Đóng vai Cám kể lại truyện Tấm Cám chọn lọc siêu hay là một trong những dạng đề Ngữ văn lớp 10 thường gặp. Sau đây là một số bài văn mẫu kể lại truyện Tấm Cám bằng lời của nhân vật Tấm, hóa thân vào nhân vật Tấm kể lại câu chuyện hay chọn lọc. Mời các bạn cùng tham khảo!
1. Bài học rút ra từ truyện Tấm Cám:
Người hiền lành, yếu đuối bị áp bức thì cuối cùng họ cũng sẽ đứng dậy đấu tranh để giành quyền sống, quyền tự do và quyền công bằng mà đáng lẽ họ phải hưởng. Ở hiền gặp lành: Tấm là một cô gái hiền lành, chịu thương chịu khó. từ một cô gái yếu đuối, nhút nhát, chỉ biết khóc lóc khi bị áp bức Tấm đã trở thành một con người mạnh mẽ, dũng cảm đấu tranh để giành lấy các quyền lợi của bản thân. Tấm cũng có một cái kết vô cùng viên mãn đó là trở thành hoàng hậu, sống hạnh phúc với nhà vua trọn đời Ác giả ác báo: hai mẹ con cám 5 lần 7 lượt tìm mọi cách hãm hại Tấm, tìm mọi cách không cho Tấm ngóc đầu dậy nổi, giết chết Tấm chưa thôi, chúng còn huỷ diệt luôn những hoá thân của Tấm, không cho Tấm trở về với cuộc sống con người. Tuy nhiên điều gì đến thì nó cũng sẽ phải đến dù sớm hay muộn, hai mẹ con Cám đã bị
Rất nhiều người cho rằng Tấm trả thù 2 mẹ con Cám như thế là quá ác, quá xấu so với hình ảnh 1 cô Tấm thảo hiền, đảm đang. Nhưng kết thúc câu chuyện chúng ta mới thấy được ý nghĩa nhân đạo của truyện, thấy được giá trị nhân văn mà tác giả dân gian muốn truyền đạt. Mẹ con Cám đã nhiều lần hãm hại Tấm, đã đánh giết Tấm không biết bao nhiêu lần, Tấm trả thù như thế nào thì cũng để mẹ con nhà Cám trả nốt món nợ mà thôi
Câu chuyện này cũng đề cao vẻ đẹp của Tấm, một vẻ đẹp dịu hiền, thuần khiết, không hề khoa trương, khoe mẽ mà mọi người đều thấy được, cũng tương tự như hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
2. Dàn ý kể lại truyện Tấm Cám bằng lời của nhân vật Cám:
* Mở bài
Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh câu chuyện
* Thân bài
– Giới thiệu nguồn gốc xuất thân: tôi tên là Cám là con của dì ghẻ ở cùng nhà tôi là một chị em cùng cha khác mẹ tên là Tấm
– Ở nhà Tấm phải làm rất nhiều công việc, còn tôi chỉ việc ăn trắng mặt trơn không phải làm gì cả
– Trong một lần mẹ tôi sai chúng tôi đi bắt tép, do lười nên tôi chẳng bắt được con tép nào tôi bèn dùng âm mưu để lừa chị Tấm lấy hết số tép sau đó tôi về nhà và được thưởng trước yếm đào.
– Tôi và mẹ ăn thịt con cá bống mà chị Tấm hết sức yêu quý, đồng thời bắt chị Tấm nhặt thóc ra thóc gạo ra gạo để không cho chị Tấm đi trẩy hội cùng nhà vua
– Sau khi thử giày vừa và chị Tấm trở thành hoàng hậu, mẹ con tôi vô cùng tức giận và tìm cách hãm hại chị Tấm
– Trong một lần về quê giỗ cha, chị Tấm trèo lên cây cau và ở bên dưới mẹ tôi đã dùng dao chặt cau khiến chị Tấm ngã chết. Sau đó tôi được đưa vào Cung làm hoàng hậu thay thế chị Tấm
– Chị Tấm liền hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi để trả thù tôi. Quá sợ hãi tôi đã đốt khung cửi và đem tro đi đổ ở một nơi thật xa
– Đám tro ấy mọc lên một cây chị và một bà hàng nước đã nhặt được quả thị ấy
– Vua và chị Tấm đã gặp lại nhau còn kết cục của mẹ con tôi đó là điều bị chết bởi vì sự độc ác của mình
* Kết bài
Bài học rút ra của nhân vật
3. Đóng vai nhân vật Cám kể lại câu chuyện Tấm Cám:
3.1. Bài văn viết Mẫu 1:
Xin chào các bạn, tôi là Cám là nhân vật trong câu chuyện Tấm Cám. Hôm nay tôi có mặt ở đây để kể cho các bạn nghe về câu chuyện đời tôi đồng thời cũng có những lời khuyên dành cho các bạn.
Mẹ tôi là một vợ cả của bố tôi. Tôi có một người chị cùng cha khác mẹ tên là Tấm. Mẹ chị tấm mất sớm nên chị Tấm sống với cha. Sau đó ít lâu thì cha lấy mẹ tôi còn cha tôi không bao lâu sau thì cũng mất. Khi ở với mẹ con tôi, chị Tấm phải làm rất nhiều những công việc nặng nhọc. Còn tôi thì chỉ có ăn uống chơi bời qua ngày. Một ngày nọ mẹ giao cho hai đứa chúng tôi đi bắt tép và treo phần thưởng cho chúng tôi ai bắt được nhiều hơn một chiếc yếm đào. Quen thói chơi bời ở nhà không chịu lao động nặng nhọc bao giờ nên tôi loay hoay cả buổi sáng mà vẫn chẳng bắt được con nào. Nhìn sang giỏ của chị Tấm tôi chợt phát hiện chị đã bắt được khá nhiều tép. Lo sợ bị chị trộm mất chiếc yếm đỏ tôi đã nảy sinh ý định xấu xa.
Tôi đã bảo chị Tấm là đầu chị có bùn, chị phải đi gội đầu ngay kẻo bị dì mắng. Tin lời tôi bảo là thật nên chị Tấm đã xuống gội đầu, khi tắm tôi đã đổ sạch tép từ giỏ của chị Tấm vào rổ của mình rồi mang về nhà. Khi ấy tôi đã được mẹ tặng tôi cái yếm đào. Còn về phần chị Tấm khi thấy tôi cướp công thì không biết nói gì ngoài việc khóc lóc. Sau đó ít lâu, tôi phát hiện chị Tấm hàng ngày sau mỗi bữa cơm thường mang một bát cơm ra ngoài giếng nói nhỏ gì đó ở dưới giếng. Tôi liền sinh nghi ngờ rồi bảo mẹ biết. Sau mấy ngày tìm kiếm tôi và mẹ đã phát hiện thấy trong giếng có một con cá bống. Mẹ tôi đã nghĩ ra một kế sách nữa là bảo chị Tấm ngày mai đi chăn trâu đồng xa và hai mẹ con tôi ở nhà sẽ ăn thịt cá bống. Đúng theo kế hoạch hôm sau chị Tấm mang trâu đi cày đồng xa thì hai mẹ con tôi ở nhà đã bắt và làm thịt con cá bống.
Khi trở về không thấy cá bống đâu chị Tấm chỉ biết ngồi khóc. Sau đó tôi thấy chị Tấm đã bới lại mấy cái xương cá mà mẹ con tôi đã ở trong xó nhà bếp tìm kiếm rồi chôn ở dưới bốn góc chân giường. Vào một năm khác, ở kinh đô tổ chức lễ hội và tôi cũng xin phép mẹ đi theo. Mẹ đã chuẩn bị cho tôi rất nhiều quần áo đẹp để tôi mặc vì tôi thấy chị Tấm cũng muốn đi cùng. Tôi không muốn chị đi vì vậy mẹ tôi đã bảo chị Tấm ngồi nhà lấy thóc và gạo trộn vào với nhau rồi phải nhặt riêng thóc ra gạo ra xong xuôi rồi mới được đi.
Khi có mặt ở lễ hội tôi chơi đang vui, chợt tôi nghe được tiếng loa của lính nói là ai ướm đôi giày vừa sẽ được trở thành vợ vua. Không bỏ qua cơ hội đó tôi lên ướm thử giày nhưng rất tiếc chân tôi không vừa đôi giày đó. Tôi nghĩ ai đánh rơi đôi giày này chắc chắn sẽ là Tuyệt Thế Giai Nhân. Nhưng thật ngạc nhiên khi người mang vừa đôi giày ấy lại chính là chị Tấm. Bây giờ chị Tấm không phải là chị Tấm trong những bộ quần áo cũ kĩ ở thôn quê nữa mà chị Tấm đã mặc lên người một bộ xiêm y thật lộng lẫy và đặc biệt là chị Tấm mang vừa đôi giày ấy. Sau đó chị Tấm trở thành vợ của nhà vua và làm hoàng hậu. Không chấp nhận sự thật ấy tôi cùng mẹ đã bày mưu kế hãm hại chị Tấm. Nhân ngày giỗ cha chị Tấm Về và mẹ tôi đã sai chị Tấm leo lên hái cau cúng cha. Trong khi chị tấm đang hái cau thì mẹ tôi ở dưới bèn chặt cau làm cây đổ. Cây cau gãy chị Tấm ngã xuống ao chết.
Mẹ tôi bèn đưa tôi vào thay là hoàng hậu. Nhìn vẻ mặt của nhà vua chắc chàng không hài lòng lắm nhưng tôi lại tỏ ra ngoan ngoãn vâng lời chàng. Ít lâu sau tôi thấy nhà vua có một con chim vàng anh tuyệt đẹp. Chim luôn quấn quýt bên tôi và vua cũng chăm chim rất chu đáo. Tôi đã ghen với chim từ nhỏ đã nghĩ cách mổ chim lấy thịt còn lông chim bỏ ra vườn. Khi biết, nhà vua buồn lắm nhưng cũng không trách mắng gì tôi. Một thời gian sau tôi phát hiện ở đống lông chim ném ra vườn có hai cây xoan đào mọc lên. Khi nhà vua ra vườn dạo chơi thấy cây xoan đào to quá bèn sai quân lính giăng võng ra đấy ngủ. Thấy vậy tôi bèn sai lính đốn hai cây xoan đào đóng thành khung cửi. Khi ngồi vào không gian để dệt lụa, tôi nghe thấy những tiếng mắng chửi của khung cửi. Tôi biết chị Tấm đã biến thành khung cửi rồi trở về hành hạ tôi. Quá sợ hãi tôi bèn đốt khung cửi và đem tro đi đổ ở một nơi thật xa.
Tôi không ngờ trên đống tro ấy bỗng mọc lên một cây thị và chỉ có duy nhất một quả. Trong một lần một bà hàng nước đi ngang thấy cây thị liền giơ tay ra hứng. Sau đó bà hàng nước đen quả thị về nhà rồi đặt trong bếp. Hàng ngày từ trong quả thị ấy chị Tấm bước ra làm các công việc quét dọn nhà cửa. Trong một lần đi vi hành nhà vua chợt phát hiện thấy miếng trầu thêu cánh phượng vàng liền gạn hỏi bà hàng nước và bà hàng nước đã đưa chị Tấm ra. Hai người đã gặp lại nhau rồi cùng về Hoàng Cung. Sau khi thấy chị Tấm trở về, tôi hết sức bàng hoàng và sửng sốt thấy chị xinh đẹp và trẻ ra nhiều. Tôi hỏi bí quyết trẻ đẹp chị đã bắt tôi xuống một cái hố và lấy nước sôi xối vô người tôi. Vì quá nóng mà tôi đã chết ngộp. Không lâu sau thì mẹ tôi cũng vì bàng hoàng trước cái chết của tôi nên lăn quay ra chết.
Qua câu chuyện mà tôi vừa kể, tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn rằng sống ở trên đời ác giả ác báo, ở hiền gặp lành, không nên mưu mô tính toán hãm hại người khác để rồi nhận hậu quả như hai mẹ con chúng tôi.
3.2. Bài văn viết Mẫu 2:
Tôi và Tấm là hai chị em cùng cha khác mẹ. Chúng tôi sống trong một gia đình khá giả. Cha mất đột ngột, cả hai sống với mẹ của tôi. Trong gia đình, chị Tấm phải gánh vác tất cả mọi việc nặng nhọc từ việc nhà cửa đến việc đồng áng. Còn tôi thì không phải làm việc gì cả. Một hôm, mẹ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ và bảo ra đồng bắt con tôm cái tép, bảo tôi:
– Hễ đứa nào bắt cá đủ giỏ sẽ thưởng thêm một cái yếm đỏ. Chị Tấm nhờ bắt cá đã quen nên sau một buổi là có cả giỏ vừa cá vừa tép. Còn tôi vẫn mải chơi, mãi hết giờ cũng chẳng bắt được cá. Tôi nhanh trí, vội nói với chị Tấm: Chị Tấm ơi là chị Tấm! Đầu chị lấm, chị lội thật nhanh, khỏi bị mẹ mắng.
Chị Tấm tin lời tôi ngay, liền xuống ao bơi đến chỗ sâu tắm. Thừa dịp ấy, tôi bèn đổ sạch tép của Tấm vào giỏ của mình và lội về trước để nhận cái yếm đào. Tấm trở về nhà liền bị mẹ tôi đánh cho một trận. Từ hôm ấy trở đi, mỗi sau khi ăn, tôi đều thấy chị Tấm để dành một phần cơm. Thấy kỳ lại, tôi liền lén nhìn thì phát hiện thấy Tấm đang
– Con ơi là con! Làng đã bắt đầu cấm đồng từ đấy. Mai con đi chăn trâu, chớ chăn đồng xa, kẻo chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu. Chị Tấm không mảy may nghi ngờ, sáng hôm sau dắt trâu đi chăn đồng làng. Ở nhà mẹ con tôi bèn ra giếng, gọi y hệt lời chị Tấm. Cá bống hiện lên thật, tôi và mẹ liền bắt lấy nó rồi đem giết thịt.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội suốt mấy đêm ngày. Già trẻ nam nữ các thôn đều nô nức đi xem. Hai mẹ con con tôi cũng sắm sửa áo quần đẹp đẽ mà đi xem. Thấy Tấm cũng định đi, mẹ tôi bèn chia một thúng gạo và một thúng thóc với Tấm, và dặn chị:
– Con cứ nhặt xong thúng thóc này rồi có đi đâu thì đi, chớ có bỏ dở, sẽ không có gạo mà nấu cơm dì đánh đó.
Kỳ lạ là ngày hôm ấy, tôi nhìn thấy một người khá giống chị Tấm ở nhà. Nhưng khi trở về thì không thấy chị ta ở nhà, công việc mẹ giao cũng đã hoàn thành. Một thời gian sau, nhà vua hạ lệnh lại rao mời toàn bộ bọn đàn bà con gái đi xem hội về ướm thử giày. Và nếu ai đi vừa đôi giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Tôi cũng đếm thử nhưng không vừa. Nhìn thấy chị Tấm từ xa, tôi vội nói nhỏ với mẹ:
– Mẹ à, chắc chị Tấm nhà mình cũng đến thử giày nhỉ!
Mẹ tôi lại bĩu môi, bảo:
– Chuông khánh cũng chẳng ăn ai. Nữa là miếng kẹo bỏ ngoài luỹ tre.
Nhưng khi chị Tấm bước vào giày lại vừa như in. Chị Tấm lại lấy thêm một chiếc giày khác giống y hệt. Thế rồi, chị Tấm được vua rước vào cung làm hoàng hậu. Tuy sống trong hoàng cung, chị Tấm cũng không quên ngày giỗ cha. Khi chị Tấm đang chuẩn bị ngày giỗ, mẹ tôi bèn bảo:
– Trước đây con quen trèo cau, con nên trèo chẻ lấy một buồng về giỗ bố.
Chị Tấm vâng lời mẹ tôi, trèo lên cây. Thấy cây rung chuyển bèn hỏi:
– Dì làm gì dưới cây vậy?
– Cây cau nhiều kiến, dì đuổi kiến cho nó đừng lên đốt con.
Chị Tấm chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, chị Tấm té lộn cổ xuống ao rồi chết. Mẹ bèn đưa tôi vào cung hầu thay cho chị Tấm. Một hôm, tôi đang ngồi giặt quần áo cho nhà vua ở giếng, bỗng có con chim vàng ở đâu bay về, đậu lại trên một cành cây, kêu to:
– Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.
Sau đó, chim vàng anh bay thẳng vào hoàng cung đậu ở cửa, hót lên rất vui tai. Vua đi đâu, chim bay đến đó. Nhà vua yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Tôi bèn về nhà mách mẹ. Mẹ tôi bảo cứ bắt chim làm thịt ăn để lấy lời dối vua. Trở lại cung vua, tôi lợi dụng lúc vua đi vắng, bắt chim làm thịt ăn, và vứt lông chim ở ngoài vườn. Thấy mất vàng anh, vua hỏi, tôi đáp rằng:
– Thiếp có mang muốn ăn thịt chim nên tâu bệ hạ đã làm thịt ăn mất rồi.
Nhà vua không nói gì nữa. Thật kì lạ là ở chỗ lông chim vàng anh mọc trên một cây xoan đào, cành lá um tùm, rợp bóng mát. Vua sai thợ làm võng, ngày ngày ngủ ở đấy nghỉ ngơi. Tôi thấy thế lấy làm giận vô cùng, sai người đốn cây làm khung cửi. Khi vua hỏi, tôi liền nói dối:
– Cây bị đổ do gió bão, thiếp sai người đốn làm khung cửi để dệt vải cho Hoàng thượng.
Khung cửi đóng xong, tôi vừa ngồi dệt vào dệt đã nghe thấy tiếng nói:
“Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra”
Tôi sợ hãi quá, bèn đến nhà mách mẹ. Mẹ khuyên tôi đốt quách xong thì mang tro đi đốt thật là xa để mẹ yên lòng. Tôi làm theo, bèn đốt quách và mang tro ra thật xa quách. Nhà vua có việc cần đi xa, khi trở về lại ở với chị Tấm. Thấy chị Tấm không chết, mà lại vẫn đẹp như trước, tôi lấy làm sợ lắm. Một hôm, tôi bèn đến bảo chị:
– Chị Tấm ơi là chị Tấm, tại sao chị ngày càng đẹp thế này?
Chị không trả lời mà cứ hỏi lại tôi:
– Có muốn xinh đẹp như thế không xin chị giúp đỡ? Tôi bằng lòng ngay, và nghe theo lời chị Tấm. Cuối cùng tôi đã phải chuốc lấy kết quả là sự chết đầy đau khổ.