Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không? Lợi ích và các lưu ý khi đạp xe

Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không? Lợi ích và các lưu ý khi đạp xe

Đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp và chức năng vận động. Vậy đau thần kinh tọa có nên đạp xe không? Cùng tìm hiểu nhé!

Đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động, sinh hoạt hằng ngày. Việc tập thể dục luôn được khuyến khích thực hiện, thế nhưng khi đau thần kinh tọa thì có thể tập thể dục được hay không, cụ thể là bộ môn đạp xe đạp. Để biết rõ hơn về vấn đề này thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không? Lợi ích và các lưu ý khi đạp xeDây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh hông to, đây được xem là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể kéo dài từ vùng thắt lưng đến bàn chân. Nó có chức năng chi phối vận động và nuôi dưỡng hai chi dưới, tuy nhiên hiện nay tình trạng đau thần kinh tọa là vô cùng phổ biến đặc biệt là nam giới trong độ tuổi lao động.

Đau thần kinh tọa sẽ dẫn đến cảm giác đau nhức dọc theo đường dây thần kinh tọa, bắt đầu từ vùng thắt lưng và kết thúc ở bàn chân hoặc các ngón chân, khiến người bệnh di chuyển, vận động hoặc sinh hoạt khó khăn, không được như bình thường.

Một số nguyên nhân đau thần kinh tọaMột số nguyên nhân đau thần kinh tọa

Một số nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa có thể kể đến như:

  • Thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, vẹo cột sống, trượt đốt sống, viêm đĩa đệm.
  • Chấn thương, té ngã tạo áp lực lên đĩa đệm.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng
  • Vận động sai tư thế
  • Vận động mạnh vùng lưng một cách đột ngột cùng một số nguyên nhân khác như tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì,…

Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?

Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?

Theo thông tin được đăng trên trang của hệ thống Vinmec cho biết, người bị đau thần kinh tọa có thể đạp xe đạp một cách nhẹ nhàng, bởi vì việc vận động này sẽ giúp xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai, giảm triệu chứng chèn ép dây thần kinh tọa,…

Ngoài ra, người bị đau thần kinh tọa còn được khuyến khích ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp với chế độ vận động, vật lý trị liệu, rèn luyện thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe của người bệnh sẽ giúp tình trạng bệnh ngày càng cải thiện.

Lợi ích của đạp xe đạp với người bị đau thần kinh tọa

Giảm cân lành mạnh

Giảm cân lành mạnhGiảm cân lành mạnh

Một số nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa là do béo phì, việc đạp xe liên tục trong một giờ sẽ giúp người bệnh đốt cháy từ 300 đến 400 calo, giúp cơ thể giảm được mỡ thừa, ngăn ngừa nguy cơ tăng sức ép lên cột sống, từ đó giúp ngăn ngừa đau thần kinh tọa.

Giúp xương khớp dẻo dai

Xương khớp dẻo daiXương khớp dẻo dai

Theo một số chuyên gia về xương khớp cho biết việc đạp xe đều đặn thường xuyên sẽ giúp ổn định xương khớp, xương được dẻo dai hơn. Khi đạp xe tất cả các bộ phận phải hoạt động và vận động một cách hiệu quả nhịp nhàng với nhau, các khớp cũng sẽ được hệ thống dây chằng, cơ và gân hỗ trợ nên sẽ ngày càng linh hoạt và khỏe mạnh hơn.

Giúp phát triển cơ bắp

Phát triển cơ bắpPhát triển cơ bắp

Khi các cơ hoạt động một cách liên tục, đều đặn và nhịp nhàng thì cơ bắp sẽ được tác động nhiều nhất, đặc biệt là ở khu vực đùi và cẳng chân. Do đó, đạp xe thường xuyên sẽ giúp phát triển cơ bắp, giúp cơ bắp săn chắc hơn.

Giúp giảm đau

Giảm đauGiảm đau

Cột sống sẽ cân bằng hơn nếu bạn đạp xe đúng cách và đúng tư thế, vừa có thể giảm áp lực lên dây thần kinh tọa vừa có thể giúp xoa dịu vị trí bị tổn thương, từ đó giảm đau do các triệu chứng của thần kinh tọa gây ra.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Tăng cường sức khỏe tim mạchTăng cường sức khỏe tim mạch

Việc đạp xe sẽ cải thiện được chức năng và sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, ngoài ra còn có thể hạn chế suy giảm trí nhớ hơn nhiều so với người ít vận động.

Những lưu ý khi đạp xe đạp ở người bị đau thần kinh tọa

Lựa chọn phương tiện phù hợp

Người bị đau dây thần kinh tọa nên lựa chọn phương tiện chuyên dụng phù hợp để giúp cho việc tập luyện thuận lợi và giảm áp lực lên dây thần kinh, giảm đau cho người bệnh. Do đó, tốt nhất người bệnh nên lựa chọn xe đạp phù hợp với vóc dáng của mình.

Lựa chọn phương tiện phù hợpLựa chọn phương tiện phù hợp

Người nhỏ nhắn nên chọn xe có trọng lượng nhẹ, nhỏ gọn và ngược lại, ngoài ra cũng nên bổ sung phụ kiện giảm xóc để tránh gây tác động đột ngột đến vùng lưng gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý điều chỉnh chiều cao của xe cho phù hợp với tầm vóc của bản thân, có thể chọn phần yên dễ thay đổi linh hoạt và điều chỉnh một cách thoải mái nhất, giúp giữ an toàn cho người tập.

Lưu ý về cường độ đạp xe

Người bị đau thần kinh tọa cần lưu ý tập luyện với cường độ vừa phải từ 10-20 phút mỗi lần và có thể tăng dần theo thời gian, bởi vì nếu đạp xe quá lâu trên quãng đường dài sẽ tăng áp lực cho vùng lưng, làm triệu chứng đau thần kinh tọa thêm nặng hơn.

Lưu ý về cường độ đạp xeLưu ý về cường độ đạp xe

Tốt nhất người tập nên lựa chọn quãng đường và địa hình một cách phù hợp, cần tránh những địa hình hiểm trở, ưu tiên chọn địa hình bằng phẳng, bởi vì nếu đạp xe trên đoạn đường quá nhấp nhô sẽ gây áp lực đến vùng lưng làm cho tình trạng đau thêm nặng hơn. Nên đạp xe từ sáng sớm từ 5h20-6h20 hoặc chiều mát từ 17-18h.

Luyện tập đúng tư thế

Luyện tập đúng tư thếLuyện tập đúng tư thế

Đạp xe hay bất kì hoạt động thể thao nào đều phải chú ý thực hiện đúng tư thế, đặc biệt là người đau thần kinh tọa phải chú ý để tránh gây nặng thêm cho tình trạng hiện tại, cần ngồi thẳng lưng, cân bằng hai bên cơ thể, tránh xiêu vẹo hoặc cúi người về trước, về sau quá nhiều.

Với những lưu ý về chế độ đạp xe cho người đau thần kinh tọa mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã tổng hợp trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn, cảm ơn bạn vì đã theo dõi bài viết.

Nguồn: Vinmec.com

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *