Địa đạo Củ Chi – Tái hiện cuộc sống của những người lính thời chiến

Địa đạo Củ Chi – Tái hiện cuộc sống của những người lính thời chiến
Bạn đang xem: Địa đạo Củ Chi – Tái hiện cuộc sống của những người lính thời chiến tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Địa Đạo Củ Chi là căn cứ bí mật của quân đội Việt Nam trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Đến nay, địa danh này vẫn còn được bảo tồn và trở thành địa điểm du lịch hút khách. Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giới thiệu đôi nét về địa đạo để bạn có thể tìm hiểu thêm trước khi đến tham quan nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Biệt thự villa Sài Gòn: nghỉ dưỡng đẳng cấp tại chốn hoa lệ

Top resort Sài Gòn view đẹp giá rẻ đáng nghỉ dưỡng

Top 20 khách sạn Sài Gòn giá rẻ gần trung tâm view siêu đẹp

Top 20 homestay Sài Gòn giá rẻ cho sinh viên sống ảo cực xịn sò

1. Giới thiệu về Địa Đạo Củ Chi  

Địa Đạo Củ Chi là địa danh gắn liền với giai đoạn chống thực dân Pháp từ năm 1946 – 1948 của quân – dân Việt Nam. Địa đạo do nhân dân và quân nhân cùng nhau xây dựng để phục vụ cho quá trình ẩn nấp và cấp giữ các loại vũ khí.

địa đạo củ chi

Địa Đạo Củ Chi dài bao nhiêu km? Tổng chiều dài của căn cứ lên đến 250km với 3 tầng sâu khác nhau, tầng sâu nhất sẽ cách mặt đất khoảng 12m. Lúc đầu, các ngôi làng đều có một căn hàm riêng để làm căn cứ, sau đó, người dân đã nối chúng lại với nhau để thuận tiện cho quá trình liên lạc từ năm 1961 – 1965. 

Phía bên ngoài địa đạo có rất nhiều hố đinh, hầm chông, bãi mìn… để đảm bảo độ an toàn cho những người bên dưới. Bên trong địa đạo là căn cứ cho các chiến sĩ hoạt động, liên lạc vũ trang, che giấu lực lượng, vũ khí và họp bàn cách mạng. 

địa đạo củ chi

Đến nay, Địa Đạo Củ Chi là hầm phòng thủ liên kết với 6 xã phía Bắc địa đạo với nhau. Địa danh này cũng đã được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng trên thế giới. 

Du khách khi đến địa đạo vừa được tham quan kiến trúc, tìm hiểu về cách hoạt động của lực lượng vũ trang ngày trước vừa có thể thể tham gia vào các hoạt động du lịch. Cũng chính vì vậy, nơi đây đã thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến tham quan hàng năm và trở thành 1 trong 7 địa điểm lạ nhất Đông Nam Á. 

Xem thêm: Phố đi bộ Bùi Viện – Con phố không ngủ giữa lòng Sài Gòn

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Địa Đạo Củ Chi

  • Địa chỉ: Đường tỉnh lộ 15, Ấp Phú Hiệp, Xã Phú Mỹ Hưng, Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giờ mở cửa: 7h00 – 17h00 hàng ngày

Địa Đạo Củ Chi ở đâu? Khu di tích nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về phía Bắc. Dọc theo đường tỉnh lộ 15, bạn có thể đến được với Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi để tham quan, du lịch ở địa danh nổi tiếng này. 

địa đạo củ chi

Du khách các tỉnh muốn đến tham quan địa đạo có thể di chuyển bằng các phương tiện khác nhau như máy bay, tàu hỏa, xe khách hoặc phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và công sức nhất, bạn nên di chuyển bằng máy bay. 

Sau khi đến Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tiếp tục hành trình di chuyển đến khu di tích Địa Đạo Củ Chi bằng các phương tiện như sau: 

  • Xe bus: Đây là phương tiện di chuyển tiết kiệm nhất. Bạn có thể đi xe số 13 nếu đi từ bến xe bus chợ Bến Thành. Hoặc đi tuyến xe số 94 nếu khởi hành từ bến xe Chợ Lớn. Sau khi xuống điểm dừng là bến xe Củ Chi, bạn đổi tuyến xe sang số 79 đi về phía địa đạo Bến Dược – Củ Chi rồi đi bộ vào khoảng 100m để đến điểm khu di tích. 
  • Xe taxi: Phương tiện này giúp bạn tiết kiệm một khoản thời gian đáng kể để đến Địa Đạo Củ Chi. Tuy nhiên chi phí đến khu du lịch khá cao do đó bạn có thể đi xe ghép hoặc rủ bạn bè đi cùng để tiết kiệm chi phí hơn nhé. 
  • Xe máy: Du khách có thể thuê xe máy để tự di chuyển đến khu du lịch. Cung đường di chuyển có thể đi theo 2 hướng. Hướng thứ nhất bắt đầu từ Quốc lộ 13 – xã Thủ Dầu Một – cầu vượt Phú Cường – Củ Chi rồi đi theo mũi tên màu đen. Hướng di chuyển thứ 2 từ Chợ Bến Thành – đường Cách mạng Tháng 8 – Trường Chinh – cầu vượt An Sương – Ngã tư Giếng Nước – Bà Triệu – Quang Trung – Trưng Nữ Vương – thị trấn Hóc Môn – Ngã tư Tân Quỳ – Chợ Phú Hòa – ngã tư An Nhơn Tây – Địa Đạo Củ Chi

3. Giá vé tham quan Địa Đạo Củ Chi 

Để vào tham quan Đia Đao Cu Chi, du khách cần phải mua vé. Giá vé vào cửa dao động từ 20.000 – 30.000đ/người. Nếu vào hầm chui, bạn sẽ mua vé 20.000đ/người. Tham gia các hoạt động trò chơi trong khu du lịch sẽ có giá 50.000đ trở lên. 

địa đạo củ chi

Lưu ý: 

  • Giá vé vào cửa đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và bạn có thể tham quan các địa điểm trong khu du lịch như địa đạo Bến Đình, khu tái hiện vùng Giải Phóng, địa đạo Bến Dược, đền tưởng niệm Bến Dược…
  • Giá vé vào cửa Địa Đạo Củ Chi sẽ không bao gồm phương tiện đi lại, ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và khu căn cứ kháng chiến. 
  • Giá vé vào cửa có thể thay đổi linh hoạt theo từng thời điểm khác nhau. Mùa du lịch giá vé vào cửa sẽ cao hơn so với ngày thường, tuy nhiên sẽ không có sự chênh lệch quá nhiều. 

Xem thêm: Phố đi bộ Nguyễn Huệ – Khám phá một Sài Gòn nhộn nhịp

4. Khám phá địa đạo Củ Chi với những hoạt động thú vị

Với một chiếc vé vào cửa tham quan Địa Đạo Củ Chi, bạn sẽ có được những trải nghiệm như thế nào? Cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu tiếp trong phần nội dung dưới đây nhé!

4.1. Tham quan hầm địa đạo Củ Chi

Khi đến tham quan khu di tích ở Củ Chi, bạn nhất định phải khám phá hầm địa đạo, những con đường hầm nằm sâu ở dưới lòng đất. Ngay tại đây, bạn sẽ được chứng kiến cảnh tái hiện tại mọi hoạt động ở thời kỳ chiến tranh Đông Dương mà các thế hệ trước đã từng trải qua. 

địa đạo củ chi

4.2. Khám phá khu tái hiện vùng chiến tranh

Địa Đạo Củ Chi vẫn còn lưu giữ lại những vết tích của chiến tranh ngày trước. Du khách khi đến tham quan khu di tích có thể đến để khám phá lại nơi gắn liền với lịch sử và chiến tranh dân tộc này. Du khách sẽ được xem những thước phim tái hiện lại toàn bộ cảnh sinh hoạt, chiến cấu của quân đội và nhân dân ta dưới địa đạo. 

địa đạo củ chi

Không chỉ vậy, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng mô hình di tích, lịch sử nổi tiếng của Việt Nam ở Địa Đạo Củ Chi như: Chùa Một Cột, bến Nhà Rồng, cầu Long Biên, cầu Sài Gòn… Có thể nói, đây là một trong các địa điểm du lịch độc đáo của nước ta giúp bạn cảm nhận được lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc. 

4.3. Thử sức với khu bắn súng bên trong địa đạo

Du khách khi đến tham quan Địa Đạo Củ Chi rất yêu thích hoạt động bắn súng. Bạn có thể thử sức vào khu bắn súng của khu du lịch với trò chơi cảm giác mạnh này. 

Với sự hướng dẫn của các nhân viên, bạn sẽ được thử cầm súng, bắn đạn lên các mục tiêu đã được đặt sản. Một trải nghiệm chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi về sau. 

địa đạo củ chi

Xem thêm: Du lịch Sài Gòn mùa nào đẹp? Bạn đã biết chưa?

4.4 Tham quan khu hồ tắm mô phỏng Biển Đông

Tham quan Địa Đạo Củ Chi bạn có thể kết hợp đến với khu hồ tắm mô phỏng Biển Đông để du lịch. Chỉ với 20.000đ là bạn có thể thỏa sức ngâm mình dưới làn nước, vui chơi sau khi khám phá mọi ngóc ngách của khu đường hầm. 

địa đạo củ chi

4.5 Vườn trái cây Trung An

Một địa điểm thú vị khác trong khu du lịch Địa Đạo Củ Chi bạn nên lưu lại ngay để có dịp ghé đến chính là vườn trái cây Trung An. Tham quan vào khu vườn bạn có thể tự mình hái quả và thưởng thức. Khu vườn quả của địa đạo trông rất nhiều loại quả ngon, hấp dẫn chiếc bụng đói của bạn như chôm chôm, mít, dâu, mận,…

địa đạo củ chi

4.6 Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược

Vé vào cửa Địa Đạo Củ Chi đã bao gồm hành trình đến tham quan đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, do đó bạn đừng bỏ qua cơ hội ghé đến check in tại đây nhé. 

địa đạo củ chi

Đây chính là công trình lịch sử văn hóa của thành phố được xây dựng để tưởng nhớ công ơn của những người đã ngã xuống vì chiến đấu trên vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trong thời kháng chiến chống Mỹ và Pháp. 

Kiến trúc của đền tưởng niệm được xây dựng trên khu đất có diện tích 70.000m2. Công trình bao gồm các hạng mục: Cổng tam quan, cổng tam bia, tháp 9 tầng và đền chính. 

Trong đền chính có bàn thờ Tổ Quốc và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xung quanh là bia tên của gần 50.000 liệt sĩ được khắc mạ vàng trên bia đá. Trong đó, có hơn 800 liệt sĩ đến giờ vẫn không rõ quê quán. Chắc hẳn khi đến thắp hương tưởng niệm bạn sẽ cảm thấy biết ơn và xúc động trước sự hy sinh của các chiến sĩ đã nằm xuống vì hòa bình đất nước. 

Xem thêm: Ăn gì ở Sài Gòn? Top 21 đặc sản Sài Gòn nhất định phải thử

4.7 Tham gia các trò chơi thú vị

Ngoài hoạt động tìm hiểu về địa danh và tham quan đài tưởng niệm, bạn có thể tham gia vào các trò chơi khác trong Địa Đạo Củ Chi như đạp xe quanh hồ, chèo thuyền kayak, đạp vịt,…

4.8 Tham quan trạm cứu hộ động vật hoang dã

Trong khuôn viên của Địa Đạo Củ Chi còn một trạm cứu hộ động vật hoang dã. Đây cũng chính là trạm cứu hộ lớn nhất khu vực phía nam với hơn 3600 loài động vật quý hiếm đang được chăm sóc. 

Bạn vừa có thể nhìn tận mắt, cho các loài động vật ăn và lắng nghe câu chuyện cứu hộ chúng từ các nhân viên ở đây. 

4.9 Tham quan địa đạo Củ Chi ăn gì? 

Trải nghiệm ẩm thực khi đến Địa Đạo Củ Chi cũng là một hoạt động thú vị mà bạn không nên bỏ qua. Có rất nhiều món ăn ngon ở khu du lịch phục vụ trên các tuyến đường bạn nên thử một lần như: 

  • Bún giò heo Minh Quý giúp bạn no bụng, có năng lượng cho ngày đầu để bắt đầu hành trình đi tham quan, khám phá các địa điểm du lịch trong địa đạo. Quán ăn mở cả ngày nên bạn có thể thưởng thức cả buổi trưa và chiều nhé. 
  • Khoai mì luộc chấm muối là món ăn gắn liền với quân đội và nhân dân địa phương trong khoảng thời gian sống dưới hầm địa đạo. Bạn nên thử món ăn này một lần để có thể cảm nhận được cuộc sống chân thực của ông cha ta dưới hầm ngày trước.
  • Thịt bò tơ Củ Chi: Bò tơ Củ Chi được chế biến thành nhiều món ăn ngon và rất nổi tiếng. Bạn có thể tìm kiếm quán ăn có phục vụ món này trên dọc đường đến Địa Đạo Củ Chi
  • Các món chè truyền thống của người dân Nam Bộ cũng là một trong những món ngon bạn nên thử sau khi kết thúc hành trình khám phá hầm địa đạo. 
  • Nước mía sầu riêng giúp bạn giải khát khi đi tham quan mọi ngóc ngách trong địa đạo. Chỉ với 10k một ly là bạn đã được thỏa mãn cơn khát, có thêm năng lượng để tiếp tục vui chơi ở Địa Đạo Củ Chi

4.10 Mua gì làm quà khi du lịch địa đạo Củ Chi? 

Sau khi kết thúc chuyến tham quan ở Địa Đạo Củ Chi, bạn hãy ghé đến những gian hàng lưu niệm để mua quà về cho bạn bè và người thân nhé. Tại cửa hàng có bán các món đồ được làm từ vỏ đạn như bật lửa, bút, đèn, các sản phẩm mây tre đan thủ công… Bạn có thể tùy chọn để làm quà cho chuyến du lịch khi đến đây nhé! 

Xem thêm: Khám phá Dinh Độc Lập Sài Gòn – Nơi lưu giữ lịch sử hào hùng

5. Lưu ý khi đi tham quan Địa Đạo Củ Chi 

Du khách khi đi tham quan Địa Đạo Củ Chi nên chú ý đến một số vấn đề sau đây để chuyến đi được diễn ra thuận lợi, tốt đẹp nhất nhé: 

  • Hãy mặc trang phục thật gọn gàng, thoải mái nhất có thể để thuận tiện cho các hoạt động như chui hầm. 
  • Bạn nên mặc đồ tối màu để tránh bị bám bẩn lên người. 
  • Tránh đi giày cao gót khi đi tham quan, thay vào đó, bạn nên đi giày thể thao để thỏa mái di chuyển. 
  • Bạn nên có sự chuẩn bị về một số loại mỹ phẩm cần thiết để tránh nắng, bảo vệ da. 
  • Chuẩn bị thêm thuốc bảo vệ da để đề phòng côn trùng đốt. 
  • Nếu du khách sợ không gian hẹp hay bị huyết áp thấp thì nên tránh đi vào những đường hầm nhỏ. 
  • Để thuận tiện cho hoạt động tham quan, vui chơi cả ngày ở Địa Đạo Củ Chi, bạn nên thuê khách sạn ở gần đó. 

6. Các hình ảnh check-in của du khách tại Địa Đạo Củ Chi 

Du lịch tham quan Địa Đạo Củ Chi không chỉ giúp bạn hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn có nhiều ảnh đẹp mang về. Một số hình ảnh Địa Đạo Củ Chi qua góc nhìn của du khách bạn có thể xem thêm chi tiết ngay dưới đây. 

Khám phá Địa Đạo Củ Chi sẽ giúp bạn hiểu hơn về một giai đoạn trong lịch sử chống giặc của nước ta. Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hi vọng bạn sẽ có thật nhiều kỉ niệm đáng nhớ khi đến với địa danh lịch sử này. Chúc bạn có một chuyến tham quan vui vẻ!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất 2023

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất 2023

Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn 2023 – Điểm đến “HOT” nhất miền Bắc

Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất 2023