1. Mẹo làm đề thi Vật lý đạt điểm cao:
Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả:
Khi thực hiện xong các phép tính, các em chú ý đến đơn vị trong đáp án đề kiểm tra, xem đáp án có phù hợp với thực tế hay không. Chú ý đơn vị và cách ghi kết quả theo quy tắc khoa học.
Để ý đến các sơ đồ mạch điện và các câu hỏi về đồ thị:
Dạng câu hỏi này ít được quan tâm trong đề thi tự luận nhưng sẽ xuất hiện nhiều trong đề thi trắc nghiệm. Do các sự kiện, hiện tượng xảy ra theo những quy luật hiển nhiên nhất nên các bài toán về đồ thị có thể tìm thấy trong tất cả các nội dung của chương trình. Kỹ năng đọc và vẽ đồ thị của học sinh cấp 2 có thể chưa tốt lắm,
Chú ý đến các hiện tượng Vật lý và ứng dụng trong thực tế:
Hình thức thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa những hiện tượng, khái niệm hay công thức mà học sinh chưa nắm hết, dễ nhầm lẫn. Để không bị nhầm lẫn, điều quan trọng là phải hiểu bản chất của sự vật hiện tượng. Đối với chương trình mới, học sinh phải tập trung vào thí nghiệm thực hành, đọc hiểu các nội dung liên quan của chương trình cuối cấp từ vĩ mô đến vi mô.
Cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ, phỏng đoán khi làm bài thi để chọn đáp án nhanh mà không phải mất thời gian tính toán. Vật lý có nhiều công thức. Vì vậy, học thuộc lòng là khá khó khăn. Vì vậy để học thuộc hết các công thức nghĩa là học sinh phải nắm được bản chất của từng công thức, liên hệ với thực tế.
Trong phần bài tập, học sinh thường nghĩ mình đã nắm chắc phần cơ và phần điện, nhưng thực tế những phần đó lại khó nhất trong tất cả các phần của Vật lý. Vì vậy, một kinh nghiệm “xương máu” là đừng bao giờ chủ quan trong bất kỳ phần nào của đề thi, đặc biệt là phần mà bạn cho là ấp ủ nhất.
2. Đề thi giữa học kì 2 Vật lý 6 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề thi giữa học kì 2 Vật lý 6 năm 2024 – 2025 có đáp án – đề 1:
1. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm).
* Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
Câu 1. Một lọ thuỷ tinh được đậy kín bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt ta phải mở nút bằng cách nào sau đây?
A. Hơ nóng nút.
B. Hơ nóng đáy lọ.
C. Hơ nóng cổ lọ.
D. Làm lạnh cổ lọ.
Câu 2. Khi nung nóng một vật rắn, điều nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng của vật tăng.
B. Khối lượng của vật giảm.
C. Khối lượng riêng của vật tăng.
D. Khối lượng riêng của vật giảm.
Câu 3. Các phép đo chiều cao của tháp ÉP-PHEN (nước pháp) cho thấy trong vòng 6 tháng (từ 01/01/1890 đến 01/7/1890 chiều cao của tháp tăng thêm 10cm.Nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng chiều cao như vậy?
A. Do tháp có trọng lượng.
B. Do sự nở vì nhiệt của thép làm tháp.
C. Do sự thay đổi chiêù cao .
D. Do lực đẩy của trái Đất hướng từ dưới lên.
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng.
B. Trọng lượng của chất lỏng giảm.
D. Cả khối lượng ,trọng lượng thể tích của chất lỏng tăng
Câu 5: hiện tượng nước biển tạo thành muối là hiện tượng :
A. Bay hơi
B. Ngưng tụ
C. Đông đặc
D. Cả 3 hiện tượng trên
Câu 6. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
A. Khối lượng riêng.
B. Khối lượng.
C. Trọng lượng
D.Cả khối lượng và trọng lượng
Câu 7: Quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì :
A. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.
B. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra
C. Nước nóng tràn vào bóng.
D. Không khí tràn vào bóng.
Câu 8. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng?
A. Rắn, khí ,lỏng.
B. Rắn, lỏng, khí .
C. Khí, rắn ,lỏng.
D. lỏng, khí,rắn,
Câu 9:Trong suốt thời gian vật đang đông đặc nhiệt độ của vật thay đổi như thế nào?
A .luôn tăng
B.luôn giảm
C.không đổi
D. lúc đầu giảm sau đó không đổi
Câu 10: để đo nhiệt độ,người ta dùng dụng cụ nào sau đây?
A .Lực kế
B. Thước thẳng
C. Cân
D. nhiệt kế .
* Điền từ ,cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) (điền mỗi ý đúng được 0, 25 điểm).
Câu 11. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào…….mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 12. Băng phiến nóng chảy ở…….nhiệt độ này gọi là…của băng phiến
Trong thời gian …….nhiệt độ của băng phiến không thay đổi
Câu 13. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là … Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là …
II- Tự luận (6đ)
Câu 14. (2đ) Tại sao khi trồng chuối người ta thường phạt bớt lá?
Câu 15. (2đ) Sau khi tắm, nếu đứng ngoài gió ta sẽ có cảm giác mát lạnh.Giải thích tại sao như vậy?
Câu 16. (2đ) Vào mùa đông trời lạnh, nếu hà hơi từ miệng vào 1 tấm kính, ta sẽ thấy tấm kính bị mờ. hãy Giải thích?
Đáp án
I.Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng:( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
D |
B |
C |
A |
A |
B |
B |
C |
D |
* Điền từ ,cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) (điền mỗi ý đúng được 0, 25 điểm).
Câu 11. …nhiệt độ, gió và diện tích…
Câu 12……800C……nhiệt độ nóng chảy….nóng chảy….
Câu 13……sự nóng chảy….sự đông đặc
2. Tự luận: (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 14 |
Khi trồng chuối người ta thường phạt bớt lá để làm giảm diện tích mặt thoáng của lá |
1 điểm |
Diện tích mặt thoáng của lá ít, nhờ đó hạn chế sự bay hơi của nước từ lá cây làm cho lá cây đỡ khô (vì Nếu lá cây bay hết hơi nước làm cây khô dẫn đến cây có thể bị chết) |
1 điểm |
|
Câu 15 |
Sau khi tắm nước bám trên người , hiện tượng bay hơi của nước xẽ xảy ra nhanh hơn khi ta đứng ngoài gió |
1 điểm |
Khi Bay hơi nước trên cơ thể người đã lấy mất 1 phần nhiệt của cơ thể ,làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống gây cho ta cảm giác mát lạnh. |
1 điểm |
|
Câu 16 |
Vào mùa đông trời lạnh, nếu hà hơi từ miệng vào 1 tấm kính thì do hơi trong miệng ấm và có nhiều hơi nước. |
1 điểm |
khi gặp nhiệt độ thấp của tấm kính hơi nước sẽ ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti làm mờ kính. Đó là sự ngưng tụ của hơi nước. |
1 điểm |
2.2. Đề thi giữa học kì 2 Vật lý 6 năm 2024 – 2025 có đáp án – đề 2:
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.
B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.
C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.
D. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 3: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?
A. Quả bóng bàn nở ra.
B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên.
C. Quả bóng bàn co lại.
D. Quả bóng bàn nhẹ đi
Câu 4: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:
A. Đúc tượng đồng.
B. Làm muối.
C. Sương đọng trên lá cây.
D. Khăn ướt khô khi phơi ra nắng.
Câu 5: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:
A. Mặt phẳng nghiêng
B. Ròng rọc cố định
C. Ròng rọc động
D. Đòn bẩy
Câu 6: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là :
A. Sự đông đặc.
B. Sự ngưng tụ.
C. Sự nóng chảy.
D. Sự bay hơi.
Câu 7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật :
A .Tăng
B. Không thay đổi
C. Giảm
D.Thay đổi
Câu 8: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?
A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước.
B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh.
C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió.
D. Vì cả ba nguyên nhân trên.
II. TỰ LUẬN (5 điểm).
Câu 9. Tính 45oC bàn bao nhiêu 0F
Câu 10. Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao khi trồng cây người ta phải phát bớt lá
Câu 11. Thế nào là sự nóng chảy thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự bay hơi, thế nào là sự ngưng tụ? Hãy giải thích hiện tượng những giọt nước đọng quanh ly nước đá.
Đáp án
I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
D |
B |
A |
B |
C |
B |
D |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1:
45oC = 32oF + (45×1,80oF)
= 32 oF + 81 0F
= 103 oF
Vậy 45oC tương ưng 103 oF
Câu 2:
– Sự bay hơi phụ thuộc 3 yếu tố: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng chất lỏng.
– Khi trông cây trồng cây người ta phải phớt lá; để chống lại sự thoát hơi nước của cây.
Câu 3:
– Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng là sự nóng chảy
– Sự chuyển thể từ lỏng sang rắn là sự đông đặc
– Sự chuyển thể từ lỏng sang hơi là sự bay hơi
– Sự chuyển thể từ thể hơi sang thể lỏng là sự ngưng tụ
Hiện tượng những giọt nước bám quanh ly nước đá là hiện tượng hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ.
3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6:
Nội dung |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tổng |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
Máy cơ đơn giản |
1 câu 0,5đ |
1 câu 0,5đ |
2 |
|||||
Sự nở vì nhiệt của các chất |
2 câu 0,5đ |
2 câu 1đ |
1 câu 2đ |
4 |
1 câu |
|||
Sự chuyển thể |
1 câu 0,5 |
1 câu 0.5đ |
1 2đ |
1 câu 2đ |
2 câu 0,5đ |
2câu |
||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ |
4 câu 2đ |
5 câu 4đ |
2 câu 4đ |
11 câu 10đ |