E20 là mã lỗi phổ biến của máy giặt Electrolux, khiến máy không hoạt động được vì không thể xả nước ra ngoài. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo bài biết sau để biết cách khắc phục lỗi E20 máy giặt Electrolux nhanh chóng nhất nhé!
1Lỗi E20 máy giặt Electrolux là gì?
Lỗi E20 máy giặt Electrolux là lỗi liên quan đến đường ống thoát nước thải, xuất hiện phổ biến ở máy giặt Electrolux cửa ngang.
Lỗi này làm cho máy giặt không thể bơm nước ra ngoài, còn nguyên nước trong lồng giặt. Vì thế, máy không thể hoạt động, thời gian chờ bơm nước lâu và màn hình báo lỗi E20.
2Dấu hiệu nhận biết lỗi E20 máy giặt Electrolux
Dấu hiệu nhận biết lỗi E20 đơn giản nhất đối với máy giặt Electrolux của ngang là màn hình hiển thị mã lỗi E20. Ngoài ra, máy giặt Electrolux còn có một số biểu hiện khác như:
- Máy đứng im, không hoạt động, không xả nước ra ngoài.
- Máy khhông vắt khi đến chu trình vắt và không có tiếng ù ù.
- Thời gian chờ bơm nước lâu.
- Trong lồng giặt còn nguyên nước.
- Tiếng kêu bíp bíp trên màn hình LED.
3Nguyên nhân dẫn đến lỗi E20 máy giặt Electrolux
Máy giặt Electrolux xuất hiện lỗi E20 là do một số nguyên nhân như sau:
- Sử dụng lâu ngày, không vệ sinh thường xuyên: Cặn bẩn rất dễ bám vào trong lồng giặt, khi nước thoát ra ngoài thì bám vào đường ống. Tích tụ lâu ngày làm cho nước trong lồng không thoát ra được ở chương trình xả, vắt.
- Hố bơm gặp lỗi: Hố bơm bẩn hoặc có vật mắc kẹt trong hố bơm, nên làm kẹt cánh bơm.
- Bơm thoát nước bị om cuộn, chập chờn: Máy giặt có áp suất nước lớn, giữa quá trình giặt, mực nước trong lồng sẽ nhiều nhất, nên bơm yếu không xả được.
- Bơm thoát nước bị hỏng, cháy cuộn.
- Mạch điều khiển hỏng, không cấp điện cho bơm.
4Cách khắc phục lỗi E20 máy giặt Electrolux
Bước 1: Tắt nguồn máy giặt
Khi máy giặt Electrolux báo lỗi E20, bạn hãy tắt nguồn máy giặt trong khoảng từ 1 – 2 tiếng. Tiếp theo, bạn bắt đầu lại chu trình giặt. Nếu máy bơm bị tắc, thì cầu chì lưỡng kim sẽ tắt máy bơm. Khi đó, bạn hãy đợi máy nguội, rồi mới cho máy hoạt động lại.
Bước 2: Kiểm tra vị trí lắp đặt ống thoát nước
Hãy đảm bảo rằng ống nước thải đã được đặt đúng vị trí để không gây ra tình trạng tắc nghẽn nước. Chiều cao ống thoát nước không quá 100 cm, không nhỏ hơn dưới 60 cm so với đế máy.
Nếu cặn bã bám quá nhiều trong đường ống thì sẽ dễ làm tắc đường nước. Thế nên, bạn cần vệ sinh thường xuyên đường ống thoát nước. Đồng thời, bạn xem xét đường ống có bị xoắn hay gấp khúc không, nếu có hãy đặt thẳng lại, giúp nước chảy qua dễ dàng hơn.
Bước 3: Vệ sinh máy bơm và bộ lọc
Máy bơm và bộ lọc là hai bộ phận dễ bám bẩn, cần vệ sinh để loại bỏ cặn bẩn và các vật kẹt bên trong. Bạn chỉ cần sử dụng nước nóng để làm sạch mà không cần chất tẩy rửa nào khác.
Bước 4: Kiểm tra cống bị nghẹt
Bạn hãy kiểm tra ống nối với bẫy chìm. Sau đó, kiểm tra bồn rửa có thoát nước bình thường không. Tiếp theo, bạn kiểm tra các cống thoát nước có đang bị nghẹt không, hãy đảm bảo rằng đầu ra luôn thông suốt.
Bước 5: Kiểm tra hệ thống bơm xả và bo mạch
Hệ thống bơm xả có công dụng hút nước bên trong lồng giặt và thải ra ngoài theo đường ống thoát. Nếu bơm xả bị ôm cuộn thì nước không được bơm hết toàn bộ ra ngoài. Bo mạch và bơm hư hỏng nặng, chết cuộn thì nước không thoát ra ngoài.
Việc kiểm tra hệ thống bơm xả và bo mạch yêu cầu bạn phải có kỹ thuật chuyên môn về máy giặt. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
- Hướng dẫn cách mở khóa máy giặt Electrolux đơn giản nhất
- Máy giặt Electrolux báo lỗi E90: Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản nhất
- Lỗi E10 máy giặt Electrolux nguyên nhân và cách khắc phục
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn khắc phục lỗi E20 máy giặt Electrolux. Nếu có thắc mắc, bạn vui lòng để lại bình luận dưới đây nhé!