Bạn đang xem bài viết: Dấu hiệu nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em và cách điều trị tại nhà tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Viêm họng hạt ở trẻ em thường gây ra các tình trạng như sốt cao, đau họng, cản trở việc ăn uống nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo bài viết dưới đây để biết được cách điều trị và phòng tránh nhé!
1Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt ở trẻ em xuất hiện do vùng miệng không được vệ sinh sạch sẽ hoặc bị cảm kèm theo viêm nhiễm kéo dài. Căn bệnh này theo y khoa ghi nhận sẽ kéo dài và lặp đi lặp lại trong vòng nhiều lần tại niêm mạc vùng hầu họng và amidan, khiến các mô lympho ở thành sau bị sưng lên.
Khi lympho phình to lên sẽ tạo thành các hạt có nhiều kích thước khác nhau, gây cảm giác bị vướng ở cổ họng, ngứa rát, việc nhai nuốt thức ăn và nói chuyện thường gặp khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các bé, tuy nhiên bệnh lý này không gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Viêm họng hạt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé
2Viêm họng hạt ở trẻ nhỏ lây như thế nào?
Bệnh viêm họng hạt thường do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra, lây lan qua các giọt bắn trong không khí. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi các giọt bắn có thể bám lên bề mặt đồ chơi, tay nắm cửa hoặc các vật dụng khác mà trẻ thường sử dụng.
Trẻ tiếp xúc với các đồ dùng, vật dụng có vi khuẩn bám và đưa tay lên miệng hoặc mũi lúc này vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể. Sau khoảng 2-5 ngày, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, người lớn có thể truyền vi khuẩn cho trẻ ngay cả khi bản thân không bị nhưng đã tiếp xúc với nguồn bệnh.
Lưu ý: Viêm họng hạt thường không lây qua đường sữa mẹ nên các chị em vẫn có thể cho con bú bình thường nhé!
3Nguyên nhân gây viêm họng hạt ở trẻ em
Do vi khuẩn, virus, nấm
Đây là nguyên nhân chính gây ra viêm họng hạt ở trẻ em. Khi xâm nhập được vào cơ thể, với hệ miễn dịch yếu, virus thuận lợi tấn công và phá hủy tế bào niêm mạc họng, gây ra tình trạng viêm nhiễm, lúc này lympho hoạt động liên tục rồi phình to gây nên viêm họng hạt.
Do bệnh lý
Có thể trẻ em đang mắc một số bệnh lý liên quan nên sẽ dễ mắc viêm họng hạt hơn so với những đứa trẻ khác.
- Viêm mũi, viêm xoang mãn tính: Dịch tiết đường hô hấp chứa nhiều vi khuẩn chảy xuống thành họng khiến vi khuẩn tấn công và gây nên bệnh.
- Trào ngược dạ dày ở trẻ: Thức ăn sẽ bị đẩy lên vùng họng nên bị tắc, gây tổn thương niêm mạc họng do có acid, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Bệnh hô hấp: Viêm amidan mãn tính, viêm phổi, viêm phế quản,… cũng là một trong nhiều nguyên nhân.
- Những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém hoặc suy dinh dưỡng, sinh non, thiếu cân cũng dễ mắc bệnh hơn.
Do vệ sinh cá nhân
Trẻ em nếu không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoặc không dùng bàn chải cho bé phù hợp, không đánh răng đúng cách cũng khiến vùng niêm mạc họng tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho virus tấn công.
Do môi trường
Yếu tố môi trường là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ mắc bệnh viêm họng hạt. Môi trường sinh hoạt, vui chơi bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi, thuốc lá, hóa chất độc hại,… dễ khiến trẻ bị mắc bệnh.
Ngoài ra, một số yếu tố chủ quan đến từ phụ huynh khi con có các triệu chứng nhưng không mua đúng thuốc sẽ khiến viêm họng cấp thành viêm họng hạt hoặc việc cho trẻ ăn nhiều đồ cay nóng, thức uống quá lạnh cũng khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.
4Dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ em
Bệnh viêm họng hạt ở trẻ em biểu hiện khá rõ nên các ba mẹ cần đặc biệt quan tâm và chú ý để nhận biết và điều trị kịp thời, tránh trường hợp bệnh ngày càng tệ đi. Một số hiểu hiện cụ thể như:
- Amidan bị sưng đỏ, xuất hiện các đốm trắng.
- Trẻ bị sốt cao trên 38 độ C kèm theo hiện tượng ớn lạnh.
- Các tuyến dưới hàm bị sưng tấy, đau nhức.
- Trẻ khó nuốt thức ăn, đau họng, đau đầu, đau bụng, nôn mửa.
- Một số trường hợp trẻ có thể bị nổi ban đỏ khắp người.
Ở những trẻ em sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi thì có các biểu hiện như: sốt, chảy nước mũi, có máu, đau bụng, nổi hạch ở cổ, ban đỏ… khiến trẻ khó chịu, biếng ăn. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau tùy vào thể trạng của trẻ.
Một trong những biểu hiện của viêm họng hạt là ho nhiều
5Điều trị viêm họng hạt ở trẻ em
Dùng thuốc
Sử dụng thuốc tây sẽ kiểm soát được tình trạng bệnh và cải thiện các triệu chứng đi kèm. Các bạ mẹ khi còn có các biểu hiện của viêm họng hạt hãy đưa ngay đến các cơ sở y tế để được khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, một số loại thuốc dùng để điều triệu như:
- Kháng sinh: Cefixime, Penicillin, Erythromycin, Amoxicillin,,.. Sử dụng trong 5-7 ngày.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol sử dụng 10-15mg/kg cân nặng và không quá 60mg/kg/24h.
- Thuốc giảm ho: Dextromethorphan dùng khi trẻ ho nhiều gây kiệt sức. Codein, Neocodion (thận trọng khi dùng vì có thể gây ức chế hô hấp.
- Thuốc long đờm: N-acetylcystein, Bisolvon,…
- Thuốc chống viêm: Methylprednisolon, Prednisolon, Alphachymotrypsin, Dexamethason.
- Thuốc điều trị trào ngược dạ dày, viêm loét: Lansoprazole, Esomeprazole, Misoprostol, Rabeprazole,…
Lưu ý: Chỉ nên uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự mua để điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nếu mua thuốc không đúng bệnh.
Thủ thuật xâm lấn
Viêm họng hạt mãn tính thường khó điều trị dứt điểm nên ba mẹ có thể cân nhắc sử dụng thủ thuật xâm lấn nếu dùng thuốc không mang lại hiệu quả. Một số phương pháp được biết đến như:
- Đốt hạt họng bằng nitơ lỏng.
- Đốt điện.
- Đốt laser.
- Nội soi cắt bỏ hạt.
- Cắt amidan và VA khi có biến chứng của bệnh.
Áp dụng mẹo dân gian
Một số phương pháp dân gian cũng được đánh giá cao khi điều trị bệnh viêm họng hạt cho trẻ nhỏ. Những thành phần thiên nhiên, lành tính có thể mang đến hiệu quả mà tuyệt đối an toàn ba mẹ có thể áp dụng như:
- Mật ong, chanh: Cắt chanh thành từng lát mỏng, ngâm trong nước trà mật ong khoảng 20 phút rồi cho bé uống 1 lần/ngày (Không nên cho bé dưới 1 tuổi uống, có thể gây ngộ độc).
- Nước muối: Cho trẻ ngậm và súc miệng bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày sẽ làm sạch cổ họng.
- Cam thảo: Sử dụng vài lát cam thảo hãm cùng nước ấm rồi trẻ uống nhiều lần trong ngày.
- Tía tô: Lá tía tô rửa sạch, giã và lấy nước cốt cho thêm nước ấm, mật ong hoặc đường phèn rồi khuấy đều tay và cho nuốt từ từ.
- Lá húng chanh: Lấy khoảng 20 lá húng chanh rửa sạch và cắt nhỏ trộn đều với 10 đường phèn, hấp cách thủy trong 15 phút rồi để trẻ uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Chữa viêm họng hạt bằng các mẹo dân gian xưa
6Trẻ bị viêm họng hạt nên kiêng gì?
Khi trẻ bị viêm họng hạt, ba mẹ cũng cần lưu ý đến vấn đề ăn uống bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh, cụ thể:
- Kiêng đồ cay nóng: Không nên sử dụng các món ăn có nhiều gia vị như: tiêu, ớt,… sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và vòm họng.
- Hạn chế các món chiên nướng: Ăn nhiều món ăn này có thể khiến trẻ tiết ra nhiều đờm, dễ gây tổn thương niêm mạc họng.
- Kiêng uống nước lạnh: Uống nhiều nước lạnh sẽ khiến cổ họng bị sưng tấy, tổn thương.
Trẻ nên kiêng ăn kem khi bị viêm họng hạt
7Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Khi gặp các biểu tượng của viêm họng hạt ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tránh tình trạng bệnh diễn biến ngày càng tệ hơn, có thể chuyển qua mãn tính. Nếu chưa có thời gian để đến bệnh viện thì hãy áp dụng những cách điều trị dân gian nhưng tốt nhất đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
8Cách phòng tránh viêm họng hạt ở trẻ
Để phòng ngừa bệnh viêm họng hạt ở trẻ em, ba mẹ cần lưu ý và thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Tạo thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách cho trẻ.
- Tắm rửa sạch sẽ sau khi trẻ về từ trường học hoặc các nơi công cộng.
- Sau khi trẻ bị viêm họng hạt và đã hết thì nên thay bàn chải đánh răng.
- Dọn dẹp nhà cửa, đồ chơi, đồ sinh hoạt của bé thường xuyên.
- Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang cho bé để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng cổ khi thời tiết vào mùa thu, đông.
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết trong thực đơn ăn uống của bé.
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài
9Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Hy vọng bài viết trên của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giúp ba mẹ có thể biết thêm nhiều thông tin về bệnh viêm họng hạt ở trẻ em và có cách điều trị, phòng tránh phù hợp để bảo vệ sức khỏe con mình tốt nhất. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Xem thêm:
- Trẻ bị sổ mũi kéo dài nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
- Trẻ sốt kéo dài – Tham khảo ngay cách xử trí từ bác sĩ Trương Hữu Khanh
- Chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da theo lời khuyên từ bác sĩ
Hà Trang tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dấu hiệu nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em và cách điều trị tại nhà của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.