Bạn đang xem bài viết: Dấu hiệu viêm tuyến nước bọt ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Viêm tuyến nước bọt ở trẻ em là căn bệnh khá lành tính, tỷ lệ tử vong thấp, không truyền nhiễm. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vì vậy, cha mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây của chuyên mục Góc chuyên gia của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để biết được phương pháp điều trị hiệu quả.
1Tuyến nước bọt và viêm tuyến nước bọt ở trẻ em
Tuyến nước bọt sẽ nằm ở xung quanh khoang miệng, có chức năng sản xuất nước bọt, góp phần quan trọng vào quá trình tiêu hóa thức ăn, rửa trôi vi khuẩn và các hạt thức ăn làm cho khoang miệng của trẻ nhỏ được sạch sẽ.
Trong đó, trên khuôn mặt mỗi trẻ nhỏ đều có 3 cặp tuyến nước bọt: mang tai, dưới lưỡi và dưới hàm. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng rối loạn trong việc tạo thành và di chuyển nước bọt thì các vi khuẩn có điều kiện để xâm nhập, phát triển trong khoang miệng dẫn đến viêm tuyến nước bọt.
Viêm tuyến nước bọt ở trẻ em xuất hiện do nhiễm khuẩn, virus hoặc dị ứng tự miễn nên sẽ ảnh hưởng đến ống tuyến, gây ra tình trạng tắc nghẽn, làm giảm lượng nước bọt tiết ra trong khoang miệng.
Các tuyến nước bọt của trẻ em
2Các dạng viêm tuyến nước bọt
Có rất nhiều dạng viêm tuyến nước bọt ở trẻ em, trong đó có thể phân chia thành một số loại như:
Theo nguyên nhân
- Virus: Quai bị, HIV, cúm A, CMV, Adenovirus,…
- Vi khuẩn: Liên cầu, Phế cầu, Tụ cầu, E.coli, lao.
- Các bệnh tự miễn: Cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại các cơ quan khác.
- Tắc nghẽn ống dẫn tuyến nước bọt: Có thể do sỏi, đờm hoặc các khối u.
Theo diễn biến
- Viêm tuyến nước bọt cấp tính: Kéo dài trong khoảng 1 đến 2 tuần.
- Viêm tuyến nước bọt mãn tính: Kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
- Viêm tuyến nước bọt tái phát: Tái đi tái lại nhiều lần.
3Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em
Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em là một trong những đối tượng thường xuyên gặp phải, do các nguyên nhân cụ thể sau:
- Do virus Paramyxo lây truyền qua đường hô hấp tấn công vào tuyến nước bọt, dẫn đến tình trạng viêm. Virus này cũng có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm khác như: viêm não, viêm tinh hoàn, viêm tụy,…
- Do vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus: Trẻ nhỏ đã bị lây truyền trực tiếp với người bệnh đang bị nhiễm trùng răng miệng hoặc viêm tai xương chũm.
- Do sử dụng một số loại thuốc: Những loại thuốc điều trị ung thư, trầm cảm hoặc Histamin,… cũng có thể là nguyên nhân làm tăng khả năng bị tình trạng viêm tuyến nước bọt.
- Do những nguyên nhân khác: Viêm tuyến nước bọt có thể do trẻ nhỏ đã bị nhiễm nấm, nhiễm độc hoặc mắc phải những căn bệnh hệ thống,…
Viêm đường nước bọt do nhiều nguyên nhân gây ra
4Trẻ nào dễ mắc viêm tuyến nước bọt mang tai?
Viêm tuyến nước bọt xuất hiện ở trẻ nhỏ bất kỳ độ tuổi nào, ngay kể cả với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ thuộc một trong số các trường hợp sau sẽ dễ mắc phải căn bệnh này:
- Trẻ em từ 12 tháng – 6 tuổi sức đề kháng yếu, dễ mắc virus.
- Trẻ em chưa được tiêm phòng vắc-xin MMR.
- Những bé gái bắt đầu độ tuổi dậy thì.
- Những bé trai trong độ tuổi 1 – 16 tuổi.
- Tiếp xúc gần với những trẻ đang bị mắc quai bị.
- Trẻ em không vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Trẻ em lười uống nước, bị mất nước.
- Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS hoặc có bệnh nền.
Trẻ dễ bị viêm tuyến nước bọt nếu chưa tiêm vắc-xin MMR
5Triệu chứng trẻ bị viêm tuyến nước bọt
Dấu hiệu viêm tuyến nước bọt ở trẻ em các cha mẹ thường nhầm lẫn với các bệnh ở vùng tai hoặc miệng. Vì vậy, các cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây để có cách xử lý kịp thời.
- Bị sưng ở vùng mang tai và lan rộng sang phía dưới hàm, tình trạng này có thể khiến tai hoặc khu vực xung quanh bị sưng to lên.
- Lượng nước bọt trong khoang miệng sẽ tiết ra ít, đặc quánh hơn so với bình thường, sẽ gây ra vấn đề răng miệng và tiêu hóa.
- Các vi khuẩn, virus có thể tấn công ở khu vực khác, khiến cho góc hàm hoặc đầu cổ bị sưng hạch.
- Lượng nước bọt tiết ra ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của trẻ, gây ra tình trạng khó mở miệng và nuốt thức ăn.
- Trẻ có thể bị nhiễm trùng toàn thân gây ra tình trạng sốt cao, xuất hiện mủ ở trong khoang miệng, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, chán ăn.
Trẻ bị đau nhức khi bị viêm tuyến nước bọt
6Viêm tuyến nước bọt mang tai nguy hiểm như thế nào?
Căn bệnh viêm tuyến nước bọt ở mang tai trẻ em không có khả năng lây nhiễm cũng như không gây ra các biến chứng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời càng để lâu mủ sẽ tích tụ lại và tạo thành các khối u có kích thước lớn.
Đặc biệt, các cha mẹ nên thận trọng với các trường hợp trẻ bị viêm tuyến nước bọt do khối u ác tính. Bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các cơ quan khác trên cơ thể của trẻ.
7Điều trị và chăm sóc trẻ
Điều trị
Để điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt, sử dụng thuốc kháng sinh nếu trẻ có xuất hiện mủ trong khoang miệng. Ngoài ra, cũng có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau, giảm phù nề, bổ sung các loại kháng enzyme.
Lưu ý: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự mua kháng sinh và cho trẻ nhỏ uống nếu chưa được tư vấn của bác sĩ.
Chăm sóc
- Hạ sốt: Tích cực chườm ấm, nếu trẻ bị sốt hoặc đau nhiều thì nên sử dụng miếng dán hạ sốt hoặc uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Vệ sinh: Hãy làm sạch vùng mũi miệng của trẻ, dọn dẹp nhà cửa, đồ chơi của trẻ, người chăm sóc cũng cần rửa tay với nước sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc.
- Chế độ dinh dưỡng: Cho trẻ ăn các thực phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt, phân thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn quá nhiều.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên
8Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?
Trong trường hợp trẻ bị viêm tuyến nước bọt mức độ nhẹ thì có thể điều trị tại nhà. Bởi vì nếu nhập viện không đúng chỉ định có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng bệnh viện.
Lúc nào trẻ có một trong các dấu hiệu: sốt cao, khó thở, khó nuốt, quấy khóc, nôn mửa, co giật, khó đánh thức thì cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đến các trung tâm y tế.
9Cách phòng bệnh viêm tuyến nước bọt ở trẻ em
Có rất nhiều cách để phòng bệnh viêm tuyến nước bọt ở trẻ em, các cha mẹ có thể tham khảo và thực hiện:
- Nuôi trẻ bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu khi chào đời.
- Cần tiêm phòng cho trẻ đầy đủ các mũi vắc-xin của Bộ Y Tế.
- Đảm bảo nhà cửa sạch sẽ, không có khói thuốc, đủ ánh sáng, thoáng khí.
- Thực đơn ăn uống của trẻ phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ
10Các câu hỏi thường gặp
Viêm tuyến nước bọt có lây lan không?
Bệnh viêm tuyến nước bọt không lây nhiễm nên cha mẹ không cần phải cho trẻ tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Viêm tuyến nước bọt uống uống thuốc gì?
Khi bị viêm tuyến nước bọt mức độ nhẹ có thể không cần uống thuốc hoặc có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, giảm viêm theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Người bệnh không nên mua kháng sinh về cho trẻ uống nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tuyến nước bọt không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ nhỏ.
Viêm tuyến nước bọt có nổi hạch không?
Khi bị viêm tuyến nước bọt trẻ sẽ bị nổi hạch tại vị trí như: hạch sau tai, hạch góc hàm, hạch cổ,… các hạch này sẽ sưng to, đau. Nếu tình trạng viêm hạch nặng có thể gây ra hoại tử hoặc áp xe hạch. Còn khi tình trạng viêm không còn thì hạch sẽ nhỏ dần và biến mất sau khoảng vài tuần đến vài tháng.
Viêm tuyến nước bọt có phải là quai bị không?
Bệnh quai bị có thể gây ra viêm tuyến nước bọt mang tai. Nhưng viêm tuyến nước bọt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: virus HIV, virus quai bị, vi khuẩn liên cầu, vi khuẩn coliform,…
Phân biệt quai bị và viêm tuyến nước bọt
Bệnh quai bị sẽ bao gồm các triệu chứng như viêm tuyến nước bọt và gây ra một số biến chứng khác như: viêm tính hoàn, viêm cơ tim, viêm tụy cấp. Biểu hiện chung của những trẻ em bị viêm tuyến nước bọt và quai bị bao gồm: giảm dịch tiết, khó nuốt, sốt,…
Vì vậy, 2 căn bệnh này khó có thể phân biệt qua khám bệnh. Để có thể chẩn đoán chính xác, cần phải thực xét nghiệm cấy vi-rút.
Viêm tuyến nước bọt có tự khỏi không và bao lâu thì khỏi?
Nếu viêm tuyến nước bọt không có biến chứng thì có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc, thông thường tình trạng viêm có thể kéo dài khoảng từ 1 – 2 tuần tùy vào cơ địa của trẻ.
Viêm tuyến nước bọt có cần phẫu thuật không?
Trong trường hợp nhiễm trùng không đáp ứng với kháng sinh tiêm tĩnh mạch sau 48 giờ, cần phải được phẫu thuật và dẫn lưu tuyến nước bọt để kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng.
11Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Hy vọng với những chia sẻ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn về bệnh viêm tuyến nước bọt ở bài viết trên, ba mẹ sẽ có nhiều được nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc và phòng tránh cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các thông tin mà chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Xem thêm:
- Những triệu chứng cúm A ở trẻ mà ba mẹ cần chú ý
- Trẻ bị nhiệt miêng – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
- Sốt siêu vi ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc an toàn
Hà Trang tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dấu hiệu viêm tuyến nước bọt ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.