Đừng chủ quan với mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Bạn đang xem bài viết: Đừng chủ quan với mụn sữa ở trẻ sơ sinh tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý da liễu thường gặp ở các bé từ 1 tháng tuổi. Vậy nổi mụn sữa ở bé nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? Cũng như một số cách chữa trị mà mẹ có thể tham khảo. Hãy cùng chuyên mục chăm sóc bé 0 – 3 tuổi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1Nguyên nhân mọc mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa là căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh khoảng 1 tháng tuổi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mọc mụn sữa ở trẻ sơ sinh chưa được xác định rõ nhưng có giả thuyết cho rằng bệnh lý da liễu này liên quan đến hormone của người mẹ hoặc do cơ địa của trẻ sơ sinh.

Có thể bạn quan tâm: Các bệnh thường gặp ở trẻ em mà ba mẹ cần để ý

Ngoài giả thuyết trên, còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng mọc mụn sữa ở trẻ sơ sinh, cụ thể:

  • Do tác dụng của thuốc khi mẹ bỉm sử dụng trong lúc mang thai hoặc trẻ sử dụng trong thời gian điều trị các bệnh lý khác. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn sữa ở trẻ sơ sinh.
  • Đạm albumin có trong sữa bột cho trẻ sử dụng thường ngày là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mụn sữa ở trẻ sơ sinh.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu dị ứng đạm sữa bò ở trẻ mà mẹ cần lưu ý
  • Do chế độ dinh dưỡng từ người mẹ không đảm bảo. Có thể mẹ bỉm đã không chú ý đến các thực phẩm đồ uống ảnh hưởng đến nguồn sữa cho trẻ như đồ ăn cay, nước uống nhiều gas…
  • Ngoài những nguyên nhân trên, còn có một số bệnh lý cũng dẫn đến căn bệnh da liễu này. Điển hình là bệnh phì đại tuyến bã nhờn có thể gây viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh.
Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ cách xử lý khi con yêu bị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa

Mụn sữa ở bé

2Dấu hiệu bé sơ sinh mọc mụn sữa

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có kích thước tầm 1 – 2 mm, dạng mụn nhọt, mụn đỏ nhỏ. Ba mẹ có thể nhận biết bệnh này bằng cách quan sát các vị trí da ở vùng trán, má, cằm và lưng. Ngoài các vị trí trên, mụn sữa còn xuất hiện ở trên chân và tay, da đầu và cổ.

Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu con yêu bị nổi mụn cóc ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết nổi mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có mủ hoặc đầu mụn màu trắng sữa, da xung quanh mụn xuất hiện đỏ. Có đôi khi tình trạng này không chỉ mọc ngoài da mà còn xuất hiện trong miệng của một số trẻ. Căn bệnh da liễu này có thể quan sát rõ nhất là khi trẻ quấy khóc, nhiệt độ cơ thể tăng cao,…

Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Da bé bị nổi hạt sần sùi là bị bệnh gì?

3Cách trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Tắm nước hạt mùi, hạt kê

Một trong các phương pháp điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh rất hay là cho trẻ tắm với nước hạt mùi, hạt kê. Phương pháp thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ lựa chọn những loại hạt kê, hạt mùi được xuất xứ rõ ràng và không chứa hay sử dụng hóa chất.

Cách thực hiện: Làm sạch hạt mùi, hạt kê. Đun sôi rồi để nguội đến nhiệt độ đủ dùng. Lọc bỏ hạt mùi, hạt kê. Chắt nước lấy cho trẻ tắm.

Mụn sữa ở bé

Áp dụng phương pháp điều trị mụn sữa

Tắm bằng lá sài đất

Lá sài đất được xem như là một bài thuốc trị mụn sữa cho trẻ rất hiệu quả. Nhưng có một số loại lá sài đất chưa được đảm bảo chất lượng cũng như tính an toàn nên các mẹ cũng cần lưu ý khi lựa chọn lá tắm cho trẻ.

Do lá sài đất thường mọc lan tràn bên các bờ ruộng nên có khả năng lá sẽ bị nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, nếu mẹ sử dụng lá sài đất làm bài thuốc trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh thì cần phải thận trọng và chính xác.

Tắm lá giềng

Tắm lá giềng là một trong các phương pháp dân gian trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Cách thực hiện:Mẹ cần rửa sạch lá giềng, đun sôi nước với lá rồi dùng lá kỳ nhẹ vào da. Làm như vậy da của trẻ sẽ mịn màng do rụng những sợi lông cáy ở trên cơ thể trẻ.

Có thể bạn quan tâm: Cách trị hăm cho bé theo cách dân gian cực kỳ hiệu quả

Tắm bằng lá khế

Dùng lá khế để trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh là một cách dân gian rất hay. Lá khế có tính thanh nhiệt nên sẽ giúp trẻ chữa mụn sữa rất hiệu quả. Trước khi tắm cho trẻ, mẹ cần làm sạch da cho trẻ trước rồi mới tắm lá khế cho trẻ.

Điều trị bằng phương pháp thông thường

Nếu không trị bằng phương pháp dân gian thì các mẹ có thể áp dụng cách điều trị thông thường cho trẻ như sau:

  • Đến gặp các chuyên gia da liễu để tư vấn và điều trị khi tình trạng của trẻ kéo dài.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da cho trẻ nhưng cần phải có hướng dẫn từ bác sĩ.

4Ba mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh mọc mụn sữa

Những điều nên làm

  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ đúng cách và dùng nước sạch hoặc sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh để tắm và vệ sinh da cho trẻ.
  • Cho trẻ mặc những bộ trang phục thoáng, rộng và được làm từ các loại chất liệu mềm mềm, thấm hút mồ hôi để tránh dẫn đến tình trạng da bị thô ráp.
  • Mẹ bỉm cần lưu ý hạn chế ăn các thực phẩm có khả năng gây dị ứng, món ăn cay nóng khi đang trong quá trình cho con bú.
Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Mẹ đang cho con bú không nên ăn gì?
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ trước khi chạm vào trẻ. Luôn giữ da trẻ khô thoáng và sử dụng khăn mềm để lau mồ hôi cho các trẻ có cơ địa ra nhiều mồ hôi.
  • Môi trường sinh hoạt của trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ và được sát khuẩn, đảm bảo không gian thoáng rộng và mát mẻ.
  • Luôn quan sát các biểu hiện của trẻ thường xuyên.

Những điều không nên làm

Khi nổi mụn sữa ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần lưu ý một số điều không nên làm như sau:

  • Không được sử dụng tùy tiện các loại kem dưỡng, kem trị mụn hay cho trẻ sử dụng bất cứ các loại thuốc nào mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không khiến trẻ đổ mồ hôi hay ủ ấm trẻ quá mức. Vì như vậy dễ làm mụn sữa trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
  • Tuyệt đối không cho người lạ tiếp xúc với trẻ đang mắc bệnh mụn sữa. Không cho trẻ tiếp xúc hay hít phải khói bụi bẩn, có nhiều nấm mốc.
  • Không được nặn mụn cho trẻ bị mụn sữa bởi hành động này có khả năng cho nhiều vi khuẩn khác xâm nhập vào miệng vết thương gây nhiễm trùng ở diện rộng

5Biến chứng mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Phần lớn các trẻ mắc bệnh mụn sữa hoàn toàn không có gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và bệnh lý này sẽ dần biến mất sau vài tuần mà không cần điều trị nên các ba mẹ không nên quá lo ngại.

Bởi vì đây là bệnh da liễu lành tính nên sẽ không gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, nếu ba mẹ còn muốn xác định rõ ràng thì có thể đến các trung tâm y tế để khám và tư vấn thêm với các bác sĩ chuyên khoa ở đó.

6Trẻ sơ sinh bị mụn sữa cần bổ sung chất gì?

Khi nổi mụn sữa ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần bổ sung các chất sau đây:

Kẽm

Kẽm là một loại khoáng chất tốt đối với sự phát triển của cơ thể trẻ. Không chỉ vậy, kẽm còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn trong các bữa ăn, tổng hợp đạm và phân chia tế bào, ngăn ngừa mụn, có tính kháng khuẩn, kẽm làm giảm khả năng tiết dầu trên da,… với những vai trò trên, kẽm là một loại khoáng chất cần được bổ sung cho trẻ khi bị nổi mụn sữa.

Theo các bác sĩ trong nghề, khi trẻ mắc các bệnh về da, nồng độ khoáng chất kẽm sẽ bị giảm xuống rất thấp trong máu. Vì vậy, thiếu kẽm cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn sữa ở trẻ sơ sinh.

Cho nên ba mẹ cần phải lập ra kế hoạch ăn uống cho trẻ thật phù hợp. Trong đó, cần phải có hàm lượng kẽm cao nhằm ngăn ngừa tình trạng nổi mụn ở trẻ.

Ngoài ra, các mẹ đang cho con bú cũng cần phải bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu kẽm như: Ngũ cốc, các loại hạt, thịt đỏ, hải sản, sữa,…

Có thể bạn quan tâm: Điểm danh thực phẩm bổ sung kẽm cho bé mà mẹ nên bổ sung cho cả mẹ lẫn con

Vitamin A

Vitamin A giữ nhiều vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vitamin A nâng cao hệ thống miễn dịch ở trẻ, tăng thị lực, ổn định các hoạt động của thận, tim,… Cũng giống như kẽm, vitamin A cũng có khả năng kháng viêm, chống các vi khuẩn gây mụn ở trẻ và nồng độ vitamin có trong máu cũng sẽ giảm ở những người nổi mụn.

Vì vậy, mẹ bỉm cần phải cung cấp cho trẻ những thực phẩm giàu vitamin A nhằm giảm tình trạng nổi mụn sữa ở trẻ sơ sinh.

Ngoài điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong các bữa ăn, mẹ bỉm cũng cần phải nạp vitamin A bằng cách ăn các loại thực phẩm sau: xoài, ngũ cốc, cà rốt, sữa, ngũ cốc, bí đỏ,…

Vitamin D

Bổ sung vitamin D là điều cần thiết để ngăn chặn tình trạng nổi mụn ở trẻ.Ngoài vai trò chính là giúp cơ thể hấp thụ được canxi, vitamin D còn có khả năng chống nhiễm trùng. Cũng giống như các thông tin nghiên cứu trên, vitamin D trong cơ thể cũng sẽ giảm khi bị nổi mụn trên cơ thể.

Vì thế, ngoài bổ sung vitamin D cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ bỉm cũng cần nạp một lượng lớn món ăn chứa nhiều vitamin D như: sữa, nấm, cá hồi, cá ngừ, gan bò,…

Có thể bạn quan tâm: Gợi ý cách nấu cháo cá hồi cho bé giúp bổ sung vitamin D cho con yêu
Mụn sữa ở bé sơ sinh

Một số khoáng chất và vitamin cần bổ sung

7Mụn sữa ở trẻ sơ sinh nên khám ở đâu?

Khoa Da liễu Thẩm mỹ Da – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Khoa Da liễu Thẩm mỹ Da nằm trong bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM là một trong các bệnh viện nổi tiếng với nhiều bác sĩ đầy tài năng cùng y đức cao. Cùng với chuyên khoa da liễu được hội tụ nhiều các y bác sĩ chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm trong các bệnh lý da.

Các dịch vụ khám:

  • Thẩm mỹ da chuyên sâu
  • Điều trị các loại u lành da (u tuyến mồ hôi, mụn cóc, nốt ruồi,…)
  • Phục hồi da
  • Chăm sóc da lành
  • Các vấn đề về da, lông, tóc, móng

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM

Giờ hoạt động: 06:30 – 16:30 (thứ hai đến thứ bảy)

Hotline: 028 3952 7117

Website: https://dalieudhyd.vn/

Fanpage: Thẩm mỹ da – BV Đại học Y Dược

Bệnh viện Da liễu TP.HCM

Bệnh viện Da liễu TP.HCM luôn hoạt động với tiêu chí “Hội nhập thế giới, nâng tầm ngành da”. Chính vì vậy, bệnh viện đã được nhiều ba mẹ lựa chọn là nơi điều trị và chữa bệnh cho trẻ khi mắc các bệnh về da. Đặc biệt là khi trẻ mọc mụn sữa.

Các dịch vụ khám

  • Khám da liễu
  • Xét nghiệm

Địa chỉ: 2 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ hoạt động: 07:00 – 11:00; 12:00 – 16:00 (thứ hai đến thứ sáu); 07:30 – 18:00 (thứ bảy đến chủ nhật)

Hotline: 028 3930 8131

Website: https://www.bvdl.org.vn/

Fanpage: Bệnh Viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh

Phòng khám Đa khoa – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Phòng khám Đa khoa – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong các trung tâm y tế được nhiều ba mẹ lựa chọn để dẫn trẻ đến tư vấn và điều trị bệnh mụn sữa.

Với trình độ chuyên môn da liễu cao, cùng với sự tận tâm, nhiệt tình trong hoạt động chữa bệnh, phòng khám đã nhận được cơn mưa lời khen từ rất nhiều bệnh nhân.

Các dịch vụ khám

  • Khám âm ngữ trị liệu (trẻ em)
  • Tư vấn tâm lý
  • Khám đa chuyên khoa

Địa chỉ: 461 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ hoạt động: 07:30 – 16:30 (thứ hai đến thứ bảy); Chủ nhật đóng cửa

Hotline: 028 3862 0120

Website: https://phongkhamdaihocypnt.edu.vn/wp/

Fanpage: Phòng khám Đa khoa Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

8Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Mong rằng những thông tin về tình trạng nổi mụn sữa ở trẻ sơ sinh mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp được sẽ giúp ích cho ba mẹ đang lo lắng về tình trạng mọc mụn sữa ở trẻ sơ sinh.

Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, không mang tính chẩn đoán hay điều trị.

Nếu trẻ gặp tình trạng bất thường thì ba mẹ hãy đưa trẻ đến các trung tâm y tế hoặc lựa chọn những cơ sở y tế trên mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn cung cấp.

Bảo Nghi tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Nhật Quang

Xem thêm:

  • Bác sĩ Nhi Khoa tư vấn: Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì?
  • Cách nhận biết bệnh sởi ở trẻ em, ba mẹ xem ngay
  • 5 địa điểm tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh an toàn, đáng tin cậy. Ba mẹ nên tham khảo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đừng chủ quan với mụn sữa ở trẻ sơ sinh của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *