Đau lưng đạp xe có tốt không? 6 lưu ý cho người bị đau lưng khi đạp xe

Đau lưng đạp xe có tốt không? 6 lưu ý cho người bị đau lưng khi đạp xe

Đạp xe là môn thể thao được nhiều người ưa chuộng nhờ sự tiện lợi và các tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên với những người bị đau lưng thì đạp xe có tốt không? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giải đáp trong bài viết dưới đây và mách bạn một vài lưu ý cho người đau lưng khi sử dụng xe đạp nhé!

1Người bị đau lưng có nên đạp xe

Bài viết mang tính chất tham khảo, hãy hỏi ý kỹ kiến của bác sĩ về các vấn đề bệnh lý và tập luyện để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Đau lưng thường chủ yếu đến từ các nguyên nhân như:

  • Mắc các chứng bệnh về lưng: thoát vị đĩa đệm, thoái hoá, sai lệch đốt sống, trượt đốt sống.
  • Ít hoạt động khiến các đốt sống thiếu tính linh hoạt.
  • Đi giày cao gót trong thời gian dài dẫn đến chèn ép dây thần kinh.

Việc đạp xe được coi là những hoạt động tương đối nhẹ nhàng và phù hợp với những người mắc chứng đau lưng kinh niên. Việc đạp xe đảm bảo không tác động lực đến vùng lưng nhưng vẫn giúp các đốt sống được hoạt động.

Những người bị đau lưng nên giữ thói quen đạp xe hoặc sử dụng xe đạp tập tại nhà thường xuyên để các đốt sống có cơ hội được hoạt động thường xuyên, từ đó cải thiện sự linh hoạt.

Đau lưng đạp xe có tốt không? 6 lưu ý cho người bị đau lưng khi đạp xe

2Tác dụng của đạp xe đối với người bị đau lưng

Việc đạp xe góp phần đẩy lùi các tình trạng như: Cứng khớp, thoát vị địa đệm,… Đặc biệt đối với những người mắc chứng hẹp ống sống thắt lưng thì đạp xe được coi là một trong những hoạt động an toàn, hiệu quả.

Khi đạp xe các đốt sống dưới tác động của lực cơ thể trong quá trình vận động sẽ được kéo giãn. Từ đó dây chằng cùng hệ thần kinh cột sống trở nên linh hoạt hơn, phần cơ xương trở nên mềm mại.

Việc đạp xe góp phần đẩy lùi các tình trạng như: Cứng khớp, thoát vị địa đệm

Các tác động này giúp hạn chế tình trạng lắng đọng canxi, đồng thời giảm thiểu hiện tượng vôi hoá đốt sống, khiến cho các cơn đau giảm đi đáng kể.

3Lưu ý cho người bị đau lưng khi đạp xe

Có thể thấy tập luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn mỗi ngày. Tuy nhiên chỉ chăm chỉ thôi chưa đủ, chúng ta còn cần làm đúng kỹ thuật và đủ tần suất để có thể đạt được hiệu quả tối đa.

Lựa chọn xe đạp phù hợp với chiều cao, thể trạng

Việc lựa chọn xe đạp phù hợp với thể trạng là yếu tố vô cùng quan trọng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình luyện tập. Các bạn nên đến trực tiếp cửa hàng khi mua xe, thực hiện đạp 1 – 2 vòng để chắc chắn về sự thoải mái khi sử dụng.

Không nên chọn xe quá to hoặc quá nhỏ sẽ khiến cơ thể không đạt được trạng thái thoải mái nhất khi sử dụng. Việc không phù hợp về kích thước cũng có thể gây nên những tai nạn không đáng có trong quá trình sử dụng.

Tác dụng của đạp xe đối với người bị đau lưng

Xem thêm: Cách chọn size xe đạp phù hợp với chiều cao

Tư thế đạp xe đúng

Tư thế đạp xe đúng và hiệu quả là cần phải duy trì việc giữ thẳng lưng thật thoải mái, không gồng mình hoặc gượng ép cơ th. Không cúi đầu, vẹo lưng, ngồi lệch hông hoặc nhoài người về phía trước.

Trong quá trình luyện tập nếu gặp các vấn đề đau mỏi nào thì các bạn nên dừng lại nghỉ ngơi, điều chỉnh tư thế hoặc nếu tình trạng nghiêm trọng thì hãy tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tác dụng của đạp xe đối với người bị đau lưng

Xem thêm: Hướng dẫn tư thế đạp xe đúng cách, không đau lưng

Điều chỉnh chiều cao của yên xe

Ngoài tư thế thì độ cao yên xe cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thoải mái của người dùng trong quá trình luyện tập. Nếu để yên xe quá thấp, hoặc quá cao so với cơ thể sẽ khiến các cơn đau lưng kéo dài, nặng hơn sẽ khiến tổn thương lưng.

Điều chỉnh chiều cao của yên xe

Xem thêm: Điều chỉnh yên xe đạp phù hợp với tư thế đạp xe

Hãy chú ý điều chỉnh độ cao của yên làm sao để người dùng ngồi lên vừa tầm gót chân chạm vào bàn đạp, đầu gối hơi cong, chân không bị trùng hoặc không bị với.

Điều chỉnh góc yên chuẩn để giúp trọng lượng cơ thể được phân phối đều ở cả phần tay và chân.

Đạp xe những con đường bằng phẳng

Tránh tác động lực quá lớn lên phần lưng khi hoạt động, đồng nghĩa với việc khi đạp xe các bạn nên lựa chọn các khu vực hay con đường bằng phẳng để luyện tập.

Cần đặc biệt tránh và hạn chế tuyệt đối việc đi vào những khu địa hình mấp mô, nhiều dốc. Việc này sẽ mang đến những ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm, cột sống và càng khiến cơn đau trở nặng hơn.

Đạp xe những con đường bằng phẳng

Cường độ đạp xe hợp lý

Nên luyện tập với cường độ hợp lý, tránh việc quá sức sẽ làm lưng tổn thương hơn. Khi luyện tập các bạn cũng nên đạp nhẹ nhàng, từ từ và thư giãn, tránh việc đi quá nhanh.

Đối với người mới bắt đầu chỉ nên đi trong quãng đường ngắn từ 1 – 2 km, sau đó tăng dần độ dài quãng đường tùy vào thể trạng và sức khỏe từng người. Việc làm này để cơ thể quen dần với tần suất hoạt động.

Cường độ đạp xe hợp lý

Tần suất phù hợp với các bệnh nhân đau lưng thường là 30 phút mỗi ngày, hoặc nếu có thời gian các bạn nên đạp xe 1 tiếng/ngày chia ra 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều tối. Việc làm này sẽ giúp cơ thể thư giãn, đồng thời giúp cột sống được vận động linh hoạt cả ngày.

Xem thêm: Nên đạp xe vào lúc nào thì tốt cho sức khỏe nhất?

Đạp xe kết hợp việc hít thở bằng mũi

Việc thở đúng cách trong quá trình đạp xe sẽ giúp cải thiện sức khỏe rõ rệt, đồng thời gia tăng năng suất đạp xe của bạn.

Các chuyên gia khuyên rằng việc kết hợp hít thở bằng mũi đúng cách trong suốt quá trình đạp xe sẽ khiến bạn khỏe mạnh và có nhịp thở tốt hơn.

Tác dụng của đạp xe đối với người bị đau lưng

Hít vào trong ba giây, đồng thời thở ra trong ba giây. Kết hợp việc đạp xe và hít thở đều đặn theo phương pháp này sẽ mang đến kết quả tích cực cho việc luyện tập của bạn.

Xem thêm:

  • Nên đạp xe tập thể dục tại nhà hay đạp xe ngoài trời? Cách nào tốt hơn?
  • 8 lợi ích của việc đạp xe đạp mang lại cho người cao tuổi
  • Người mắc bệnh tim mạch có nên đạp xe mỗi ngày?

Hy vọng với những chia sẻ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã phần nào gợi mở cho các bạn về phương pháp luyện tập xe đạp đúng cách cho người bệnh đau lưng. Nếu có thắc mắc gì bạn vui lòng bình luận bên dưới để nhận được câu trả lời sớm nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *