Độc lạ món đặc sản người Thái cần ‘rang 4 lửa, giã 10 lần

Độc lạ món đặc sản người Thái cần ‘rang 4 lửa, giã 10 lần

Một món ngon đặc sản của dân tộc Thái cần rang 4 lần lửa và giã 10 lần. Đó là món gì? truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ bật mí cho bạn biết ngay bây giờ!

Làng Tú Lệ tại Yên Bái nổi tiếng với khí hậu mát mẻ quanh năm. Vì thế, nơi đây đã thu hút không ít khách du lịch ghé đến mỗi năm. Không chỉ sở hữu phong cảnh miền quê hữu tình, bạn sẽ còn được thưởng thức món đặc sản độc lạ mang tên cốm Tú Lệ. Vậy món ngon này có gì đặc biệt?

Cốm Tú Lệ là gì?

Cốm Tú Lệ là một trong những tinh hoa ẩm thực đặc trưng ở vùng Tây Bắc. Khi đi dọc quốc lộ 32 từ Nghĩa Lộ lên Văn Chấn, Mù Cang Chải, bạn sẽ thấy những mẻ cốm xanh ngắt được đặt trong những chiếc thúng, chiếc mẹt đậy lá dong và được bán trong những chiếc chòi dựng ven đường.

Hạt cốm Tú Lệ mang một màu xanh đặc trưng được làm từ hạt gạo nếp tự nhiên kết hợp với quy trình làm cốm đầy công phu. Khi thưởng thức món cốm Tú Lệ, thực khách sẽ dần “đắm chìm” vào vị dẻo ngọt, thơm mát đến lạ thường.

Độc lạ món đặc sản người Thái cần ‘rang 4 lửa, giã 10 lầnCốm Tú Lệ

Quy trình làm cốm Tú Lệ

Tất nhiên để tạo ra những mẻ cốm thơm ngon và đặc sắc, dân làng phải lựa chọn rất kỹ nguyên liệu cũng như tinh tế trong cách chế biến. Nguyên liệu chính để làm ra món cốm Tú Lệ chính là nếp Tan – một loại lương thực quý chỉ có đất Tú Lệ mới trồng được. Nơi đây được bao quanh bởi ba ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song có khí hậu mát mẻ quanh năm. Bởi thế, đây là điều kiện thuận lợi để các hạt nếp phát triển tròn đầy, giàu dinh dưỡng

Làng Tú LệLàng Tú Lệ

Vào mỗi sáng sớm, những người phụ nữ Thái sẽ ra đồng để cắt lúa. Sau đó, họ đem lúa về và ngâm trong nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn hạt lép. Lúa làm cốm phải đang trong thời kỳ uốn câu, đầu hạt vẫn còn chút sữa, vỏ hơi ngả vàng và hạt lúa chưa chín hết.

Tất cả hạt lúa non sau khi tuốt xong sẽ được cho vào chảo lớn và rang trên lửa nhỏ. Mỗi mẻ lúa rang thường tối đa 10kg và rang đi lại lại tới 3 – 4 lần lửa. Người ta thường đảo đều tay khi rang để hạt cốm chín đều và dậy mùi thơm đặc trưng. Sau đó, chờ cho cốm nguội hẳn rồi mới mang đi giã. Đây là cách giúp cốm mềm dẻo và đậm vị hơn.

Quy trình làm cốm Tú Lệ rất công phuQuy trình làm cốm Tú Lệ rất công phu

Kế tiếp là công đoạn giã với sự phối hợp nhịp nhàng giữa 2 người. Một người dùng chân nhịp chày, người còn lại dùng thanh tre đảo đều liên tiếp. Khi đó, chân người giã phải đều, nhẹ nhàng và không dùng lực quá mạnh hoặc quá nhẹ. Nếu thấy trấu đã nứt khỏi vỏ lúa, dân làng sẽ lấy ra để sàng sảy, sau đó bỏ lại vào cối giã tiếp. Công đoạn này lặp đi lặp lại khoảng 10 lần cho đến khi hạt cốm dẹt đều và không còn vỏ trấu nữa.

Giã cốmGiã cốm

Món cốm Tú Lệ ngon nhất là lúc vừa làm xong. Ngoài mang một màu xanh đặc trưng của lúa, cốm còn có vị dẻo thơm, ngọt hòa quyện chút vị đắng khó tả. Cốm Tú Lệ thường xuất hiện vào tháng 10. Nếu bạn có dịp “du ngoạn” đến thung lũng Tú Lệ, hãy thưởng thức ngay món cốm Tú Lệ trứ danh núi rừng Tây Bắc nhé!

Cốm Tú Lệ - tinh hoa ẩm thực Tây BắcCốm Tú Lệ – tinh hoa ẩm thực Tây Bắc

Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn tìm được món đặc sản hấp dẫn khi đi du lịch đến làng Tú Lệ thuộc tỉnh Yên Bái. Chúc bạn có một chuyến đi du lịch vui vẻ! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết hôm nay!

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *