Dị ứng tôm phải làm sao? Triệu chứng và cách chữa dị ứng tôm

Tôm là thực phẩm dễ gây dị ứng, kể cả những người chưa từng bị dị ứng. Dị ứng tôm do nguyên nhân nào? Các triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa thế nào?

Tình trạng dị ứng tôm hiện nay khá phổ biến, bị cả ở người lớn và trẻ em. Trường hợp nhẹ thì vài ngày sẽ khỏi, trường hợp dị ứng nặng gây mất ý thức, khó thở, mạch đập nhanh,… thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây dị ứng tôm?

Nguyên nhân gây dị ứng tôm?Nguyên nhân gây dị ứng tôm?

Nguyên nhân gây nên dị ứng tôm là do trong tôm có chứa lượng lớn protein tropomyosin, khi ăn vào cơ thể sẽ thì các kháng thể sẽ kích hoạt giải phóng histamin để tấn công protein tropomyosin. Quá trình giải phóng histamin dẫn đến một số triệu chứng gọi là dị ứng tôm.

Dị ứng tôm thường xảy ra qua 2 con đường:

  • Qua đường ăn uống: Sau khi ăn tôm khoảng 1-2h.
  • Qua đường không khí: Khi hít phải không khí hoặc hơi nước có mùi sẽ bị dị ứng, thường xảy ra khi nấu ăn hoặc làm việc trong ngành chế biến thực phẩm.

Triệu chứng khi bị dị ứng tôm

Triệu chứng khi bị dị ứng tômTriệu chứng khi bị dị ứng tôm

Một số triệu chứng khi bị dị ứng tôm có thể biểu hiện trong vài phút đến 1 tiếng sau khi ăn hoặc hít phải mùi tôm. Dưới đây là một vài triệu chứng:

  • Ngứa ran trong miệng
  • Tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng
  • Nghẹt mũi, thở khò khè, khó thở
  • Phát ban, ngứa da hoặc chàm
  • Sưng mặt, cổ họng, tai, lưỡi, môi, ngón tay, bàn tay
  • Chóng mặt, choáng váng hoặc xỉu
  • Trường hợp nặng có thể gây ra sốc phản vệ, cần được đưa đến bệnh viện để bác sĩ điều trị kịp thời. Một số biểu hiện như mạch đập nhanh, sốc, tụt huyết áp nghiêm trọng, cổ họng sưng gây khó thở.

Cách chữa dị ứng tôm tại nhà

Sau khi ăn tôm, cua hoặc hải sản nếu thấy có dấu hiệu của dị ứng. Bạn có thể sử dụng các cách dưới đây chữa dị ứng tại nhà.

Lưu ý
Dưới đây là một số cách chữa dị ứng tôm tại nhà, nhưng chỉ áp dụng với trường hợp dị ứng nhẹ. Nếu bị dị ứng nặng cần đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Chữa dị ứng tôm bằng mật ong

Chữa dị ứng tôm bằng mật ongChữa dị ứng tôm bằng mật ong

Dùng một ly nước ấm, pha thêm vài muỗng mật ong, khuấy đều rồi uống hết lúc nước còn ấm. Đây là cách đơn giản thường dùng để điều trị dị ứng tôm tại nhà, rất hiệu quả.

Trong mật ong có chất kháng viêm tự nhiên, uống mật ong giúp cơ thể tăng sức đề kháng, khử trùng, tiêu diệt các vi khuẩn có hại làm giảm triệu chứng ngứa ngáy do dị ứng tôm gây ra.

Chữa dị ứng tôm bằng nước chanh

Chữa dị ứng tôm bằng nước chanhChữa dị ứng tôm bằng nước chanh

Khi bị dị ứng tôm hãy uống một ly nước chanh tươi. Trong chanh có nhiều vitamin C, axit ascorbic giúp mau lành vết thương, cung cấp dưỡng chất cho các mô liên kết, sẽ giúp giảm các triệu chứng do dị ứng tôm gây ra.

Chữa dị ứng tôm bằng trà gừng

Chữa dị ứng tôm bằng trà gừngChữa dị ứng tôm bằng trà gừng

Dùng 1 vài lát gừng cắt mỏng bỏ vào ly nước ấm khoảng 1-2 phút rồi uống, hoặc có thể dùng trà gừng pha sẵn. Ngoài cách này thì bạn có thể dùng gừng tươi, đậu xanh, lá tía tô đun lên rồi lấy nước uống cũng rất hiệu quả.

Cách phòng tránh dị ứng tôm

Hạn chế ăn, uống hoặc tiếp xúc với tôm

Hạn chế ăn, uống hoặc tiếp xúc với tôm để phòng tránh dị ứng tômHạn chế ăn, uống hoặc tiếp xúc với tôm để phòng tránh dị ứng tôm

  • Nếu bạn là người bị dị ứng tôm, hải sản thì tốt nhất bạn nên tránh xa các món ăn có tôm hoặc không đến những nơi có xuất hiện mùi tôm.
  • Không chỉ là món ăn có chứa tôm mà cũng cần tránh xa những loại nước chấm, muối chấm có chứa tôm.
  • Hạn chế nấu các món ăn với tôm, tuy bạn không ăn nhưng có tiếp xúc và hít phải mùi tôm cũng có thể gây dị ứng.

Thận trọng khi mua sắm ở chợ, khu bán hải sản

Thận trọng khi mua sắm ở chợ, khu bán hải sản để phòng tránh dị ứng tômThận trọng khi mua sắm ở chợ, khu bán hải sản để phòng tránh dị ứng tôm

Dị ứng tôm có thể xảy ra khi bạn hít phải mùi tôm, vì thế tốt nhất bạn cần tránh xa khu buôn bán hải sản tươi hoặc khu bán khô.

Đọc kỹ thành phần của các sản phẩm

Đọc kỹ thành phần của các sản phẩm để phòng tránh dị ứng tômĐọc kỹ thành phần của các sản phẩm để phòng tránh dị ứng tôm

Trước khi sử dụng các sản phẩm đóng gói sẵn như nước chấm, muối, nước sốt, ruốc tôm hoặc các thực phẩm ăn liền bạn cần đọc kỹ tem thành phần trên sản phẩm, nếu thành phần có chứa tôm thì bạn không nên sử dụng.

Mong rằng qua bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về trường hợp dị ứng tôm cũng như các nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa. Nếu không may bạn bị dị ứng tôm thì hãy thực hiện theo các biện pháp trên trên phòng tránh nhé.

Nguồn: Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec, chuyên trang sức khỏe Hellobacsi

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *