Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào? Các cách giảm đau bụng chuyển dạ hiệu quả

Bạn đang xem bài viết: Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào? Các cách giảm đau bụng chuyển dạ hiệu quả tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Mời các mẹ cùng chuyên mục Thai kỳ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về vị trí của cơn đau bụng chuyển dạ nhé!

1Thời điểm bắt đầu chuyển dạ

Dấu hiệu chuyển dạ thường bắt đầu từ tuần thứ 37 đến 42 của thai kỳ. Thời điểm bắt đầu chuyển dạ xảy ra trước tuần thứ 37 được gọi là dấu hiệu chuyển dạ sinh non, từ tuần thứ 39 đến 40 là đủ tháng và sau tuần thứ 42 là sinh già tháng.

Khoảng 60% mẹ bầu chuyển dạ và sinh nở trước ngày dự sinh. Nếu mẹ mang thai quá 41 tuần, mà chưa thấy xuất hiện cơn đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào thì bác sĩ có thể sẽ đề nghị giục sinh.

Mẹ cần chú ý cơn đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào khi sắp đến ngày dự sinh

Mẹ cần chú ý cơn đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào khi sắp đến ngày dự sinh

Có thể bạn quan tâm: Mẹ bỏ túi 10 tư thế chuyển dạ nhanh, an toàn và hiệu quả

2Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào?

Khi bắt đầu quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ giãn ra và các cơ của tử cung bắt đầu co lại, xuất hiện các cơn co thắt tử cung. Bụng mẹ căng lên theo từng cơn co thắt. Giữa các cơn co, tử cung sẽ giãn và mềm ra.

Đau khi chuyển dạ là một cơn đau lâm râm âm ỉ ở vùng bụng dưới, lưng hoặc căng cơ ở vùng xương chậu. Các cơn đau chuyển dạ thật sự thường đều đặn, trung bình khoảng một phút và diễn ra đều bất kể mẹ đã thay đổi tư thế hay nằm nghỉ ngơi. Sau đó, sự co bóp này của tử cung sẽ tăng lên, dồn dập lên trên.

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ 6 phương pháp khởi phát chuyển dạ giúp mẹ bầu sinh nở nhanh

3Sự khác nhau giữa đau bụng chuyển dạ giả và đau bụng chuyển dạ thật

Sau khi biết được đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào, các mẹ cần nhận diện đúng cơn đau đẻ thật và giả để chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đón nhận diễn biến cuộc chuyển dạ. Các mẹ chú ý cảm nhận cơn đau, dưới đây là một số mẹo phân biệt giữa cơn đau chuyển dạ và cơn gò thông thường:

  • Chuyển dạ giả (Cơn gò Braxton Hicks): Các cơn co thắt xuất hiện không thường xuyên và không đều đặn theo chu kỳ nhưng cường độ và mức độ khó chịu không thay đổi. Những cơn gò Braxton Hicks này không làm giãn cổ tử cung. Những cơn gò dạng này giúp làm săn chắc cơ tử cung, thúc đẩy lưu lượng máu đến thai nhi.
  • Đau bụng đẻ thật (cơn gò chuyển dạ): Cơn đau đẻ thật thường bắt đầu từ lưng dưới, lan ra trước bụng. Mỗi cơn gò đau khoảng 30 – 50 giây và dồn dập hơn theo thời gian. Ngoài việc chú ý đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào, các mẹ cũng cần để ý các dấu hiệu khác như ra máu báo chuyển dạ, vỡ ối, tiêu chảy, chuột rút.
Cơn đau bụng chuyển dạ ở vị trí lưng, bụng dưới

Cơn đau bụng chuyển dạ ở vị trí lưng, bụng dưới

4Những cách giúp mẹ bầu giảm đau bụng khi chuyển dạ

Có hai cách giúp các mẹ bầu giảm đau khi chuyển dạ là sử dụng thuốc và thực hiện những hoạt động gây xao nhãng để tạm quên cảm giác đau như: di chuyển xung quanh, tập thở, tắm vòi hoa sen, chườm nóng hoặc lạnh, mát-xa, nghe nhạc. Người thân cần ở cạnh để động viên về tinh thần.

Sau khi xác định được đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào, biết được thời điểm sắp sinh, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc bác sĩ thường kê để giảm đau đẻ cho mẹ bầu là:

  • Gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng: Việc tiêm thuốc tê có thể thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp đồng thời. Tiêm thuốc tê có tác dụng nhanh, giảm đau hiệu quả.
  • Gây tê âm đạo: Thuốc tiêm vào sẽ làm tê liệt các dây thần kinh quanh vùng âm đạo, giúp mẹ bầu không cảm thấy đau đớn nhiều trong lúc sổ thai, nhưng không có tác dụng với các cơn đau do co thắt.
  • Nhóm thuốc Opioid: Đây là nhóm thuốc giảm đau được tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Cơ chế giảm đau của thuốc là tạo ra cơn buồn ngủ và giúp mẹ bầu đi vào giấc ngủ.

Một số mẹo giúp mẹ bầu bớt đau đớn khi đi sinh:

  • Giữ bình tĩnh và tâm lý ổn định.
  • Tập thở đều đặn, hít bằng mũi và thở bằng miệng nhịp nhàng
  • Rặn đẻ theo hướng dẫn của hộ sinh
Có thể bạn quan tâm: Cách nhận biết bất thường trên biểu đồ chuyển dạ, mẹ cần nắm

5Mẹ bầu cần làm gì khi gần ngày dự sinh vẫn không có cơn đau bụng chuyển dạ?

Khi thai quá ngày dự sinh mà vẫn chưa thấy cơn đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào, thì mẹ bầu nên sớm đi khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán. Một số xét nghiệm có thể cần làm khi quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ là:

  • Dùng máy monitor để theo dõi đáp ứng của thai nhi, giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của em bé, đôi khi sẽ kết hợp với siêu âm thai.
  • Thử nghiệm Non-stress Test: Đo nhịp tim của thai nhi trong khoảng 20 phút. Kết quả được ghi nhận là “có phản ứng” hoặc “không có phản ứng”. Kết quả “không phản ứng” không kết luận được thai nhi không khỏe mạnh mà cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác mới chẩn đoán chính xác được tình trạng của em bé.
  • Trắc đồ sinh vật lý: Xét nghiệm này xác định chuyển động, hơi thở, trương lực cơ và nhịp tim của thai nhi để đánh giá sức khỏe em bé.
  • Xét nghiệm CST giúp theo dõi đáp ứng của tim thai với các cơn gò tử cung. Bác sĩ sẽ tiêm hóc-môn oxytocin vào đường tĩnh mạch của mẹ để gây cơn co thắt cơ tử cung giống như khi đang sinh thật. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ biết được tình hình sức khỏe của em bé như thế nào khi xuất hiện những cơn gò.
Mẹ đến bệnh viện khi quá ngày dự sinh mà vẫn chưa thấy cơn đau chuyển dạ ở vị trí nào

Mẹ đến bệnh viện khi quá ngày dự sinh mà vẫn chưa thấy cơn đau chuyển dạ ở vị trí nào

Một số phương pháp giục sinh mà bác sĩ có thể sẽ áp dụng là lóc ối, phá vỡ túi nước ối, tiêm oxytocin, đặt thuốc âm đạo, làm giãn nở cổ tử cung,… Những phương pháp này cũng có một số tác dụng không mong muốn, vì vậy nếu quá ngày dự sinh mà mẹ chưa thấy cơn đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào thì cần đến bệnh viện uy tín để an toàn hơn cho mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm: Những cách kích thích chuyển dạ nhanh nhất theo tự nhiên cho mẹ bị quá ngày dự sinh

6Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các mẹ hình dung được cơn đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào và cách phân biệt với các cơn gò tử cung thông thường. Các bài viết của AVAkids chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa.

Quỳnh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

  • Tổng hợp cho mẹ bầu 4 dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần
  • Dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ mẹ bầu cần chú ý!
  • Danh sách những dấu hiệu sắp sinh, mẹ bầu cần lưu ý

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào? Các cách giảm đau bụng chuyển dạ hiệu quả của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *