“Doanh thu chưa thực hiện là gì” là một trong những thắc mắc quan trọng nhất trong lĩnh vực kế toán tài chính, đặc biệt là với những nhân sự đảm nhận trách nhiệm quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, hãy cùng Mua Bán khám phá những nguyên tắc cơ bản và phương pháp hạch toán trong môi trường kế toán chuyên nghiệp qua bài viết sau.
I. Doanh thu chưa thực hiện là gì?
Sau đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến doanh thu chưa thực hiện mà bạn có thể tham khảo.
1. Khái niệm
Doanh thu chưa thực hiện là những khoản tiền phát sinh khi một doanh nghiệp nhận tiền thu từ khách hàng trước khi triển khai công việc. Doanh thu chưa thực hiện thường được xem là những khoản tiền nợ của doanh nghiệp cần phải trả cho khách hàng do đã nhận tiền tuy nhiên vào cuối thời điểm của kỳ kế toán, việc cung cấp hàng hóa dịch vụ cho khách hàng vẫn chưa được hoàn thành.
Doanh thu chưa thực hiện được quản lý hạch toán tại tài khoản 3387. Tài khoản 3387 sẽ hiển thị số dư đang sở hữu và tình trạng tăng giảm doanh thu trong kỳ kế toán mà doanh nghiệp chưa thực hiện được.
Trong Khoản 2, Điều 57 của Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 45 thuộc Thông tư 133/2016/TT-BTC cho biết, doanh thu chưa thực hiện là bao gồm cả các khoản doanh thu đã nhận trước đó:
- Số trả trước của khách hàng đã thanh toán cho doanh nghiệp vào một hoặc nhiều kỳ kế toán khi cho thuê tài sản.
- Khoản lãi được nhận trước khi mua công cụ nợ hoặc cho vay vốn.
- Những khoản tiền khác như doanh thu giá trị hàng hóa có chiết khấu cho người sử dụng trong những đợt khuyến mãi, giảm giá, khoản tiền chênh lệch giữa giá bán trả góp, trả chậm theo những cam kết với giá trả tiền ngay.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh doanh thu chưa thực hiện – tài khoản 3387
Tài khoản 3387 thường được sử dụng để phản ánh các khoản doanh thu chưa thực hiện được hay còn gọi là kế toán nợ dương. Nội dung và cấu trúc của tài khoản này thường phụ thuộc vào hệ thống kế toán cụ thể của mỗi doanh nghiệp, nhìn chung như sau:
Chỉ tiêu | Bên nợ | Bên có |
Số dư đầu kỳ | Phần doanh thu chưa thực hiện vào thời điểm cuối kỳ kế toán | |
Số phát sinh trong kỳ | – Phần doanh thu chưa thực hiện được cho kỳ kế toán, trả lại tiền nhận trước đó cho khách hàng nếu không tiếp tục hợp đồng.
– Doanh số phân bổ cho khoản chênh lệch giữa giá bán trả góp, trả chậm theo cam kết với giá bán trả ngay vào trong phần chi phí tài chính. |
– Phần doanh thu chưa thực hiện được trong kỳ phát sinh. – Số chênh lệch giữa giá bán trả ngay và giá bán trả chậm, trả góp. |
Số dư cuối kỳ | Phần doanh thu chưa thực hiện được ở thời điểm cuối kỳ kế toán. |
Ví dụ:
Công ty ABC ký kết hợp đồng cho thuê xe ô tô thời hạn 1 năm với giá thuê là 10.000.000 đồng/tháng. Sau đó 30 ngày, bên thuê đã thanh toán tiền thuê 6 tháng đầu cho công ty với số tiền là 60.000 triệu đồng.
Vậy, khi nhận tiền thanh toán, kế toán công ty ABC cần ghi nhận như sau:
Nợ TK 112: 60.000.000
Có TK 3387: 60.000.000
Sau đó, cuối mỗi tháng kế toán sẽ ghi nhận như sau:
Nợ TK 3387: 10.000.000
Có TK 511: 10.000.000
Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi bạn đã cung cấp đầy đủ 6 tháng dịch vụ cho khách hàng, lúc đó doanh thu chưa thực hiện sẽ giảm xuống còn 0 đồng.
Xem thêm: Net sales là gì? Làm thế nào để tính Net Sales?
3. Các khoản không được hạch toán vào tài khoản doanh thu chưa thực hiện là gì?
Những khoản tiền không được hạch toán vào tài khoản doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
- Số tiền nhận trước của khách hàng mà doanh nghiệp vẫn chưa cung cấp đủ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Những khoản doanh thu chưa thu được tiền khi cho thuê tài sản dịch vụ trong nhiều kỳ liên tiếp (phần doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận lại khi đã thực sự thu được tiền từ khách hàng, không được ghi đối ứng chung với TK 131- khoản phải thu của khách hàng).
Mời bạn tham khảo các tin đăng tuyển dụng việc làm kế toán trên website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn:
II. Điểm giống và khác giữa doanh thu chưa thực hiện và người mua trả trước
Trước khi tìm hiểu về 2 chỉ tiêu này, kế toán viên cần nắm rõ vấn đề sau:
- Nếu đến hạn của thời điểm cuối kỳ kế toán nhưng doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành được việc chuyển giao, cung cấp toàn bộ sản phẩm hàng hóa dịch vụ cho khách hàng mặc dù đã nhận tiền thu trước đó thì sẽ không đủ điều kiện để ghi nhận khoản thu này vào doanh thu bán hàng.
- Do đó, theo quy định của Khoản 2, Điều 18 của Thông tư 200/2014/TT-BTC, phần doanh thu nhận trước từ khách hàng này sẽ được ghi nhận hạch toán vào tài khoản trả trước của người mua (bên “Có” của tài khoản 131).
Vậy doanh nghiệp cần lưu ý điểm gì để nhận biết được trường hợp nào thì khoản tiền thu trước từ khách hàng sẽ được coi là tài khoản doanh thu chưa thực hiện, trường hợp nào sẽ được ghi nhận vào tài khoản người mua trả trước?
Điểm giống nhau:
Trên thực tế cả khoản người mua trả trước và doanh thu chưa thực hiện đều đại diện số tiền đã nhận trước từ khách hàng. Nhưng vào thời điểm cuối kỳ doanh nghiệp lại chưa triển khai xong việc cung ứng hàng hóa cho khách hàng đó. Vậy nên, cả 2 chỉ tiêu này đều sẽ được xếp vào loại khoản nợ phải trả tương đương với những nhiệm vụ doanh nghiệp cần thực hiện theo những gì đã cam kết với khách hàng.
Điểm khác nhau:
Khoản tiền đã thu trước của khách hàng sẽ được công nhận là doanh thu chưa thực hiện nếu khoản tiền đó được thanh toán trước cho những dịch vụ đơn lẻ thực hiện trong một hay nhiều kỳ kế toán. Còn lại, nghĩa vụ của doanh nghiệp sẽ chỉ cung cấp trực tiếp các dịch vụ tương ứng theo những gì đã được thỏa thuận trước đó.
Tùy theo đặc thù riêng biệt của từng lĩnh vực kinh doanh mà bên cung cấp dịch vụ sẽ yêu cầu người mua phải hoàn thành chi phí dịch vụ đơn lẻ hoặc những dịch vụ liên quan, bao gồm: dịch vụ cho thuê tài sản, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ đăng ký tài khoản cho việc cung cấp sử dụng phần mềm, dịch vụ đăng ký ấn phẩm định kỳ, đăng ký tạp chí,… trước khi cung cấp tiếp những dịch vụ tương tự.
Ngoài ra, những khoản tiền trả trước của người mua sẽ chỉ được ghi nhận hạch toán tài khoản người mua trả trước khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ yêu cầu thanh toán trước một phần giá trị của hợp đồng với mục đích đảm bảo sự thỏa thuận của 2 bên. Người mua hàng sẽ có nghĩa vụ thực hiện thanh toán đủ phần còn lại trong hợp đồng khi doanh nghiệp đã hoàn thành xong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho họ.
Dưới đây là 2 ví dụ cụ thể giúp bạn hiểu hơn về 2 chỉ tiêu trên.
Ví dụ 1:
Công ty ABC ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng với điều kiện trong chính sách bán hàng cụ thể như sau: Bên người thuê có nghĩa vụ phải thanh toán ít nhất 6 tháng tiền thuê với hạn định là 45 ngày kể từ khi bắt đầu thuê.
Tại thời điểm kế toán nhận tiền, khoản tiền trả trước cho nhiều kỳ này (6 tháng) sẽ được công ty ABC ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện được. Sau đó hàng tháng, kế toán doanh nghiệp ghi nhận hạch toán giảm doanh thu chưa thực hiện và tăng doanh thu cung cấp dịch vụ tương ứng.
Ví dụ 2:
Công ty ABC ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho thuê nội thất văn phòng với công ty A vào ngày 23/03/2023. Điều khoản trong hợp đồng đã ký kết nêu rõ bên thuê có nghĩa vụ thanh toán trước 30% giá trị hợp đồng trong khoảng thời gian là 15 ngày kể từ ngày ký. 70% giá trị hợp đồng còn lại sẽ được bên thuê hoàn thành trong 45 ngày tiếp theo kể từ khi hoàn thành việc vận chuyển nội thất đến văn phòng cho thuê và giao cho chủ sở hữu ở đó.
Như vậy, khoản tiền thanh toán 30% này sẽ được kế toán ghi nhận vào người mua trả trước và hạch toán doanh thu khi có biên bản xác minh việc đã hoàn thành giao hàng và được bên người thuê chấp nhận thanh toán.
Xem thêm: Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần cho doanh nghiệp
III. Các phương pháp hạch toán doanh thu chưa thực hiện cho doanh nghiệp
Có nhiều phương pháp hạch toán doanh thu chưa thực hiện. Tuy nhiên, quá trình này phụ thuộc nhiều vào các nguyên tắc kế toán trong nhiều trường hợp khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp mà doanh nghiệp có thể thực hiện:
1. Đối với tài khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả góp, trả chậm với giá bán hàng trả tiền ngay
Theo Khoản 3, Điều 57 của Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi bán hàng trả góp, trả chậm thì kế toán chỉ được ghi nhận doanh thu bán hàng của kỳ kế toán theo giá bán của bán hàng trả tiền ngay. Phần chênh lệch giữa giá bán trả ngay với giá bán trả góp trả chậm sẽ được hạch toán vào tài khoản doanh thu chưa thực hiện.
Ví dụ:
Công ty ABC ký hợp đồng cho thuê nội thất văn phòng và điều khoản được thống nhất trong hợp đồng cụ thể như sau: Lô hàng có giá trị 2 tỷ đồng (đã gồm VAT) và bên thuê có nghĩa vụ thanh toán đơn hàng trong vòng 6 tháng kể từ ngày công ty ABC hoàn thành việc cung cấp hàng hóa.
Tuy nhiên, thời gian thanh toán lại lâu hơn thời gian thu nợ bình quân theo quy định của công ty ABC là 30 ngày. Vậy nên bên thuê phải tuân theo chính sách của công ty ABC bằng việc sẽ phải thanh toán trước một khoản phí để có được thỏa thuận thanh toán chậm như hợp đồng với mức phí 5% kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thanh toán. Khoản phí trả chậm này sẽ được phân bổ đều cho 6 tháng.
Bên thuê sau khi nhận được hàng cần xác nhận sẽ thanh toán theo quy định. Vậy, thời điểm hoàn thành việc giao hàng cho bên thuê, kế toán công ty ABC phải ghi nhận doanh thu như sau:
Nợ TK 131: 2.050.000.000
Có TK 511: 1.800.000.000
Có TK 3331: 200.000.000
Có TK 3387: 5% x 2.000.000.000 : 2 = 50.000.000
Kế đó, hàng tháng kế toán phải ghi nhận hạch toán doanh thu tài chính tương đương với phí trả chậm phân bổ đều cho 6 tháng như sau:
Nợ TK 112: 8.333.333
Có TK 515: 8.333.333
Kế tiếp, vào thời điểm nhận khoản tiền thanh toán từ bên thuê, kế toán cần ghi nhận như sau:
Nợ TK 112: 2.050.000.000
Có TK 131: 2.050.000.000
Có thể thấy rằng, kế toán công ty cần phải thực hiện theo dõi, phân bổ doanh thu chưa thực hiện để ghi nhận nhằm đảm bảo sự chính xác tuyệt đối của thông tin kế toán.
2. Hạch toán số tiền chiết khấu, giảm giá
Khi thực hiện các chương trình chiết khấu giảm giá dành cho khách hàng, kế toán doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu dựa trên tổng số tiền thu được trừ đi khoản doanh thu chưa thực hiện (giá trị của sản phẩm dịch vụ cung cấp miễn phí hoặc số tiền giảm giá cho khách hàng) như sau:
Có TK 511 (doanh thu bán hàng sản phẩm, dịch vụ)
Có TK 3387 (doanh thu chưa thực hiện)
Có TK 333 (thuế và các khoản thuế nộp nhà nước)
Khi hết thời hạn chương trình nhưng khách hàng không đáp ứng các điều kiện để hưởng ưu đãi, doanh nghiệp sẽ không phát sinh thanh toán cho khách hàng, kế toán ghi nhận như sau:
Nợ TK 3387 (doanh thu chưa thực hiện)
Có TK 511 (doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ)
Trong trường hợp khách hàng đáp ứng đủ điều kiện nhận ưu đãi, khoản thu sẽ được xử lý như sau:
- Nếu doanh nghiệp là người trực tiếp cung cấp dịch vụ, khoản thu sẽ được kết chuyển sang ghi nhận thành doanh thu từ bán hàng:
Nợ TK 3387 (doanh thu chưa thực hiện)
Có TK 511 (doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ)
- Nếu doanh nghiệp không phải người cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì thực hiện như sau:
Nợ TK 3387 (doanh thu chưa thực hiện)
Có TK 511 (phần lãi có được sau khi trả tiền vốn cho bên thứ 3)
Có TK 111, 112 (số tiền thanh toán cho bên thứ 3)
Ví dụ:
Công ty ABC cho ra mắt chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng sản phẩm nội thất với giá 3.000.000 đồng (giá gốc 4.000.000) và khách hàng đáp ứng đủ tiêu chí để nhận ưu đãi. Công ty ABC cũng là doanh nghiệp cung cấp trực tiếp sản phẩm mà không thông qua trung gian và tiền nhận trước ưu đãi mà khách hàng đã nộp là 2.000.000 đồng. Vậy, kế toán doanh nghiệp sẽ ghi nhận sổ như sau:
Có TK 511: 3.000.000
Có TK 3387: 2.000.000
Có TK 333: 300.000
Vì khách hàng đã đáp ứng điều kiện ưu đãi và doanh nghiệp là đơn vị cung cấp trực tiếp sản phẩm nên khoản thu sẽ được xử lý như sau:
Nợ TK 3387: 2.000.000
Có TK 511: 3.000.000
Xem thêm: Doanh thu là gì? Doanh thu thuần là gì? Cách phân biệt
3. Hạch toán về việc cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động
Hạch toán doanh thu của kỳ kế toán được xác định dựa trên số tiền đã thu được từ khách hàng chia cho số kỳ thu tiền trước, ngoại trừ trường hợp được ghi nhận là doanh thu một lần đối với toàn bộ số tiền nhận trước.
Ví dụ:
Công ty ABC ký hợp đồng cho thuê văn phòng với thời hạn là 1 năm kể từ ngày 23/03/2023. Giá cho thuê là 22.000 đồng/tháng và người thuê cần ký cam kết sử dụng tài sản cho thuê đúng với những gì đã cam kết trong hợp đồng. Vào ngày 31/03/2023, bên thuê đã thanh toán 6 tháng tiền thuê với số tiền là 132.000.000 đồng.
Vậy, tại thời điểm nhận khoản tiền trả trước 6 tháng kia, kế toán công ty ABC sẽ ghi nhận như sau:
Nợ TK 112: 132.000.000
Có TK 3387: 120.000.000
Có TK 3331: 12.000.000
Sau đó, cứ cuối mỗi tháng, kế toán công ty ABC sẽ ghi nhận doanh thu cho việc cung cấp dịch vụ thuê văn phòng như sau:
Nợ TK 3387: 20.000.000
Có TK 511: 20.000.000
4. Đối với bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính có giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại
Trong trường hợp này, kể từ khi hoàn thành thủ tục bán lại tài sản, kế toán doanh nghiệp sẽ căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ có liên quan để ghi nhận như sau:
Nợ TK 112 (tổng giá trị thanh toán)
Có TK 711 (giá trị còn lại của TSCĐ bán hoặc thuê lại)
Có TK 3387 (doanh thu chưa thực hiện) (chênh lệch giá bán lại lớn hơn giá trị TSCĐ)
Có TK 3331 (thuế GTGT cần nộp)
Đồng thời, kế toán cũng cần ghi nhận giảm TSCĐ như sau:
Nợ TK 881 (giá trị còn lại của TSCĐ)
Nợ TK 214 (giá trị hao mòn TSCĐ nếu có)
Có TK 211 (nguyên giá TSCĐ)
Sau đó, định kỳ kết chuyển phần chênh lệch lớn hơn giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ sẽ ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ phù hợp với thời gian thuê tài sản như sau:
Nợ TK 3387 (doanh thu chưa thực hiện)
Có TK 623, 627, 641, 642,… (nếu có)
Ví dụ:
Công ty ABC ký hợp đồng bán ô tô cho công ty XYZ với giá 2.400 chưa tính thuế 10%. Sau đó, công ty ABC cũng ký hợp đồng với công ty XYZ khi muốn thuê lại chính ô tô đó dưới hình thức thuê tài chính ngay vào ngày bán với giá 2.640, thời gian thuê là 2 năm (24 tháng).
Như vậy, kể từ khi hoàn thành thủ tục bán tài sản, kế toán công ty sẽ căn cứ vào hóa đơn để ghi nhận như sau:
Nợ TK 112: 2.640
Có TK 711: 2400
Có TK 3387: 240
Có TK 3331 240
Đồng thời, kế toán cũng cần ghi nhận giảm TSCĐ như sau:
Nợ TK 881: 2.000
Nợ TK 214: 500
Có TK 211: 2.500
Sau đó, định kỳ kết chuyển phần chênh lệch lớn hơn giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ sẽ ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ phù hợp với thời gian thuê tài sản như sau:
Nợ TK 3387: 240
Có TK 711: 2.400 – 240 = 2.160
Có TK 3331: 240
Nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm thêm vào dịp Tết, hãy truy cập ngay vào website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn:
IV. Cách trình bày doanh thu chưa thực hiện trong báo cáo tài chính
Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC về việc hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện hoạt động liên tục thì:
- Doanh thu chưa thực được phải trình bày ở khoản Nợ phải trả (mã số 300) và phân loại thành 2 chỉ tiêu dài hạn (336) và ngắn hạn (318).
- Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (318) thể hiện phần doanh thu chưa thực hiện tương đương với nghĩa vụ mà công ty phải thực hiện trong 1 năm tiếp theo hoặc trong 1 chu kỳ sản xuất tại thời điểm báo cáo.
- Doanh thu chưa thực hiện dài hạn (336) thể hiện những phần doanh thu chưa được thực hiện tương đương với những nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện sau 1 năm tiếp theo hoặc sau 1 chu kỳ sản xuất tại thời điểm báo cáo.
Ví dụ:
Sau đây là phần trích ra từ báo cáo tài chính của một doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực hàng không, thời gian kết thúc là ngày 31/12/2020 như sau:
Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (318) vào thời điểm kết thúc 31/12/2020 là 867.654.596.914 đồng, trong khi thời điểm cùng kỳ năm 2019 là 3.184.286.840.374 đồng.
Chính sách kế toán doanh thu chưa thực hiện là phần doanh thu được nhận trả trước bao gồm doanh thu vận chuyển hành khách và những hoạt động phụ trợ. Doanh nghiệp ghi nhận phần doanh thu chưa thực hiện được tương đương với nghĩa vụ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong tương lai.
Các điều kiện ghi nhận doanh thu khi được đáp ứng đầy đủ thì phần doanh thu chưa thực hiện được sẽ được ghi vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ tương ứng, tức là năm 2020.
Toàn bộ phần doanh thu chưa thực hiện được ngắn hạn (318) đã phản ánh rằng ngay tại thời điểm kết thúc (31/12/2020), doanh nghiệp đã ghi nhận thêm phần doanh thu cho các dịch vụ phụ trợ trước đó từ năm 2019.
Dưới đây là bảng cân đối kế toán chi tiết mà bạn có thể tham khảo:
Trên đây là những thông tin liên quan đến doanh thu chưa thực hiện là gì và những lưu ý về hạch toán tài khoản 3387. Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp đến bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất. Theo dõi Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhiều hơn để đón đọc các thông tin cập nhật về thị trường việc làm, mua bán nhà đất,… nhé.
Xem thêm: