Đoạn văn nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ

Đoạn văn nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ
Bạn đang xem: Đoạn văn nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ hay nhất:

Sau khi đọc đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, bản thân tôi nhận thấy ngoài ông Giuốc-đanh có có tính xấu, thì cả bác phó may và các thợ phụ cũng đều có tính cách giống ông. Đầu tiên, ông phó may xuất hiện với hỉnh ảnh ranh mãnh, mưu mô và dối trá được thể hiện qua các hành động như ông may bít tất và đóng giày chật, may lẽ phục bị ngược hoa. Cho đến khi ông Giuốc- đanh phàn nàn về điều đó thì ông phó may đã thản nhiên bào chữa cho thói xấu đó của mình là chúng sẽ tự dãn ra khi sử dụng. Hay như lúc ông Giuốc-đanh hỏi về bộ lễ phục bị may ngược hoa, ông phó may lại tiếp tục cho rằng trong giới quý phái, những người quý tộc đều phải mặc ngược hoa như vậy. Bộ đồ do ông phó may may trông rất lố bịch nhưng ông luôn bào chữ cho những điều lố bịch đó của chính mình vì vậy ông phó may nắm thóp được ông Giuốc – đanh muốn làm quý tộc. 

Chưa dừng lại ở đó, tính xấu trong đoạn trích còn được thể hiện ở những thợ phụ đi theo phó may. Khi những thợ phụ hỗ trợ cho ông Giuốc – đanh thử đồ đã cho thấy rõ tính cách hám tiền của họ. Họ đã nịnh nọt ông Giuốc – đanh bằng cách dùng những danh xưng thể hiện giới quý tộc “ông lớn”, “đức ông”,… mục đích của họ chỉ nhằm làm cho ông Giuốc – đanh vui vẻ, sau đó cho học thêm ít tiền bo để mua rượu uống. Như vậy, có thể thấy rằng: Cả phó may và các thợ phụ của ông đều là những người tham lam, thủ đoạn và vô cùng xấu tính.

2. Nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ đạt điểm cao:

Các nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục được tác giả xây dựng với tính cách tham lam, thủ đoạn và vô cùng dối trá. Tính cách của các nhân vật này đã được khắc họa rõ nét qua tình huống họ nhận may y phục và cho ông Giuốc -đanh thử đồ. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và thói “sĩ diện hão” của ông Giuốc-đanh, họ đã cắt xén vải để may đồ cho ông Giuốc-đanh nhưng bị chật và cho rằng dùng nó sẽ dãn ra. Chưa hết, bộ áo quần của ông Giuốc-đanh bị họ may ngược hoa văn nên trông rất dị hợm. Thay vì sửa lại bộ đồ thì họ bao biện cho sai sót của mình rằng đó là kiểu trang phục dành cho giới quý phái thường mặc. Ngoài ra, trước các hành động kệch cỡm của ông Giuốc – đanh, họ vẫn thản nhiên nịnh nọt ông nhằm mục đích trục lợi cho cá nhân mình. Với những chi tiết đó đã toát ra một phần tích cách xấu xa, thủ đoạn của tên phó may và những thợ phụ tham lam của ông ta.

3. Nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ ngắn gọn nhất:

Phó may và thợ phụ những nhân vật được xây dựng trong đoạn trích“Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”. Những nhân vật này được xây dựng hình ảnh có tính cách nịnh nọt, tham lam và dối trá. Bác phó may đã xấu tính khi cắt xén vải may đồ cho ông Giuốc – đanh khiến bộ đồ bị chật, hoa văn bị ngược trông rất lố bịch nhưng lại bao biện cho sai sót của mình, nói dối không chớp mắt rằng giới quý phái thường mặc như thế vì bác phó may biết rằng ông Giuốc-đanh thiếu hiểu biết và luôn muốn thành quý tộc. Bên cạnh đó, 04 thợ phụ đi cùng với bác thợ may cũng không ngoại lệ, trong quá trình giúp ông Giuốc-đanh thử đồ, chúng đã nịnh hót, nịnh nọt ông Giuốc-đanh để trục lợi, kiếm thêm chút tiền mua rượu. Thông qua đoạn trích, có thể thấy rõ, tác giả đang xây dựng hình ảnh phản diện để phản ánh thực trạng tính cách của một số cá nhân trên thực tế: Sống tham lam, nói dối và thảo mai để đạt được những lợi ích của nhân.

4. Nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ ý nghĩa nhất:

Trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, nhân vật phó may và các thợ phụ được miêu tả là những người có tính cách không tốt. Họ đều có xu hướng nịnh bợ và giả dối để đạt được lợi ích của mình. Bác phó may là người tự kiêu, lừa lọc và luôn sẵn sàng lợi dụng sự ngây thơ của ông Giuốc-đanh để kiếm tiền. Những thợ phụ đi theo phó may cũng không khác, trong quá trình giúp ông Giuốc-đanh thử đồ, chúng đã nịnh hót, nịnh nọt ông Giuốc-đanh để trục lợi, các thợ phụ thì gọi ông Giuốc-đanh là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” cốt để nịnh nọt, lấy lòng nhằm xin tiền uống rượu. Có thể thấy rằng, các nhân vật này đều hiện lên với vẻ giả tạo, dối trá và ranh mãnh. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là việc miêu tả những nhân vật này không chỉ dừng lại ở mức độ tốt/xấu, mà còn cung cấp cho độc giả các thông tin cụ thể về nhân vật, từ đó giúp cho độc giả có thể hình dung và hiểu rõ hơn về tính cách của nhân vật trong văn bản.

5. Nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ sâu sắc:

Trong đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” đã khắc họa rõ hình ảnh của một bộ phận trong xã hội luôn có thói hư, tật xấu như nói dối, nịnh nọt và thường lừa lọc người khác. Bác phó may là người lừa lọc, tự kiêu, sĩ diện. Khi ông Giuốc-đanh phản ảnh tất và giày bị chật, bác phó may đã nhất quyết nói rằng đó là do ông Giuốc-đanh tưởng tưởng mà sự thật là do mình đã cắt xén nguyên liệu làm đồ, bên cạnh đó, bác phó may còn cho rằng rồi đi dần nó cũng sẽ dãn ra. Khi may ngược hoa áo cho ông Giuốc-đanh thì rất lố bịch nhưng lại nói rằng quý tộc mặc như vậy vì nắm thóp được ông Giuốc-đanh muốn làm quý tộc. Còn 04 thợ phụ đi theo phó may cũng không khá hơn, khi vào thử đồ cho ông Giuốc-đanh đã thể hiện rõ bản chất hám tiền, họ đã xin ông Giuốc-đanh tiền thưởng và nịnh nọt ông ta bằng loạt danh xưng cao quý như ông lớn, cụ lớn rồi đến cả đức ông. Bác phó may và bốn thợ phụ quả là những người tham lam, lừa lọc và không từ mọi cách để đạt được điều mình muốn.

6. Nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ:

Nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục được xây dựng với tính cách tham lam và dối trá. Điều đó được khắc họa rõ nét khi chúng nhận may y phục và mặc cho ông Giuốc – đanh. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và ham hư vinh của ông Giuốc – đanh, chúng đã cắt xén vật liệu khiến giày của ông bị chật. Bộ áo quần thì bị may ngược hoa văn nên trông rất dị hợm, thì chúng lại lừa ông Giuốc – đanh rằng đó là kiểu mà những người quý phái thường hay mặc. Ngoài ra, trước các hành động kệch cỡm của ông Giuốc – đanh, chúng vẫn thản nhiên nịnh nọt ông ta nhằm trục lợi cho bản thân. Những chi tiết đó đã khắc họa một cách chân thực và sống động những tên phó may và thợ phụ vừa tham lam lại dối trá.

7. Nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ ấn tượng nhất:

Nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục được xây dựng với tính cách tham lam và dối trá. Bác phó may tuy may xấu, cắt xén đồ làm tất và giày khiến ông Giuốc-đanh đi chật nhưng khi được bảo lại bảo ông Giuốc-đanh tưởng tượng. Trang phục bác phó may may cho ông Giuốc-đanh thì lố bịch, hoa còn ngược nhưng lại nói dối không chớp mắt là quý tộc thường mặc thế vì biết ông Giuốc-đanh thiếu hiểu biết và muốn thành quý tộc. Ngoài ra, trước các hành động kệch cỡm của ông Giuốc – đanh, bốn thợ phụ đi theo phó may cũng có tính cách như vậy, nổi bật hơn cả là giả dối và nịnh nọt ông Giuốc-đanh bằng từ hoa mỹ vì biết ông ưa nịnh để từ đó trục lợi. Phó may và các thợ phụ thật tham lam và có thể nối dối, nịnh nọt mọi điều để đạt được lợi ích.