1. Tóm tắt truyện Người con gái Nam Xương:
Câu chuyện kể về Vũ Thị Thiết là người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị, nết na. Lấy Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Để dỗ dành con, nàng thường chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha nó. Trương Sinh sau khi đi lính trở về thì con đã biết nói, đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm vẫn đến nhà. Trương Sinh sẵn có tính ghen tuông, không nghe lời vợ giải thích mà mắng nhiếc và đuổi đánh nàng đi. Phẫn uất, cũng không thể giải oan cho chính mình, nàng đã gieo thân mình xuống bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn, chàng lập đàn giải oan cho nàng.
2. Dàn bài đóng vai Trương Sinh kể lại nỗi ân hận vì nghi oan Vũ Nương ngắn gọn nhất:
2.1. Mở bài:
– Trương Sinh giới thiệu về hoàn cảnh bản thân và nỗi ân hận của mình.
2.2. Thân bài:
– Cuộc sống vợ chồng nhân vật Trương Sinh trước khi đi lính.
– Chiến sự xảy ra, tôi phải đi xa nhà, để lại vợ bụng mang dạ chửa cùng người mẹ già yếu.
– Ngày trở về, Trương Sinh nghe đứa con kể về người đàn ông đêm nào cũng hiến chàng ghen tuông mù quáng và trách móc, đuổi đánh khiến Vũ Nương phải tự tử.
– Mãi đến sau này, chàng mới biết thì ra tất cả chỉ là hiểu lầm, nhưng không thể thay đổi được mọi thứ nữa rồi.
– Tôi lập đàn giải oan, gặp lại vợ trong thoáng chốc, dù vậy vẫn không đủ để bù đắp lại những lỗi lầm năm xưa, vì Vũ Nương quyết định không quay về.
2.3. Kết bài:
– Nỗi nhớ thương vợ chưa bao giờ nguôi ngoai của Tôi.
3. Dàn bài đóng vai Trương Sinh kể lại nỗi ân hận vì nghi oan Vũ Nương chi tiết nhất:
3.1. Mở bài:
– Trương Sinh giới thiệu về bản thân mình và dẫn dắt vào câu chuyện sai lầm khiến chàng ân hận cả đời.
3.2. Thân bài:
* Quá trình kết hôn và chung sống với Vũ Nương
– Vợ tôi là Vũ Nương, xinh đẹp, đảm đang, và hiền lành.
– Chúng tôi chung sống với nhau rất hòa thuận, hạnh phúc thì cuộc chiến tranh phi nghĩa xảy đến, tôi phải từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi chiến đấu.
– Tôi xúc động trong khoảnh khắc vợ rót chén rượu đưa tiễn tôi và nhắn nhủ rằng nàng không cần vinh hoa phú quý, chỉ cần tôi được bình yên trở về.
* Thời gian xa nhà
– Tôi đi lính được một tuần thì vợ sinh con trai.
– Vợ tôi phải chăm nom mẹ, nàng rất ân cần, chu đáo, ai ai cũng phải công nhận sự hiền thảo đó. Khi mẹ mất, vợ tôi cũng lo liệu cho đủ điều.
* Ngày tôi trở về và nghi oan cho vợ:
– Ba năm sau tôi trở về, trước sự ra đi của mẹ, tôi đau đớn vô cùng.
– Tôi bế con trai ra mộ để cùng thắp nén hương cho mẹ già, nhưng nó khóc lóc, không chịu nhận tôi, và nói cha nó chỉ nín thin thít, đêm nào cũng đến với nó.
– Tính tôi đa nghi nên đã vô cùng giận dữ, không để cho vợ thanh minh mà ngay lập tức đuổi đi.
* Vũ Nương tự vẫn, được giải oan trở về và sự hối hận của chàng Trương.
– Trước cơn thịnh nộ của tôi, nàng đã hết lời giải thích, thanh minh, nàng gặm hỏi chuyện kia nhưng tôi cố tình không nói, tôi vẫn mắng nhiếc thậm tệ và đuổi đi mặc cho hàng xóm can ngăn.
– Vì không thể tự minh oan cho mình, vợ tôi tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang tự tử để chứng minh lòng thành.
– Một đêm nọ, vào một buổi tối, thằng bé chỉ tay lên chiếc bóng trên vách tường và nói đó là cha mình. Tôi bàng hoàng nhận ra nỗi oan của vợ, nó khiến tôi đau đớn, dằn vặt tự trách mình.
– Cạnh bến sông có người tên Phan Lang, vì có ơn với Linh phi dưới thủy nên đã được cứu sống trong một lần chạy giặc Minh.
– Ở dưới thủy cung, ông ta đã gặp lại vợ tôi, nàng đã nhờ Phan Lang chuyển lời và chuyển kỉ vật đến tôi. Ban đầu, tôi không tin nhưng khi nhìn thấy vật cũ của vợ mới hốt hoảng tin theo.
– Tôi nghe theo lời dặn, lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương đã hiện về, nhưng nàng chỉ thấp thoáng giữa nói vọng vào lời từ biệt tôi.
– Tôi đau đớn, ân hận vô cùng vì những cơn nghen tuông mù quáng của mình đã khiến tôi tự tay phá vỡ đi hạnh phúc gia đình mình.
3.3. Kết bài:
– Tôi đã rút ra được bài học quý giá, vợ chồng phải biết yêu thương tôn trọng và đặt niềm tin ở nhau mới có hạnh phúc bền lâu
– Tôi đã tự hứa với bản thân sẽ sống thật tốt và chăm lo cho đứa con, coi như sự bù đắp cuối cùng tôi dành cho nàng.
4. Bài văn đóng vai Trương Sinh kể lại nỗi ân hận vì nghi oan Vũ Nương hay nhất:
Tên tôi là Trương Sinh, người làng Nam Xương, tôi có người vợ tên là Vũ Thị Thiết, tính tình thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Hai vợ chồng tôi và người mẹ già sống rất vui vẻ, hạnh phúc, hòa thuận bên nhau và đứa con đầu lòng của chúng tôi cũng sắp chào đời. Không may thay, chiến tranh xảy ra, khiến tôi phải đi tòng quân. Tôi chia tay với mẹ và vợ trong niềm nuối tiếc. Trước khi chia tay, mẹ tôi dặn dò tôi kỹ càng:
– Con đi ra nơi binh mạc như thế thì phải biết giữ mình, đừng vì một chút công danh, lợi lộc mà để bản thân bị thương. Con phải nhớ kỹ thì mẹ mới bớt được phần lo lắng.
Tôi vâng lời mẹ để cho bà yên lòng, rồi nhận chén rượu tiễn biệt từ Vũ Nương. Nàng bùi ngùi giãi bày:
– Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong chàng đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày trở về mang theo được hai chữ “bình yên”, thế là đủ rồi…
Nàng vừa dứt lời thì nước mắt tôi ứa ra, tôi luyến tiếc vô cùng, nhưng rồi cũng phải tạm biệt mọi người trong gia đình và lên đường ra trận. Tôi đi được ít hôm thì vợ tôi sinh con, đặt tên là Đản. Đó là một bé trai bụ bẫm, trắng trẻo và vô cùng đáng yêu.
Một năm sau, khi chiến tranh kết thúc, tôi trở về nhà. Cảnh vật chẳng thay đổi là mấy, khung cảnh vẫn vẹn nguyên, chỉ có mẹ già vì quá nhớ thương tôi mà lâm bệnh rồi qua đời. Vừa về tới nhà, nghe tin là mẹ tôi mất khiến tôi đau đớn vô cùng. Tôi ra mộ thăm mẹ và dẫn bé Đản theo. Ra tới nơi, tôi òa lên khóc nức nở như một đứa bé. Lúc đó, bé Đản tròn xoe mắt hỏi tôi: “Ông cũng là cha tôi ư? Cha tôi trước khi chỉ nín thin thít, không nói câu nào”.
Phải gặm hỏi mãi, thằng bé mới chịu nói, hồi tôi đi vắng có một người đàn ông đêm nào cũng đến nhà tôi. Vì tính đa nghi ghen tuông trào dâng, tôi phi thẳng về nhà và ngay lập tức quát mắng Vũ Nương. Mặc dù mang đã cố gắng phân trần, giải thích, cũng như những lời bênh vực của bà con hàng xóm, tôi đều bỏ ngoài tai. Và rồi, tôi đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà khiến nàng tủi hổ đến mức gieo mình xuống bến Hoàng Hà để minh oan. May thay, nàng được Linh Phi cứu xuống làm cung nữ dưới long cung, rồi gặp Phan Lang – người cùng làng với chúng tôi, và nàng gửi Phan lang cầm về một chiếc hoa vàng, tín vật nàng gửi lại cho tôi. Trong một buổi đêm tối, khi đang dỗ đứa con ngủ, tôi mới biết được sự thật là người đàn ông kia chỉ là cái bóng của Vũ Nương mà thôi. Tôi đau đớn và chua xót vô cùng, nhưng hối hận thì cũng đã muộn màng. Phan Lang gặp tôi, kể lại cho tôi câu chuyện gặp nàng và trao cho tôi chiếc hoa vàng kỷ vật kia.
Sáng hôm sau, tôi lập đàn giải oan cho nàng bên bến sông, rồi nàng hiện về trong giây lát. Tôi chìm vào trong tuyệt vọng, tôi ân hận vì tính đa nghi, hay ghen mà tôi đã làm mất một người vợ tốt vô ngần, tự tay phá vỡ đi cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, bình yên, hòa thuận bấy lâu nay.
5. Bài văn đóng vai Trương Sinh kể lại nỗi ân hận vì nghi oan Vũ Nương 10 điểm:
Tôi tên là Trương Sinh, là người đàn ông phụ bạc, khiến người vợ của tôi phải gieo thân mình xuống sông Hoàng Hà, hôm nay tôi xin kể lại câu chuyện của gia đình tôi để các bạn có thể lấy chuyện của tôi ra làm tấm gương mà biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình mình đừng để tới khi gia đình tan nát mới cảm thấy hối hận như tôi.
Năm tôi tròn 20 tôi có may mắn cưới được người con gái tên là Vũ Thị Thiết. Nàng năm ấy vừa tròn đôi chín, tính tình đoan trang hiền thục, mặt mũi ưa nhìn, tính tình đức hạnh… Chúng tôi sống với nhau hạnh phúc được một thời gian ngắn, thì tôi phải tòng quân ra trận. Ngày chia tay tôi, nàng chỉ sụt sùi khóc động viên tôi giữ gìn sức khỏe và bình yên trở về để gia đình được đoàn tụ.
Chiến tranh giặc giã liên miên nhiều năm liền rồi kết thúc. Tôi được trở về quê nhà, nhưng vừa về tới nhà tôi liền nghe tin dữ rằng mẹ tôi vì nhớ thương tôi mà đau bệnh qua đời cách đây mấy năm. Tôi buồn lắm, bồng đứa con trai của mình đi thăm mộ, nhưng con trai tôi nhất định không chịu theo tôi. Nó một mực bảo tôi không phải là ba nó, ba của nó lúc nào cũng đến vào mỗi đêm và chỉ yên lặng. Khi nghe con trẻ nói vậy máu ghen trong người tôi sôi lên sùng sục, nên tôi ngay lập tức tin lời con trai về nhà mắng nhiếc, đầy đọa vợ. Cuối cùng, tôi đã đuổi vợ ra khỏi nhà.
Chỉ cho tới khi tôi nghe có người trong làng hớt hải chạy về báo với tôi rằng vợ tôi đã gieo thân mình xuống sông Hoàng Hà tự vẫn. Rồi họ kể cho tôi nghe rằng, những ngày tôi đi vắng, vợ tôi đã một mình chăm mẹ, lo con. Khi nghe những lời đó, tôi hối hận vô cùng. Tôi không thể ngờ được Vũ Nương lại hành động dại dột như vậy, hay phải chăng chính tôi đã bức nàng đến đường cùng. Tôi đau xót lắm.
Buổi tối nhiều khi con thơ đòi mẹ, hình ảnh vợ tôi cứ hiện về ám ảnh tâm trí của tôi. Tôi ngồi trước chiếc đèn soi bóng mình trên vách tường, con tôi mới chỉ về người ba của nó, đến lúc này tôi mới hiểu ra người ba đêm nào cũng tới của con trai tôi chính là chiếc bóng của mẹ nó mà thôi. Tôi ôm mặt khóc rưng rức nhưng mọi thứ đã quá muộn rồi vợ tôi đã chết không sống lại được nữa.
Trong làng, có người đàn ông làm nghề kéo lưới tên Phan Lang ông ta rơi xuống sông không chết, rồi có cơ hội gặp vợ dưới thủy cung. Vợ tôi mong được lập đàn giải oan cho nàng ấy siêu thoát. Tôi theo đó lập đàn giải oan cho nàng, trong làn sương mờ ảo hư thực tôi thấy vợ tôi Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa võng lọng bay lên trời không về với tôi và con trai nữa.
Tôi kể câu chuyện của mình, không mong sự thương cảm của các bạn, chỉ mong sao các bạn có thể rút ra được bài học quý giá từ câu chuyện ân hận của tôi, hãy biết trân trọng tình cảm gia đình của mình, đã lấy nhau thì nên tin tưởng vào nhau đừng ghen tuông nghi kỵ để rồi ân hận như tôi suốt đời.