Diễn biến, kết quả Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

Diễn biến, kết quả Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
Bạn đang xem: Diễn biến, kết quả Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Đại thắng mùa xuân năm 1975 là một những chiến công hiển lớn nhất trong lịch sử phát triển của dân tộc. Để bạn đọc có thêm thông tin, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số kiến thức về diễn biến, kết quả Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân năm 1975:

1.1. Về tình cảnh quân địch:

Sau khi Mỹ ký kết hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, quân Mỹ phải cắn răng rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Vào giai đoạn này, miền Nam việt Nam không còn thuộc toàn quyền kiểm soát của Chính phủ Ngô Đình Diệm mà đã hình thành hai vùng kiểm soát, hai quân đội, hai chính quyền. Lực lượng Quân giải phóng cách mạng của ta đang khẳng định vị trí của mình trên các địa bàn chiến lược quan trọng. Uy tín ngày càng được nâng cao của Mặt trận Quân Giải phóng và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được trên trường quốc tế. Trong một Hội nghị cấp cao của gần 80 nước diễn ra vào tháng 9-1973 tại Angiêri  đã công nhận Cộng hoà miền Nam Việt Nam là thành viên chính thức của Phong trào Không liên kết, công nhận đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam là Chính phủ Cách mạng lâm thời.

Không can tâm chấp nhận thất bại, Mỹ vẫn ngoan cố, chúng quyết không từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam, âm thầm viện trợ, tạo điều kiện cho chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari. Mỹ liên hệ đội ngụy quân Sài Gòn xây dựng thành một đội quân tay sai “mạnh nhất ở Đông Nam Á”, với tổng lượng quân đến hơn một triệu mười ngàn tên, được chia thành 4 quân đoàn với gần hai nghìn máy bay các loại, 2.074 xe tăng, 1.611 tàu chiến, 1.588 khẩu pháo ; cùng hàng triệu tấn trang thiết bị chiến tranh được đưa vào miền Nam trước và sau khi Hiệp định Pari được ký kết. Chúng liên tục vạch ra nhiều kế hoạch chiến tranh với mục tiêu trong 3 năm (từ 1973-1975), hòng đoạt lấy hết tất cả các vùng giải phóng và một lần nữa đặt toàn bộ miền Nam dưới quyền kiểm soát của chúng.

Tuy nhiên, âm mưu của bọn chúng khó lòng mà thành hiện thực khi những năm 1972 – 1974 , đế quốc Mỹ đã lần lượt sa vào hàng loạt các cuộc khủng hoảng. Nước Mỹ rối loạn trong“cuộc khủng hoảng lòng tin”, kinh tế bị suy thoái, nạn thất nghiệp và lạm phát tăng, tình hình xã hội rơi vào cảnh hỗn loạn, nội bộ chính quyền và các đảng phái bị chia rẽ sâu sắc. Vụ bê bối Watergate lại càng đẩy nước Mỹ lún sâu vào tình thế khốn. Tổng thống Nixon buộc phải từ chức Tổng thống Mỹ. Quân đội Mỹ buộc phải cắt giảm viện trợ cho quân nguỵ quyền Sài Gòn.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vướng phải loạt khó khăn chồng chất không thể khắc phục được. Từ các trang thiết bị vật tư đến lực lượng đều bị hụt trầm trọng buộc hắn phải kêu gọi quân ngụy chuyển sang tác chiến theo chiến lược “chiến tranh diện địa” với mục đích “bảo vệ đến mức tối đa an ninh lãnh thổ” làm cho lực lượng của địch dàn ra trên những địa bàn quá rộng. Tuy nhiên với thế trận bố trí dàn trải như vậy, quân địch không thể chống đỡ nổi sức mạnh tiến công mạnh mẽ và nổi dậy đều khắp của lực lượng quân dân miền Nam trên các chiến trường.

1.2. Về tình hình lực lượng Quân giải phóng của ta:

Tháng 7-1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định “Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: cùng nhau đoàn kết, chủ động đấu tranh trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao, linh hoạt, tuỳ theo từng lúc, từng nơi mà kết hợp ba mặt đấu tranh buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pari về Việt Nam, đồng thời chuẩn bị tư thế sẵn sàng tiến lên phản công để giành thắng lợi hoàn toàn. Cùng lúc nhân mạnh nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. ”

Trong vòng vỏn vẹn hai năm 1973-1974, quân và dân miền Nam đã mạnh mẽ đánh thắng hầu hết các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, vững chắc giữ trọn vùng giải phóng và tăng cường mở rộng vùng giải phóng, dồn địch vào thế bị động lui về phòng ngự, phải rút về giữ các vùng trọng điểm.

Trong giai đoạn cuối năm 1974, bàn cơ đã lộ những nước đi xoay chuyển căn bản. Tất cả thời cơ có lợi cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam đang chín muồi. Lực lượng vũ trang nhân dân của ta không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Những binh chủng hợp thành các binh đoàn cơ động, đã tạo nên những giáng đòn mạnh và những mũi tên bén nhọn trên các địa bàn chiến lược quan trọng. Quyền chủ động hiện nay rơi vào tay các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam trên chiến trường. Sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang đã đảm bảo việc có thể đánh bại được kế hoạch “bình định” lấn chiếm đồng thời có sức mở ra những chiến dịch lớn, tiêu diệt hàng loạt lực lượng đoàn binh lớn phía địch, giải phóng được nhiều vùng đất ở khu vực đồng bằng và thành phố. Những tuyến đường vận tải chiến lược và chiến dịch kéo dài đến hơn hai mươi nghìn kilômét, chạy dọc khắp dải Trường Sơn đến tận vùng Đông Nam Bộ và các chiến trường, trang bị những khối lượng lương thực, vũ khí, xăng dầu, rất lớn để vận chuyển vào chiến trường bảo đảm công tác hậu cần cho cuộc chiến cuối cùng giải phóng toàn bộ miền Nam.

Nhận thấy được thời cơ đã chiến thắng đang đến gần với chúng ta, tháng 10-1974 và tháng 1-1975 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp quyết định thực hiện kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976, và dự kiến nếu thời cơ thuận lợi sẽ giải phóng miền Nam trong năm 1975.

2. Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nội dậy vào mùa xuân năm 1975:

Mở màn cho Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam là cuộc thắng lợi vang dội của chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 10 tháng 3 năm 1975 đến ngày 24 tháng 3 năm 1975.  Với mục tiêu chiến lược là đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Cuộc tiến công bất ngờ và táo bạo của quân giải phóng đã gây ra một sốc cho quân ngụy quyền Sài Gòn. Dẫn đến thất bại lần lượt của quân ngụy quyền trong các cuộc phản kích hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột và chúng ta đã thắng lợi gải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột (11-3-1975). Bị đánh bại, ngày 14-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu và Bộ Tổng tham mưu ngụy đã luống cuống và sợ hãi rút khỏi các tỉnh Pleiku, Kon Tum. Cuộc rút quân của địch đã trở thành cuộc tháo chạy hỗn loạn. Trải qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24-3-1975, chiến dịch Tây Nguyên đã kết thúc với thắng lợi hoàn toàn về phía Quân giải phóng của Việt Nam. Quân, dân miền Nam đánh tan âm mưu phản kích của Sư đoàn 23 Việt Nam cộng hòa, Quân đoàn 2 làm tan rã và tiêu diệt tất cả lực lượng địch tháo chạy trên đường số 7. Toàn bộ Quân khu II, khu vực Tây Nguyên được giải phóng và thừa thắng phát triển tiến đánh xuống các tỉnh ven biển miền Trung.

Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, Bộ Chính Trị ngày càng thêm quyết tâm giành chiến thắng giải phóng miền Nam và tiếp tục mở cuộc tiến công chiến dịch Huế-Đà Nẵng (từ 19 đến 29-3-1975).

Thực tế, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên mở đầu, quân và dân khu vực Quảng Trị- Thừa Thiên Huế đã đồng lòng thực hiện  tiến công và nổi dậy ở nhiều nơi. Ngày 19 tháng 3 năm 1975 toàn bộ khu vực Quảng Trị được giải phóng. Tiếp đó, dưới sự đồng lòng hợp sức của quân và dân Thừa Thiên-Huế đã hình thành thế bao vây quân địch với nhiều mũi khống chế chặn đường tháo lui ra biển của địch vào Đà Nẵng. Ngày 24 tháng 3, giải phóng Tam Kỳ và Quảng Ngãi. Ngày 26 tháng 3 năm 1975, các lực lượng vũ trang nhân dân đã thành công làm chủ toàn bộ tỉnh Thừa thiên Huế thông qua việc phối hợp với đông đảo lực lượng quần chúng cách mạng nổi dậy tiến hành hợp vây tiêu diệt thế trận phòng ngự của địch ở mặt trận Thừa Thiên-Huế.

Ngày 28-3-1975, quân giải phóng mở đầu cuộc tấn công bằng pháo binh vào Đà Nẵng. Hàng loạt những đòn tập kích hoả lực đã mạnh mẽ nã vào các vị trí quân sự địch trong thành phố và bán đảo Sơn Trà. Các binh đoàn có xe tăng của lực lượng quân giải phóng ào ạt tiến vào trung tâm thành phố từ các hướng bắc, tây bắc, tây nam và đông nam. Sau hơn một ngày rưỡi chiến đấu, chúng ta đã giành thắng lợi rực rỡ, giải phóng Đà Nẵng. Thắng lợi liên tục ở các mặt trận Huế-Đà Nẵng và của mặt trận Tây Nguyên lại một lần nữa  đẩy quân địch vào tình thế tuyệt vọng, tinh thần bị suy sụp,nguy cơ tan rã tổ chức.

Tiếp theo ngày 31-3-1975, Bộ Chính trị mở cuộc họp và nhận thấy rằng: cuộc Tổng tiến công chiến lược hiện đang giành được thắng lợi cực kỳ to lớn, thời cơ tiến hành chiến lược tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã hoàn toàn chín muồi. Để chuẩn bị tốt nhất cho chiến trận cuối cùng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Bộ chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Sài Gòn và tiến hành chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 9-4 đến ngày 30-4-1975).

Từ đầu tháng 4-1975, các binh đoàn chủ lực thành công giải phóng Phan Rang, Bình Thuận, Bình Tuy, Xuân Lộc, đánh chiếm Bà Rịa. Ngày 26-4-1975, hàng loạt những đòn tiến công lớn vào Sài Gòn bắt đầu. Lúc đầu, lực lượng địch chống cự rất mãnh liệt. Những với sự hợp lực của các đoàn quân vũ trang cùng lực lượng nhân dân nổi dậy từ khắp các hướng, năm cánh quân nhất nhất đồng loạt tấn công địch với sức mạnh vũ bão. Chúng ta đã thành công tiêu diệt lực lượng tuyến phóng thủ vòngngoài của địch trong khỏng thời gian từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 4, Các binh đoàn chủ lực của quân giải phóng xiết chặt vòng vây xung quanh Sài Gòn. Lần lượt những kẻ đứng đầu ngụy quân tay sai Sài Gòn lần lượt rơi vào cảnh tuyệt vọng sau khi lên lãnh đạo

Ngày 30-4, với tinh thần chiến đấu rất quả cảm của các lực lượng giải phóng cùng với sự nổi dậy kịp thời và đều khắp của quần chúng trong và ngoài thành phố, quân ta đã thần tốc tiến thẳng đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trong thành phố ài Gòn. Đồng bào khắp thành phố Sài Gòn hân hoan đón chào các lực lượng vũ trang, con em của mình và cùng bộ đội truy lùng địch, tước vũ khí của chúng, dẫn đường cho bộ đội, bảo vệ các cơ sở kinh tế và văn hoá. Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Vào đúng thời khắc 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng được cắm trên nóc Dinh Độc lập. Đây là thời điểm đánh dấu thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh, thành phố Sài Gòn được giải phóng.

Thừa thắng xông lên, hàng loạt đồng bào và chiến sĩ các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, miền Nam hoàn toàn giải phóng (1 tháng 5 năm 1975).

3. Kết quả và ý nghĩa lịch sử cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân năm 1975:

3.1. Kết quả của cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam mùa xuân năm 1975:

Trải qua hơn năm mươi ngày đêm chiến đấu thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, lực lượng quân giải phóng và đồng bào nhân dân Việt Nam đã thành công tiêu diệt và đánh tan hoàn toàn quân nguỵ quyên với số lượng lên tới hơn một triệu tên, tịch thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh và các căn cứ quân sự Mỹ-ngụy.

Thành công dẹp tan bộ từ máy trung ương đến cơ sở của quân ngụy quyền tay sai. Xoá bỏ ách thống trị thực dân mới của Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

3.2. Ý nghĩa lịch sử:

Với chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, chúng ta đã thống nhất đất nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, mở ra trang kỷ nguyên mới của dân tộc – kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Có thể nói, Đại thắng mùa xuân năm 1975 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, một trong những chiến công hiến lớn nhất trong lịch sử phát triển của dân tộc, trở thành một trong những mốc son vàng chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.