:
Sự khác nhau | Kiến trúc Hy Lạp | Kiến trúc La Mã |
Về hình thức | Thể hiện sự hài hòa giữa hình thức và kiến trúc | Quy mô kiến trúc lớn thể hiện sự bền vững và quyền lực |
Tổ hợp không gian | Không gian lớn nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật xây dựng, tạo hiệu quả hơn về công năng | Có vẻ đẹp thu hút, ấn tượng hơn và đáp ứng được nhu cầu sử dụng đa dạng |
Loại cột | Cột được sử dụng để thể hiện sự tinh tế với 3 loại cột là Lonic, Corinth và Doric. Mỗi loại cột được sử dụng khác nhau thể hiện tầm quan trọng của các công trình |
Cột được sử dụng là Tuscan (kiểu cột đơn giản hơn Doric) và Composte (có nhiều hoa văn hơn so với cột Corithian) |
Nhìn chung, kiến trúc Hy Lạp La Mã đều có sử dụng cột trong các công trình xây dựng của mình.
Tổng quan các dạng thức cột trong kiến trúc Hy Lạp
Các dạng cột trụ là một trong những đặc điểm nổi bật trong các công trình kiến trúc của Hy Lạp. Và dưới đây là 3 dạng thức cột được sử dụng phổ biến nhất:
Thức cột Doric
Cột Doric là một loại cột có lịch sử lâu đời nhất trong kiến trúc do người Hy Lạp nghĩ ra. Cột Doric không quá phức tạp, nó chỉ cần đặt trực tiếp trên nền mặt phẳng mà không cần đặt trên đế. Cột thức không có phần đế cột và đầu cột mà nó chỉ được thiết kế với trụ thẳng đứng.
Thân thức cột Doric bao gồm có 20 đường rãnh được làm song song với nhau, kích thước phần đầu cột to hơn phần thân. Nhìn tổng thể, cột thức Doric có sự chắc chắn, mạnh mẽ và trông khá khỏe khoắn. Bên cạnh đó, thức cột Doric được cho là chịu lực rất lớn nên nó cũng được xem là biểu tượng sức mạnh cho người đàn ông.
Thức cột Ionic
Trong kiến trúc và điêu khắc của Hy Lạp cổ đại thì thức cột Ionic này được thiết kế khá mềm mại, uyển chuyển. Thức cột Ionic có tổng cộng 24 đường rãnh song song ở phần thân cột. Phần đầu của thức cột được gắn với 2 vòng hình xoắn ốc. Họa tiết trên thức cột Ionic cũng được làm khá sống động với những chi tiết chìm, nổi được xen kẽ với nhau.
Thức cột Ionic được tập trung thiết kế các họa tiết ở phần đầu cột. Trái ngược với biểu tượng sức mạnh của thức cột Doric, thức cột Ionic lại được xem như là biểu tượng dịu dàng của người phụ nữ. Loại cột thức này chủ yếu xuất hiện ở các công trình kiến trúc Hy Lạp như đền thờ Artemis (Ephesus), đền Hera (Samos), Apllo (Bassae)…
Thức cột Corinth
Thức cột Corinth ra đời vào khoảng thế kỷ 5 (trước Công Nguyên), là loại thức cột ra đời muộn nhất trong 3 thức cột của kiến trúc Hy Lạp. Tuy Corinth là tên của 1 thành phố tại Hy Lạp nhưng lại được sử dụng rất phổ biến tại Athens. Trong 3 thức cột thì thức cột Corinth được xem như được thiết kế đẹp và hoàn thiện nhất.
Thức cột Corinth có đường nét khá mảnh với các họa tiết cầu kỳ. Ấn tượng nhất là phía đầu cột được làm nhiều chi tiết đẹp trông như lẵng hoa kết hợp với những tầng lá phiên thảo diệp. Loại cột này có ưu điểm là tạo được đối xứng nhiều chiều giúp cảm nhận không gian kiến trúc được tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Kiến Trúc Baroque: Nghiên Cứu Nguồn Gốc Và Đặc Trưng Nổi Bật
Các đền đài theo kiến trúc Hy Lạp nổi tiếng
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại nổi bật nhất là các công trình đền đài hoành tráng. Dưới đây là một số công trình đền đài nổi tiếng trong kiến trúc Hy Lạp mà bạn có thể tham khảo:
Đền thờ Distyle
Đền thờ Distyle là loại đền cổ nhất với kiến trúc được xây dựng theo hình chữ nhật. Lối cửa chính để vào đền nằm ở cạnh ngắn và có hai cột chính ở cạnh ngắn này, gọi là dạng cột đôi ở hiên (distyle). Nổi bật nhất cho kiến trúc đền thờ Distyle là ngôi đền thờ vị thần Themis được xây dựng ở Rhamnus.
Đền thờ Distyle có cột 2 phía
Loại đền thờ này cũng tương tự với đền thờ Distyle ở trên nhưng nó là dạng biến thể. Vì ở kiến trúc đền sẽ có thêm 2 cột ở cạnh ngắn phí sau, gọi là dạng cột đôi ở 2 hiên. Điển hình nhất cho kiến trúc đền thờ Distyle có cột 2 phía là đền thờ vị thần Artemis được xây dựng ở Ephesus.
Đền thờ Prostyle
Đền thờ Prostyle là loại đền giống với kiến trúc đền Distyle nhất. Nhưng sự khác nhau nổi bật là thay vì 2 cột ở phía cạnh ngắn thì ở Prostyle sẽ có 4 cột ở phía trước, gọi là dạng hàng cột ở mặt trước đền (prostyle). Kiến trúc đền thờ ở Selinus là công trình nổi bật nhất cho đền thờ Prostyle này.
Đền thờ Amphi-Prostyle
Đền thờ loại này thì giống với Distyle có cột 2 phía nhưng lại có 4 cột ngắn ở phía sau và 4 cột ngắn ở phía trước đền. Loại kiến trúc này gọi là hàng cột cả 2 đầu Amphi-Prostyle, trong đó “amphi” dịch ra có nghĩa là “cả 2 phía”.
Đền thờ Peripteral
Đền thờ với kiến trúc xây dựng theo hình chữ nhật nhưng có hàng cột chạy bên ngoài chu vi công trình gọi là đền thờ Peripteral. Điển hình như đền Parthenon, Hephaestus ở Athena.
Tìm hiểu thêm: 10 công trình kiến trúc cổ đại phương Đông nổi tiếng
Những công trình kiến trúc Hy Lạp vĩ đại nhiều người biết
Kiến trúc Hy Lạp có rất nhiều công trình vẫn đang còn tồn tại ít nhiều, bạn có thể tham khảo một số công trình như:
Đền thờ thần Zeus
Đền thờ vị thần Zeus là vị thần tối cao nhất trong thần thoại Hy Lạp và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đền thờ Zeus được xây dựng ở ngay dưới chân đồi Acropolis thuộc trung tâm Athens. Công trình kiến trúc này được xây dựng vào thế kỷ VI (trước Công Nguyên) – thế kỷ II (sau Công Nguyên) mới hoàn thành.
Đền được xây theo kiến trúc dạng cột với chiều dài khoảng 74m, rộng 27m2, cao 30m. Tổng thể công trình có 38 cột đá được xây làm cột chống mái và chế trụ cho đền. Tuy nhiên, do chiến tranh tàn phá mà hiện nay, đền thờ thần Zeus chỉ còn 15 trụ thức cột Corinth. Mỗi năm, đền thần Zeus vẫn thu hút lượng khách du lịch đến tham quan rất lớn.
Đền thờ thần Apollo Epicurius
Đền thờ thần Apollo được xây dựng vào khoảng thế kỷ 5 (trước Công Nguyên) tại vùng núi Peloponnese với độ cao 1131m. Ngôi đền này là nơi thờ vị thần Apollo – vị thần ánh sáng trong thần thoại Hy Lạp. Đền thờ Apollo là một trong những đền thờ cổ quy mô lớn với xung quanh vùng núi này được bao quanh bởi nhiều khe suốt rất đẹp.
UNESCO cũng đã công nhận đền thờ Apollo là Di sản văn hóa thế giới và đền được bảo tồn rất tốt. Ngôi đền mang phong cách kiến trúc Hy Lạp rất đặc trưng nên được thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu nhất. Ở ngôi đền này có sự kết hợp hài hòa giữa 3 thức cột là Doric, Ionic và Corinth.
Đền thờ thần Athena ở Delphi
Đền thờ thần Athena được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 7 (trước Công Nguyên). Khi nhắc đến các thánh địa của Hy Lạp thì không thể thiếu đền thờ thần Athena hùng vĩ này. Đền được xây dựng với quy mô lớn và mang nét đặc trưng của thức cột Doric. Khi mới được xây dựng, đền có 21 cột được sắp xếp trên những phiến đá khá tỉ mỉ. Tuy nhiên, theo thời gian và chiến tranh thì công trình này gần như bị phá hủy hoàn toàn và chỉ còn lại những dấu tích hoàng tàn.
Nhà hát lớn Ephesus
Nhà hát được xây dựng vào khoảng từ năm 54 – 68 (trước Công Nguyên) và được hoàn thành vào thế kỷ thứ 2. Nhà hát được xây ở ngay trung tâm Hy Lạp cổ là thành phố Ephesus. Hiện nay, công trình nhà hát lớn Ephesus nằm ở vị trí thuộc lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Điểm ấn tượng của nhà hát là nó được thiết kế theo hình bán nguyệt với ghế ngồi là những bậc tròn được xây cao dần lên. Quy mô nhà hát rất lớn với khoảng 25.000 chỗ ngồi đến 30m. Hiện nay, nhà hát vẫn được duy trì để tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm thu hút khách du lịch trên thế giới đến tham quan.
Đền Erechtheion ở Acropolis
Ngôi đền Erechtheion được xây dựng vào những năm 421 – 406 (trước Công Nguyên) ở phía Bắc khu vực Acropolis. Đây là đền thờ do Mnesicles thiết kế với mục đích nhằm lưu giữ tượng của thần Athena. Tuy nhiên, đây cũng là nơi để duy trì tôn giáo và thờ phụng vị thần Athena và Poseidon.
Công trình mang đậm nét kiến trúc Ionia và sử dụng thức cột Ionic. Chất liệu thức cột được làm từ đá cẩm thạch với 4 khoan lớn được bố trí ngay dưới thảm đất. Những đường nét hoa văn được chạm trổ trên cột khá tinh xảo, đẹp mắt.
Tìm hiểu thêm: Kiến trúc Pháp và những đặc trưng nổi bật bạn nhất định phải biết!
Đền thờ thần Poseidon
Poseidon là vị thần của biển cả. Thần Poseidon là anh trai của thần Zeus và là em trai của thần Hades trong thần thoại Hy Lạp. Đền được xây dựng vào khoảng năm 444 – 440 (trước Công Nguyên), có quy mô lớn. Ngôi đền có tổng cộng 42 cột đá cẩm thạch nhưng hiện giờ chỉ còn 15 thức cột Doric tồn tại với thời gian.
Đền thờ thần Poseidon được đánh giá là địa điểm khảo cổ rất nổi tiếng tại Hy Lạp. Bên trong đền vẫn còn bức tượng đồng cao 6m của thần Poseidon. Ngôi đền cách Athens khoảng 80km nếu di chuyển bằng xe ô tô và vẫn thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.
Nhà hát cổ ở Segesta
Nhà hát cổ ở Segesta là kiến trúc rất nổi bật bởi được xây dựng bằng đá cẩm thạch với kiến trúc độc đáo. Ghế ngồi được sắp xếp theo bậc thang có hình bán nguyệt trên sân khấu tròn sáng tạo, tinh xảo. Các hàng ghế cũng như cột được chạm khắc tỉ mỉ, đẹp mang đến sự sang trọng. Đây vẫn là nhà hát đậm phong cách hoàng kim Hy Lạp nhất cho đến thời nay. Không chỉ có kiến trúc đẹp mà nhà hát còn là Di sản văn hóa quý giá của nền văn hóa cũng như kiến trúc Hy Lạp cổ.
Nhà hát giảng đường Epidaurus
Công trình kiến trúc Hy Lạp này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ IV (trước Công Nguyên) tại thành phố Ephesus. Hiện nay, nhà hát giảng đường Epidaurus thuộc lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà hát có hình bán nguyệt cổ điển với 55 hàng ghế, chứa được khoảng 14.000 người với đường kính khoảng 120m.
Điểm đặc biệt của nhà hát là khán giả vẫn có thể nghe được tiếng hát từ sân khấu dù cách xa 60m mà không cần micro. Theo nhiều tài liệu cổ ghi lại thì nhà hát giảng đường Epidaurus được xây dựng gần khu bệnh viện nhằm giúp các bệnh nhân được chữa trị tốt hơn. Với kiến trúc tinh xảo, công trình giúp du khách khám phá được nghệ thuật kiến tạo âm thanh tại nhà hát.
Thành cổ Acropolis
Nếu du lịch Hy Lam thì thành cổ Acropolis ở Athens là một trong những điểm du lịch mà bạn nên ghé thăm. Thành cổ Acropolis là công trình kiến trúc Hy Lạp rất hoành tráng vì bạn đứng ở đâu tại Athens đều có thể thấy thành cổ vì nó được xây dựng trên đỉnh đồi có độ cao 156m. Tất cả các công trình ở thành cổ đều mang đậm phong cách kiến trúc Doric với chất liệu làm từ đá cẩm thạch Pentylic. Người Hy Lạp cổ xem thành cổ như là trái tim của Hy Lạp nói chung và Athens nói riêng.
Phong cách Hy Lạp ảnh hưởng gì đến kiến trúc thời nay?
Phong cách Hy Lạp đã có nhiều ảnh hưởng đến kiến trúc Hy Lạp hiện đại cũng như kiến trúc của các công trình trên thế giới. Những công trình lớn thường được sử dụng bằng đá cẩm thạch và được xây dựng theo phong cách Hy Lạp. Sự ảnh hưởng rõ ràng nhất là các công trình kiến trúc hiện nay vẫn được sử dụng thức cột để chống đỡ như Nhà Trắng.
Bên cạnh đó, phong cách Hy Lạp còn được áp dụng rộng rãi trong phong cách nội thất hiện đại. Nội thất theo phong cách Hy Lạp mang sự hòa trộn giữa sự hiện đại cũng như cổ điển kèm theo nét kiến trúc Hy Lạp đặc trưng. Tất cả các yếu tố đều được chăm chút tỉ mỉ, kỹ lưỡng từ các chi tiết trang trí, họa tiết hoa văn trên trần, đèn hoặc rèm cửa…
Như vậy, bạn mới tìm hiểu xong về kiến trúc Hy Lạp và một số các công trình kiến trúc hùng vĩ còn tồn tại đến ngày nay. Bên cạnh đó, với những thông tin này, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn ngôi nhà hoặc căn hộ được xây dựng, thiết kế theo kiến trúc Hy Lạp này. Đừng quên truy cập ngay website truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu bạn đang cần tìm mua dự án bất động sản mới nhất với giá hấp dẫn nhất!
Xem thêm:
Ngọc Ánh – Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản