Diễn biến và ý nghĩa lịch sử?

Diễn biến và ý nghĩa lịch sử?
Bạn đang xem: Diễn biến và ý nghĩa lịch sử? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Trong lịch sử, cuôc phản công tại Xta-lin-grat đã trở thành biểu tượng của một cuộc chiến tranh vì hòa bình, thành phố Xta-lin-grat sau chiến thắng đã trở thành thành phố anh hùng. Để hiểu thêm, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!

1. Tình hình thế giới trước chiến dịch Xta-lin-grat:

1.1. Tình hình thế giới trước thềm cuộc phản công tại Xta-lin-grat:

– Lúc này tại khu vực các nước Châu Âu đang tiến vào giai đoạn căng thẳng bởi sự phát triển và tấn công cúa hai khối Phát xít Đức và Phát xít Ý.

– Cuộc tấn công bất ngờ vào Ba Lan (tháng 9 năm 1939) của Phát xít Đức là phát nổ súng đầu tiên thể hiện đòn đánh trả của Đức với các nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ Nhất.Sau khi thành công thôn tính Ba Lan, Đức đã thành công tạo cục diện rối ren cho các nước Anh, Pháp và Nga.

– Tiếp tục đà phát triển, Phát xít Đức đánh chiếm các nước Tây Âu và Bắc Âu (từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1940), tấn công Anh (tháng 8 năm 1940) và cùng phát xít Ý tạo ra cuộc xâm lược ở Ban-căn và khu vực Trung Cận Đông (tháng 10 năm 1940 đến tháng 4 năm 1941). 

– Tất cả cuộc tấn công của Phát xít Đức đều nhằm phục vụ cho chiến lược quân sự tấn công Liên Xô để đạt được mục tiêu thống nhất thế giới bước đầu của quân Phát xít Đức .

– Ngày 22-6-1941, phát xít Đức bất ngờ mở cuộc tấn công trên khắp biên giới phía Tây của Liên Xô từ Biển Đen đến biển Ban Tích, phản bội lại hiệp ước không xâm phạm Xô -Đức kí kết năm 1939.

1.2. Nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công tại Xta-lin-grat:

– Sự phát triển và lớn mạnh của chế độ Phát xít vượt quá tầm kiểm soát và có nguy cơ gây nên nhiều tổn thất không chỉ ở khu vực Châu Âu, các nước ở khu vực Thái Bình Dương cũng ảnh hưởng không nhỏ.

– Phát xít Đức bất ngờ phản bội hiệp ước không xâm phạm Xô – Đức, tấn công vào phía Tây Liên Xô, sau đó tiếp tục chia quân bao vây tiếp tục đánh sâu vào trung tâm thủ đô Mat-xco-va tuy nhiên, mục tiêu của Phát xít Đức đã bị phá hủy sau chiến thắng Mát-xcơ-va (ngày 06 tháng 12 năm 1941).

– Nhận thấy không thể tiếp tục đánh chiếm vào thủ đô Mát-xcơ-va, Đức chuyển mục tiêu tấn công sang Xta-lin-grat. Lúc này, Liên Xô buộc chuyển Xta-lin-grat vào tuyến bảo vệ. Vừa phòng ngự vừa xây dựng quân đội, đến ngày 19 tháng 11 năm 1942 Liên Xô chuyển sang tấn công vào Xta-lin-grat

2. Diễn biến trận phản công tại Xta-lin-grat và ý nghĩa lịch sử:

2.1. Diễn biến trận phản công tại Xta-lin-grat:

 – Ngày 19-11-1942, Hồng quân Liên Xô chuyển sang tấn công ở Xta-lin-grát., quân dân ở Xta-lin-grat bắt đầu những đòn đột kích vào trận địa phòng ngự địch. Sau 3 ngày tấn công như vũ bão, Hồng quân đã đẩy lùi quân địch sâu từ đến 20km nhanh chóng chọc thủng trận địa quân địch và hợp điểm ở dải đất Ca-lat

  – Ngày 23-11, hoàn thành xuất sắc việc hợp vây lực lương cơ bản của địch tại chiến trường Xta-lin-grát. Nhận thấy được những rủi ro đạo quân lớn của mình có thể bị tiêu diệt nếu quân Phát xít tiếp tục tấn công ở Xta-lin-grát, cho nên Hít-le gấp rút điều quân từ các khu vực khác và một phần từ Pháp sang để thành lập đạo quân mới  được chỉ huy bởi Thống chế Man-xtai-nơ. Đạo quân mới Phát xít Đức thành lập có nhiệm vụ giải tỏa cho đạo quân Pao-lốp đang bị vây hãm ở Xta-lin-grát.

– Giai đoạn 1 chiến dịch phản công hoàn thành, từ đây cục diện xoay chuyển, quyền chủ động chiến lược vùng Xta-lin-grat trên mặt trận Xô – Đức rơi vào tay Hồng quân Liên Xô. Từ cuối tháng 11 đến hết tháng 12-1942, trên mặt trận Xta-lin-grat đã diễn ra cuộc chiến đấu hết sức cam go, khốc liệt giữa hai phía – phía “liều mạng” bằng mọi cố gắng để giải vây cho cụm quân Phát xít, và phía nỗ lực đánh bay đạo quân mới của Man-xtai-nơ đồng thời thít chặt thêm vòng vây của Hồng quân ở Xta-lin-grat. 

– Sau khi tối hậu thư của Hồng quân bị phe Phát xít bác bỏ, đồng thời nhận thấy được khả năng có thể theo đà đi đến chiến thắng, Bộ chỉ huy tối cao của Liên Xô ra lệnh tấn công. Ngày 10 tháng 1 năm 1943, Hồng quân nổ súng tuyến bố bắt đầu cuộc tiến công tiêu diệt đạo quân phát xít bị bao vây ở Xta-lin-grát. Đến cuối tháng 1 đã thành công chia tách cụm địch làm hai phần, cụm phía nam do Thống chế Pao-lốp trực tiếp chỉ huy đã đầu hàng

– Sau những đòn tấn công mạnh mẽ và liên tục của Hồng quân Liên Xô; mặc dù phe phát xít đã cố gắng chống cự ngoan cố, ngày 2-2-1943, cụm phía Bắc gồm đạo quân Đức tinh nhuệ bậc nhất gồm 330. 000 tên chấm dứt chống cự và hoàn toàn bị tiêu diệt, trong đó 2/3 quân Phát xít ở mặt trận phản công tại Xta-lin-grat bị chết, 1/3 những tên phát xít còn lại bị cầm tù cùng với tên Thống chế tổng tư lệnh Phôn Pao-lốp cùng 24 viên tướng phe Phát xít Đức. Chiến dịch phản công kết thúc thắng lợi.

– Kết quả trận phản công tại Xta-lin-grat: Hồng quân Liên Xô đã thành công tiêu diệt 32 sư đoàn và 3 lữ đoàn quân Đức, làm hao tổn nặng 16 sư đoàn (bị mất từ 50% đến 75% quân số), con số lên đến gần 1,5 triệu người, 3500 xe tăng và pháo tự hành, 12.000 đại bác và cối, gần 3.000 máy bay v.v… Sự thiệt hại nghiêm trọng này đã gây nên những hậu quả nặng nề đến tình hình chiến lược chung và làm rung chuyển tận gốc bộ máy chiến tranh của Phát xít Hit-le.

2.2. Ý nghĩa của trận phản công tại Xta-lin-grat:

– Trận phản công tại Sta-lin-grat  là một bước ngoặt xoay chuyển cục diện trong Thế chiến thứ 2.

– Đây trở thành một trong những trận đánh tiêu biểu nhất lịch sử mang biểu tượng nghệ thuật quân sự cũng như ý nghĩa xoay chuyển toàn cục. Sức ảnh hưởng của trận phản công tại Xta-lin-grat không chỉ tác động đến cuộc Chiến tranh Vệ quốc của Liên Xô mà còn tác động đến cả toàn bộ Thế chiến thứ 2.

– Trong chiến trận tại Xta-lin-grat, Hồng quân Liên Xô đã không ngừng chiến đấu từ ngăn chặn bảo vệ vùng đất Tổ quốc rồi mạnh mẽ đẩy lui quân Phát xít Đức, khi ấy đã chiếm gần như toàn bộ châu Âu. Thất bại tại Xta-lin-grat đã gây tổn thất nặng nề cho phe Phát xít, quân đội Đức không thể phục hồi sức mạnh như trước và không thể thành công chinh phục được dã tâm thống trị thế giới, buộc phải chuyển từ thế tiến công sang thế phòng ngự.

– Chiến thắng trận phản công ở Xta-lin-grat đã tiếp thêm động lực cho Liên Xô và các nước Đồng minh đứng lên đồng loạt chuyển sang tấn công trên các Mặt trận.

3. Lý giải nguyên nhân thành công của trận phản công tại Xta-lin-grat:

– Mặc dù trong cuộc chiến không cân sức này, phía Phát xít hoàn toàn được trang bị vũ khí, lực lượng tốt nhất lúc bấy giờ nhưng quân và dân Liên Xô đã thay đổi cục diện chiến tranh từ năm 1942. Vậy tại sao Hồng quân lại tạo được kỳ tích như vậy ở Xta-lin-grat?

– Tinh thần sắt đá của quân và dân Xô viết: Dã tâm hòng cắt đứt tuyến lương thực và dầu mỏ của Liên Xô cùng sự lớn mạnh của quân Phát xít Đức đều đổ dồn về Xta-lin-grat. Nhận thấy được âm mưu của Phát xít Đức đồng thời hiểu rõ vai trò của thánh phố Xta-lin-grat, Bộ Tư lệnh tối cao cũng quyết tâm giữ bằng được thành phố, hàng loạt những Sắc lệnh, chỉ thị được ban hành nêu cao tinh thần đấu tranh bảo vệ Xta-lin-grat, những khẩu hiệu chiến đấu “Một bước không lùi”, ” Không còn đất cho chúng ta ở bên kia bờ Volga” được giơ cao để đẩy mạnh ý chí chiến đấu của người dân và Hồng quân. Tất cả sự mạnh mẽ, ngoan cường của quân và dân thành phố Xta-lin-grat đã khiến các đội quân khét tiếng tinh nhuệ của phát xít hao hụt và nhụt chí trong cuộc chiến.

– Chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Chủ nghĩa anh hùng cách mamngj được thể hiện xuyên suốt trong cuộc phản công tại Xta-lin-grat. Hơn 700.000 binh sĩ và nhân dân Xô viết được trao huân chương danh dự trong sử nghiệp bảo vệ Xta-lin-grat. Thành phố Xta-lin-grat sau trận chiến trở thành một trong những thành phố anh hùng của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.  Tòa nhà Pa-vê-lốp, có không ít lần bị ảnh hưởng bởi bom đạn, nhưng vẫn trụ vững nay trở thành biểu tượng cho tinh thần không chịu khuất phục của quân và dân thành phố Stalingrad. Hay ngọn đồi Ma-ma-dep Kurgan trở thành điểm cao quan sát bao quát toàn bộ thành phố, giúp cho Hòng quân Liên Xô đánh giá được tình hình mặt trận. 

– Chiến lược sai lầm của phát xít Đức: Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc quân và dân Xô viết có thể giữ vững được Stalingrad trước lực lượng áp đảo về trang bị và kinh nghiệm chiến đấu chính là do sự chủ quan và sai lầm trong chiến lược của phát xít Đức và phe Trục. Những thành công dễ dàng ở giai đoạn đầu chiến tranh đẫn đến sự kiêu ngao và chủ quan của quan Phát xít Đức. Trong trận đánh chiếm Xta-lin-grat, quân phát xít Đức phân tá lực lượng làm hai mặt trận một bên đánh vây thành phố và  bên còn lại tiến xuống thành phố dầu mỏ Azerbaijan ở Kavkaz. Trong trận chiến ở Xta-lin-grat, các cánh quân đã bộc lộ điểm yếu và đó trở thành cơ sở để Hồng quân Liên Xô chuyển sang thế chủ động, đưa ra những đòn phản công mạnh mẽ đi đến chiến thắng ở trận phản công tại Xta-lin-grat.