Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 9 năm 2023 – 2024 có đáp án

Bạn đang xem: Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 9 năm 2023 – 2024 có đáp án tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Cách ôn thi văn vào 10 hiệu quả:

Tra cứu câu chủ đề của mỗi đoạn văn khi ôn thi vào lớp 10 môn Văn. Nếu chỉ đọc những câu này, bạn có thấy bài viết trình bày quan điểm rõ ràng và logic không? từ bắt đầu đến kết thúc? Các câu chủ đề của mỗi đoạn nên chỉ ra những điểm chính của đánh giá tài liệu của bạn.

Lập dàn ý cho từng phần của bài báo và quyết định xem bạn có cần thêm thông tin hay không, loại bỏ thông tin không liên quan hoặc sắp xếp lại các phần.

Đọc lại bài viết của bạn. Bằng cách đó, bạn sẽ có thể xác định tốt hơn nơi bạn cần dấu chấm câu để báo hiệu tạm dừng hoặc ngắt đoạn trong đoạn văn, nơi bạn mắc lỗi ngữ pháp hoặc nơi không rõ ràng.

Kiểm tra để chắc chắn rằng bạn đã bao gồm tất cả những thứ quan trọng.

Đảm bảo rằng tất cả các trích dẫn và tài liệu tham khảo đều chính xác và bạn đang tham khảo theo phong cách phù hợp với chủ đề của tác phẩm hoặc từ cùng bối cảnh mà nó ra đời. Nếu bạn không chắc nên sử dụng phần nào, hãy hỏi giáo viên của bạn.

Kiểm tra để đảm bảo rằng bạn không đạo văn bằng cách không trích dẫn nguồn hoặc sử dụng các từ được trích dẫn trực tiếp từ một nguồn.

Văn bản phải được viết theo phong cách học thuật rõ ràng và súc tích; Nó không nên mang tính mô tả hoặc sử dụng ngôn ngữ nói hàng ngày.

Không nên có lỗi ngữ pháp hoặc chính tả trong văn bản của bạn. Các câu nên trôi chảy và logic.

2. Đề thi giữa kì 1 ngữ văn 9 năm học 2023 – 2024:

2.1. Bộ đề số 1:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1.( 2 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi

“ Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

(Trích bài Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ )

a- Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ ( 0,5 điểm).

b- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.( 1điểm)

c- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.( 0,5 điểm)

Câu 2: (1 điểm) Phát hiện và sửa chữa lỗi về phép liên kết câu trong đoạn văn sau:

“ Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Nhưng mây bò trên mặt đất. Tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi”

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1.( 2 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) bàn về một thói quen xấu cần phải được thay đổi trong giới trẻ ngày nay.

Câu 2.( 5 điểm) Em hãy phân tích khát vọng sống đẹp của nhà thơ trong hai khổ thơ sau:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải – Sách Ngữ văn 9 tập 2 trang 56)

Đáp án:

Phần

Đáp án và biểu điểm

Điểm

 

I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm)

I

1a

– Thể thơ tự do.( HS nêu thể thơ 8 chữ vẫn cho 0,25điểm)

– Phương thức biểu đạt : Biểu cảm ( trữ tình)

0.25

 

0.25

1b

– Biện pháp tu từ tiêu biểu nhất được sử dụng trong đoạn thơ: so sánh

– HS chỉ ra được các câu thơ có biện pháp so sánh

– Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

– Óng tre ngà và mềm mại như tơ……

Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.

 

0.25

0.25

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

1c

Nội dung chính của đoạn thơ: Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.

 

0.5

2

Trong đoạn văn giữa câu 3 và câu 4 có quan hệ tương đồng chứ không đối lập nên dùng từ liên kết Nhưng” là sai.

Cách sữa: bỏ từ” Nhưng” giữa hai câu, viết hoa từ mây.

 

0.5

 

 

0,5

 

II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

II

1

 

Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) bàn về một thói quen xấu cần phải được thay đổi trong giới trẻ ngày nay.

2.0

a. Đúng hình thức đoạn văn.(mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn)

0.25

b. Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn.

0.25

c.Triển khai nội dung đoạn văn hợp lý. Có thể theo các ý sau:

– Trong cuộc sống bên cạnh thói quen tốt còn có những thói quen xấu có hại cho con người và xã hội.

– Những thói quen xấu đó có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá, ma túy, nghiện game……

-Nếu như giới trẻ không kiên định lập trường sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ.

– Cờ bạc, thuốc lá, ma túy …..là những thói hư tật xấu gây ra tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng , đạo đức, sức khỏe, kinh tế , nòi giống ….đây cũng là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.

-Tất cả những tập quán xấu, thói quen xấu có ma lực cuốn hút con người.

– Giới trẻ muốn không bị biến thành nạn nhân của nó, mỗi chúng ta phải tự rèn luyện , tu dưỡng không ngừng trong học tập , trong lao động và phải nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội.

1.0

d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

0.25

e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

2

Em hãy phân tích khát vọng sống đẹp của nhà thơ trong hai khổ thơ sau:

 Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

( Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải – Sách Ngữ văn 9 tập 2 trang 56)

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: giới thiệu được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, vấn đề nghị luận

.Thân bài: Triển khai luận điểm khát vọng sống đẹp của nhà thơ

. Kết bài: đánh giá lại nghệ thuật, nội dung đoạn thơ , nêu suy nghĩ của bản thân

0.5

b. Xác định đúng nội dung vấn đề nghị luận: Hai khổ thơ thể nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.

0.5

c. Triển khai hợp lí nội dung trình tự của bài nghị luận

Học sinh có thể trình bày các chi tiết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

– Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, và đoạn trích hai khổ thơ trên.

– Giới thiệu nhận xét về hai khổ thơ trên (như đề bài đã nêu)

* Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đát nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha, làm “mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời.

1. Ước nguyện được sống đẹp, sống có ích cho đời.

Muốn làm con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca à Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp ước nguyện của Thanh Hải.

Điệp ngữ “Ta làm…”, “Ta nhập vào…” diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.

– Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên giản dị.

“Con chim hót”, “một cành hoa”, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. ở khổ thơ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện “hót chi mà vang trời”. ở khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình : đem cuộc đời mình hoà nhập và cống hiến cho đất nước.

2. Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường

– Nguyện làm những nhân vật bình thường nhưng có ích cho đời

+ Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm một “con chim hót”, làm “Một cành hoa”. Giữa bản “hoà ca” tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm “một nốt trầm xao xuyến”. Điệp từ “một” diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé, khiêm nhường.

– ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn mình góp cho đất nước.

– Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản hoà ca chung.

+ Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ.

+ Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, và lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuụoc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù nhỏ bé, cho đất nước, và phải không ngừng cống hiến “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”. Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người.

– Sự thay đổi trong cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người.

– Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của trời đất bên cạnh cía hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội.

– Ước nguyện dâng hiến ấy thật lặng lẽ, suốt đời, sống đẹp đẽ.

3.0

Nghệ thuật : Thể thơ 5 chữ , điệp ngữ , ẩn dụ…

– Ý nghĩa bài thơ.

– Liên hệ thực tế bản thân

 

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ

0.5

e. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận

0.5

 

 

Tổng điểm

10.0

2.2. Bộ đề số 2:

PHẦN I- ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

– Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

 – Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

 Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:

– Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. .

– Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói:

-Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

(Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnetVm, 17/06/2015)

Câu 1 (0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?

Câu 2 (0,5 điểm):Trong câu nói sau, chàng trai đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

– Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy.

Câu 3 (1,0 điểm):Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “ hòa tan” trong văn bản ?

Câu 4 (1,0 điểm): Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên?

PHẦN II-TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:                                    

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng  dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim !

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương – Ngữ văn 9, tập 2)

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

 

 

 

 

 

 

I

 

 

ĐỌC HIỂU

3.0

1

– Phương thức biểu đạt chính tự sự

0,5

2

–  Chàng trai đã tuân thủ phương châm lịch sự: cách nói chuyện tôn kính với thầy mình

0,5

3

– Hình ảnh “thìa muối” tượng trưng cho khó khăn, thử thách những nỗi buồn đau, phiền muộn mà con người gặp phải trong cuộc đời

– Chi tiết “hòa tan” là thái độ sống, cách giải quyết những khó khăn, thách thức, những buồn đau, phiền muộn của mỗi người

1,0

4

– Bài học rút ra. Cuộc sống luôn có những khó khăn và thử thách, thành công phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của mỗi người.Thái độ sống tích cực sẽ giúp chúng ta có được niềm tin, sức mạnh, bản lĩnh, giúp ta khám phá khả năng vô hạn của bản thân. Chúng ta không nên sống bi quan, chán nản mà phải sống lạc quan, yêu đời, hãy mở rộng tâm hồn giống như hồ nước để nỗi buồn sẽ vơi đi và niềm vui được nhân lên khi hòa tan

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

LÀM VĂN

7.0

1

Viết đoạn văn

2.0

a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn

 

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

 

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn

 

*Giải thích vấn đề:

– Lạc quan là một trạng thái cảm xúc tích cực, luôn yêu đời, xem cuộc  đời là đáng sống, luôn giữ một niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn, phiền muộn, gian truân.

* Bàn luận vấn đề:

– Vì sao con người cần phải có tinh thần lạc quan:

+Cuộc sống có muôn vàn khó khăn, thử thách, sống lạc quan giúp con người có cái nhìn sáng suốt, trí tuệ minh mẫn, hành động đúng đắn đề giải quyết mọi việc một cách tốt đẹp.

+ Sống lạc quan giúp con người trở nên can đảm, tự tin vào bản thân, | tâm hồn phong phú rộng mở, sống có ích, họ luôn học hỏi được những

kinh nghiệm quý giá kể cả trong thành công hay thất bại.

+ Thái độ sống lạc quan giúp mỗi người luôn nhận ra mặt tích cực của mọi vấn đề, nhận ra những cơ hội mà người sống bi quan không thể nhận ra, từ đó gặt hái được những thành công trong cuộc sống.

+Lạc quan là biểu hiện của thái độ sống đẹp, được mọi người yêu quí, trân trọng.

-Trong cuộc sống có biết bao người phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng họ luôn lạc quan, kiên cường vượt lên và chiến thắng (HS lấy dẫn chứng để chứng minh cho mỗi ý của vấn đề nghị luận)

– Mở rộng vấn đề: Cần lên án những người sống bi quan gặp khó khăn là chán nản, buông xuôi, họ sẽ thất bại trong cuộc sống. Tuy nhiên lạc quan không phải là luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, thậm chí mù quáng trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

– Bài học nhận thức và hành động

+ Cần nuôi dưỡng, phát huy tinh thần lạc quan, thực hiện ước mơ trong cuộc sống, hãy có niềm tin vào bản thân không gục ngã trước khó khăn, có ý chí nghị lực vươn lên, biết chia sẻ với mọi người và luôn tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

+Liên hệ bản thân.

 

 

 

 

 

2.0

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp

 

 

2

Viết bài văn

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng.

 

I. Mở bài.

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Khái quát về giá trị của bài thơ

 – Nêu cảm nhận khái quát về hai khổ thơ

0,5

 

II. Thân bài. Cần triển khai hai luận điểm sau:

Luận điểm 1:  Cảm xúc của nhà thơ khi cùng đoàn người xếp hành vào lăng Bác

Đứng trước lăng Bác, sau ấn tượng về “hàng tre xanh xanh” là hình ảnh của dòng người vào viếng lăng Bác với nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu nặng:

                                “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                                  Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

                                  Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

                                  Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

 – Nghệ thuật sóng đôi: Giữa hình ảnh “mặt trời” thực và “mặt trời” ẩn dụ:

  + Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh thực. Đây là mặt trời của thiên nhiên soi sáng không gian vũ trụ và mang lại sự sống cho muôn loài.

  + Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Thấy một mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh ẩn dụ về Bác Hồ. Bác chính là mặt trời chân lí, soi sáng giúp dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ khổ đau, và mang đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó, ta thấy được sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc mà cả dân tộc dành cho Bác

– Mặt trời thiên nhiên được nhân hóa với hai hành động: ngày ngày “đi qua trên lăng” và nhìn thấy mặt trời “trong lăng rất đỏ” đã tô đậm hơn tầm vóc của Người.

– Chi tiết đặc sắc “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân của Bác. Mặt trời đó sẽ mãi mãi soi sáng, sưởi ấm, tô thắm cho đời.

– Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày”

  + Gợi một dòng thời gian vô tận, từ ngày này sang ngày khác, biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn thành kính vào viến lăng Bác.

  + Mang giá trị tạo hình, gợi quang cảnh những đoàn người nối hàng dài vào lăng để viếng Bác.

– Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ, gợi liên tưởng đến dòng người vào viếng lăng Bác với tấm lòng thành kính, dâng trào như được kết từ hàng vạn trái tim, tấm lòng con người Việt Nam.

– Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để chỉ 79 năm trong cuộc đời của Người- 79 mùa xuân Người hi sinh cho đất nước.

=> Khổ thơ đã diễn tả được một cách sâu sắc tấm lòng của nhân dân cả nước dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc. Người sẽ luôn sống và sáng mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.

Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ khi bước vào lăng  đứng trước anh linh Bác.

– Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, thật tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác:

                                      “Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

                                        Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

– Sử dụng biện pháp nghệ thuậtnói giảm, nói tránh để phủ nhận một sự thật đau lòng: Người đang ngủ một giấc bình yên, giữa vầng trăng sáng dịu hiền.

– Hình ảnh ẩn dụ “vần trăng sáng dịu hiền”:

  + Gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, nhân cách sống cao đẹp, sáng trong của Bác.

  + Bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho Bác.

+ Gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.

– Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa “Vẫn biết trời xanh là maĩ mãi”

+ “Trời xanh”, trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực, đó là thiên nhiên gần gũi với chúng ta, tồn tại mãi mãi, vĩnh hằng.

– Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của bác: “ Mà sao nghe nhói ở trong tim”

+ “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau ấy uất nghẹn tột cùng không nói thành lời

+ Cặp quan hệ từ “ vẫn, mà” diễn tả sự mâu thuẫn. cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Giữa tình cảm và lí trí có sự mâu thuẫn. Và con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng.

-> Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài thơ.

3 .Đánh giá về nghệ thuật đoạn thơ.

– Thể thơ 7 xen 8  chữ , kết hợp các phương thức biểu đạt biểu cảm, tự sự, miêu tả 

– Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa, ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm. Nhiều biện pháp tu từ : nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ … được sử dụng thành công .

– Giọng thơ xúc động nghẹn ngào.

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

0,5

 

III. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề nêu cảm xúc về đoạn thơ, bài thơ.

– Liên hệ bản thân

 

0,5

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp.

0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25

3. Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 9:

Cấp độ

 

Chủ đề

(Nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

Chủ đề 1: Đọc – hiểu văn bản

– Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

– Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn.

– Chỉ ra được câu chủ đề của đoạn văn.

– Nhận diện được thành phần biệt lập trong câu.

– Hiểu được thông điệp mà đoạn văn muốn gửi tới người đọc.

     

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 3

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10 %

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

 

Số câu: 4

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30 %

Chủ đề 2: Tạo lập văn bản

   

Viết đoạn văn với chủ đề cho sẵn.

Tạo lập văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ.

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: 0%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50 %

Số câu: 2

Số điểm: 7

Tỉ lệ: 70 %

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 3

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 1

Số điểm:1

Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50 %

Số câu: 6

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%