Bạn đang xem bài viết: Gây tê ngoài màng cứng giúp “đẻ không đau” và những điều cần biết tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Sinh con là một cảm giác có thể nói là đau đớn nhất đối với người phụ nữ. Tuy nhiên, phương pháp gây tê ngoài màng cứng giải quyết được nỗi ám ảnh này, giúp “đẻ không đau” và mang lại cảm giác thoải mái hơn khi sinh nở cho các bà bầu.
1Gây tê ngoài màng cứng là gì?
Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật “gây tê vùng”, được tiến hành bằng cách đưa thuốc tê vào trong khoang ngoài màng cứng nhằm mục đích ức chế dẫn truyền thần kinh tại một vùng nhất định trên cơ thể do các rễ thần kinh chi phối.
Đây là phương pháp giúp xóa đi cơn đau đẻ do sự co và giãn của cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ. Được thực hiện bởi các bác sĩ gây mê bằng kỹ thuật gây tê vùng.
Gây tê ngoài màng cứng giúp mẹ giảm đau khi sinh
Kỹ thuật gây tê màng cứng hay gây tê vùng hiện là kỹ thuật duy nhất có khả năng thực hiện ở nhiều vị trí khác nhau của cột sống và quan trọng là có nhiều ứng dụng trong lâm sàng.
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng cũng được các bác sĩ linh hoạt trong việc cho phép kỹ thuật viên gây tê ở nhiều vị trí khác nhau để vô cảm,làm giảm đau, đồng thời là chẩn đoán và điều trị nhiều hội chứng hoặc bệnh lý mãn tính.
2Quy trình gây tê ngoài màng cứng
Thông thường, nhiều bà bầu sẽ lựa chọn thực hiện gây tê màng cứng ngay từ đầu để giảm cảm giác đau đớn trong quá trình sinh nở. Do vậy, các bác sĩ sẽ chờ đến khi cổ tử cung mở ra từ 4 – 5 cm sẽ tiến hành gây tê.
Và quy trình gây tê ngoài màng cứng được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Bước 1: Tư thế chuẩn bị: bà bầu nằm nghiêng, người cuộn tròn hoặc ngồi ở đầu giường theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bước 2:Kỹ thuật viên tiến hành sát trùng phần lưng cho bà bầu.
- Bước 3:Bác sĩ gây tê thực hiện tiêm thuốc tê cho bà bầu tại vùng lưng dưới.
Nơi được đặt kim chuyên dụng cho ngoài màng cứng. Và khoang ngoài màng cứng sẽ được luồn một catheter (ống thông nhỏ, dài, làm bằng nhựa mỏng và dẻo) rất mảnh thông qua chiếc kim chuyên dụng này.
Tư thế bà bầu trong quá trình gây tê ngoài màng cứng
- Bước 4: Bác sĩ thực hiện luồn ống thông catheter qua kim chuyên dụng, sau đó rút kim và cố định catheter để duy trì thuốc tê cho đến khi bà bầu sinh em bé.
- Bước 5:Bác sĩ cần tiêm thuốc tê thử nghiệm để xác định vị trí ngoài màng cứng ở cột sống để tiến hành gây tê ngoài màng cứng ở bước tiếp theo.
- Bước 6:Ở bước này, một liều lượng thuốc tê đầy đủ và cần thiết được đưa vào vùng ngoài khoang màng cứng. Bà bầu và thai nhi tiếp tục được theo dõi trong suốt quá trình gây tê vùng.
Sau khi gây tê ngoài màng cứng được khoảng 10 – 20 phút, bà bầu sẽ tạm thời cảm thấy không đau tại vùng lưng chậu, tuy nhiên vẫn có khả năng cử động chân và nửa thân trên. Bên cạnh đó, bà bầu vẫn duy trì được ý thức tỉnh táo, minh mẫn trong quá trình chuyển dạ và sinh em bé.
- Bước 7: Trong quá trình sinh nở, bà bầu tiếp tục được tiêm thuốc tê theo đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ định.
- Bước 8:Sau khi sinh xong, bà bầu sẽ được tháo ống truyền một cách nhẹ nhàng và không hề gây đau đớn. Đối với trường hợp sinh mổ, ống truyền được giữ lại trên cơ thể mẹ bầu để tiếp tục kiểm soát cơn đau sau khi phẫu thuật.
Trên đây là toàn bộ quá trình gây tê màng cứng, giúp bà bầu không còn cảm giác đau đớn khi sinh nở. Vậy những lợi ích khác mà gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường đem lại cho các bà bầu là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
3Lợi ích gây tê màng cứng khi sinh thường
Ngoài tác dụng giảm đau cho bà bầu trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh con, gây tê màng cứng khi sinh thường còn có một số lợi ích khác sau đây:
- Với những cơn gò tử cung, các bà bầu vẫn nhận biết được trong quá trình chuyển dạ.
- Bà bầu vẫn có khả năng rặn đẻ bình thường như những người không sử dụng phương pháp gây tê màng cứng.
- Đối với bà bầu mổ để lấy thai, sẽ được gây tê tủy sống giúp nửa thân dưới bất động trong nhiều giờ. Và chỉ cảm thấy đau sau khi thuốc tê hết tác dụng.
- Đối với những bà bầu đã thực hiện hiện gây tê ngoài màng cứng trước đó nhưng không thể sinh thường, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê với liều lượng lớn hơn và chỉ định mổ lấy thai.
- Giúp giảm thiểu hiện tượng hạ huyết áp trong quá trình chuyển dạ so với phương pháp gây tê màng cứng ở tủy sống.
Gây tê ngoài màng cứng có nhiều lợi ích cho mẹ và bé
4Tác dụng phụ của gây tê màng cứng khi sinh
Hầu hết mọi loại thuốc, mọi phương pháp y học đều có mặt lợi và mặt hạn chế nhất định, mà điển hình là các tác dụng phụ. Mặc dù gây tê ngoài màng cứng là một phương pháp an toàn, nhưng vẫn để lại một số tác dụng phụ cho bà bầu đó là:
Hạ huyết áp
Đây là một tác dụng phụ thường gặp nhất khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng. Nguyên nhân là do thuốc tê khi được đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu, từ đó dẫn đến hạ huyết áp.
Hạ huyết áp có thể gây cảm giác buồn nôn, choáng váng và chóng mặt. Bà bầu sẽ có cảm giác như muốn ngất xỉu, cơ thể nặng nề và cảm giác như bị thiếu máu não lưu thông trong đầu.
Chính vì thế, khi thực hiện gây tê màng cứng, bà bầu sẽ được bác sĩ theo dõi huyết áp thường xuyên để có biện pháp xử lý. Và nếu cần thiết, quá trình gây tê có thể được truyền qua tĩnh mạch giúp ổn định huyết áp cho bà bầu.
Mất kiểm soát bàng quang
Khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, thuốc tê sẽ tác động đến các dây thần kinh quanh vùng tiêm, vì thế bà bầu sẽ mất đi cảm giác buồn tiểu khi bàng quang đầy nước tiểu.
Do đó, để dẫn lưu nước tiểu, ống thông tiểu sẽ được đặt vào bàng quang của bà bầu. Đồng thời, khả năng kiểm soát bàng quang sẽ bình thường trở lại khi thuốc tê hết tác dụng.
Ngứa da
Đây là hiện tượng khi thuốc tê và thuốc giảm đau được kết hợp trong quá trình gây tê màng cứng, có thể làm cho bà bầu cảm thấy ngứa da. Đây là tác dụng phụ không quá nghiêm trọng và có thể được điều trị một cách dễ dàng.
Buồn nôn
Sau khi gây tê ngoài màng cứng, cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện ở nhiều bà bầu. Tuy nhiên, nếu huyết áp ổn định, bà bầu có thể dùng thuốc chống nôn để cải thiện tình trạng này.
Đau lưng
Cảm giác đau lưng có thể gây khó chịu cho các bà bầu. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho rằng, sau khi thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng, không có sự gia tăng cảm giác đau lưng kéo dài.
Các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ cố gắng chăm sóc bà bầu để có được cảm giác thoải mái nhất sau khi thực hiện gây tê màng cứng. Tuy nhiên, nếu bà bầu nằm im ở một vị trí trong khoảng thời gian dài thì cảm giác đau lưng có thể trở nên trầm trọng.
Và sau khi gây tê màng cứng, nếu cảm thấy đau lưng dữ dội, bà bầu cần báo ngay cho các y tá hoặc bác sĩ phụ trách để được điều trị kịp thời tác dụng phụ này.
Bà bầu bị đau lưng sau khi gây tê màng cứng
Đau đầu
Sau khi gây tê ngoài màng cứng, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện cơn đau đầu dữ dội. Tình trạng này xảy ra khi màng cứng của bà bầu bị thủng hoặc rách trong quá trình gây tê.
Để khắc phục tình trạng này, một kỹ thuật được gọi là “dán máu”, được thực hiện bằng cách bơm một lượng máu nhỏ của bà bầu vào khoang ngoài màng cứng, khi máu đông lại sẽ giúp bị kín chỗ màng cứng bị thủng, nhờ đó cơn đau đầu sẽ hết dần theo thời gian.
Tuy nhiên, đây là tác dụng phụ rất hiếm xảy ra, 100 – 500 người thực hiện gây tê màng cứng mới có 1 trường hợp bị đau đầu dữ dội.
Nhiễm trùng
Sau khi gây tê ngoài màng cứng vài tuần, tại vị trí tiêm thuốc tê có thể bị nhiễm trùng và dẫn đến hình thành áp xe. Hiện tượng này gây tổn thương thần kinh, trong đó xuất hiện tình trạng nửa thân dưới mất khả năng vận động.
Tuy nhiên, hình thành áp xe trong màng cứng rất hiếm khi xảy ra. Vì thế, bà bầu không cần lo lắng quá nhiều về tác dụng phụ này khi thực hiện gây tê màng cứng.
Tụ máu ngoài màng cứng
Tụ máu ngoài màng cứng là một tác dụng dụng rất nguy hiểm sau khi gây tê màng cứng. Khi bên trong khoang ngoài màng cứng, xảy ra hiện tượng tĩnh mạch bị thủng. Máu có thể tích tụ và hình thành khối máu đông, làm cho tủy sống của bà bầu bị chèn ép.
Hiện tượng tụ máu này có thể gây ảnh hưởng xấu đến thần kinh như liệt 2 chi dưới, tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.
Một số nguy cơ khác
Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác có thể xảy ra khi gây tê ngoài màng cứng đó là: ngất xỉu hoặc co giật, hiện tượng khó thở, tổn thương thần kinh và thậm chí là tử vong.
Tuy nhiên các tác dụng phụ nguy hiểm rất hiếm khi xảy ra. Theo ước tính, 80.000 – 320.000 trường hợp gây tê ngoài màng cứng khi sinh mới có 1 trường hợp chịu tổn thương vĩnh viễn.
5Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Một câu hỏi mà rất nhiều bà bầu đang quan tâm và đi tìm câu trả lời đó chính là “Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không”. Và câu trả lời chính là “Không”.
Thuốc tê sử dụng cho gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn an toàn đối với thai nhi. Bởi vì, phương pháp gây tê màng cứng chỉ giúp làm giảm đau, thuốc tê được tiêm trực tiếp vào các rễ dây thần kinh làm cho nồng độ thuốc tê trong máu đạt tối thiểu, nên sẽ không gây hưởng gì đến thai nhi.
6Ai được gây tê màng cứng khi sinh con?
Vậy những ai nên thực hiện gây tê màng cứng khi sinh con? Các bà bầu có thể tham khảo một số gợi ý sau đây.
- Những bà bầu có sức khỏe tốt và đủ điều kiện sinh thường có thể hiện thực hiện gây tê màng cứng nhằm giúp đẻ không đau.
- Những bà bầu có khả năng chịu đau kém: Đây là trường hợp sẽ gặp phải một số cảm giác như mệt mỏi, lo lắng hoặc thậm chí là ngất xỉu ở lần sinh đầu tiên. Thì nên thực hiện gây tê màng cứng để không cảm thấy quá đau đớn và khó khăn khi sinh con.
- Và đối với bà bầu mang thai lần đầu tiên, có thể đăng ký thực hiện gây tê ngoài màng cứng ngay từ đầu. Hoặc khi gặp cơn đau dữ dội không thể chịu được, cũng có thể thực hiện phương pháp này.
Không phải thai phụ nào cũng được gây tê màng cứng
7Trường hợp nào không được gây tê màng cứng khi sinh?
Không phải ai cũng có thể thực hiện phương pháp gây tê màng cứng, vì còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của các bà bầu. Do đó, một số bà bầu không được thực hiện phương pháp này khi có các bệnh lý sau đây:
- Mắc các bệnh tim mạch.
- Bị viêm hoặc nhiễm trùng tại vị trí gây tê ở vùng lưng.
- Bà bầu có tiền sử dị ứng với thuốc tê trước đó.
- Bà bầu đang dùng thuốc chống đông máu.
- Gặp tình trạng chảy máu, nhiễm trùng máu.
- Cột sống bà bầu không bình thường, ví dụ như: đã từng phẫu thuật cột sống lưng, đặt dụng cụ kim loại ở cột sống lưng,…
Khi có một trong bất kỳ tình trạng nào ở trên, bà bầu cũng không được thực hiện gây tê màng cứng. Mà thay vào đó, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp gián tiếp khác giúp giảm bớt cảm giác đau đớn và giúp bà bầu cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình sinh nở.
8Gây tê ngoài màng cứng có giúp hết đau không?
Liệu gây tê ngoài màng cứng có thật sự giúp hết đau hay không? Câu trả lời là có, tuy nhiên ở một số trường hợp, hiệu quả giảm đau chỉ có tác dụng một hoặc nhiều phần chứ không hoàn toàn.
Sau khi gây tê màng cứng được khoảng 10 phút, cơn đau sẽ giảm đi nhiều và bà bầu sẽ thấy dễ chịu hơn.
Đôi khi, sẽ có 1/20 bà bầu chỉ thấy giảm đau được một bên cơ thể hoặc hiệu quả giảm đau khá ít. Lúc này, bác sĩ gây tê sẽ thực hiện một biện pháp nào đó để đảm bảo tác dụng giảm đau đạt hiệu quả tốt nhất.
Và mặc dù gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau hiệu quả nhưng đến cuối quá trình chuyển dạ, bà bầu vẫn cảm thấy tức ở vùng âm đạo, hậu môn và đây là cảm giác cần có để bà bầu rặn đẻ em bé.
9Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Bài viết này đã chỉ rõ một số thông tin về gây tê ngoài màng cứng. Hy vọng, các bà bầu hiểu rõ phương pháp này và không còn lo sợ về nỗi ám ảnh đau đớn khi sinh con. Chúc các mẹ bầu và em bé có một sức khỏe thật khỏe mạnh nhé.
- Bác sĩ chỉ định mổ lấy thai khi chuyển dạ không an toàn đối với cả mẹ và thai nhi
- Dấu hiệu sắp sinh không chỉ là vỡ ối mà còn nhiều cách nhận biết khác
- Cách trị đau lưng sau sinh hiệu quả và an toàn cho mẹ
Mai Thu tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Gây tê ngoài màng cứng giúp “đẻ không đau” và những điều cần biết của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.