Ghẻ là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh ghẻ

Ghẻ là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh ghẻ

Khi mùa hè đến cũng là lúc thời tiết trở nên oi bức, tạo điều kiện cho bệnh ghẻ phát triển. Vậy bệnh ghẻ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh này ra sao?

Bệnh ghẻ đã xuất hiện từ thời La Mã cổ đại cách đây hơn 2500 năm. Đến hiện nay đã ghi nhận hơn 300 triệu trường hợp mắc phải căn bệnh ngoài da này. Cứ đến mùa hè, tỉ lệ người mắc phải bệnh này lại tăng vọt. Cùng tìm hiểu ghẻ là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh ghẻ nhé!

Ghẻ là bệnh gì?

Ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến do sự xâm nhập, gây nên tổn thương trên da của ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Ghẻ không phải bệnh có tính nghiêm trọng quá cao, tuy nhiên nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ mang đến những khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân và các biến chứng như nhiễm trùng, viêm cầu thận cấp, chàm hoá.

Ghẻ là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh ghẻGhẻ là bệnh gì?

Các bệnh ghẻ thường gặp là:

  • Ghẻ thông thường: Gây ngứa ở tay và các bộ phận khác nhưng không để lại hậu quả nghiêm trọng trên da mặt, đây là bệnh ghẻ phổ biến nhất.
  • Ghẻ nhiễm khuẩn: Trú ngụ chủ yếu ở nách và vùng quanh bộ phận sinh dục.
  • Ghẻ vảy (ghẻ Nauy): Tổn thương để lại là các lớp vảy màu xám, người mắc phải ghẻ vảy thường bị giảm kháng thể.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ?

Như đã nói ở trên bệnh ghẻ là do Sarcoptes scabiei, có nơi còn gọi là Hominis (cái ghẻ), con mạt ngứa (itch mite) gây nên. Bệnh do chủ yếu gây nên bởi ghẻ cái, do ghẻ đực sẽ chết đi sau khi giao hợp. Ghẻ cái có loài còn gây bệnh trên súc vật, tuy nhiên có thể lây lan sang người. Có nhiều nguyên nhân khiến cho cơ thể có nguy cơ mắc bệnh ghẻ, bao gồm:

  • Sống trong môi trường đông đúc, chật hẹp với điều kiện vệ sinh kém.
  • Những người lớn tuổi, đã từng ghép tạng,… sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh ghẻ vì sức đề kháng kém.
  • Tiếp xúc, sinh hoạt chung với bệnh nhân mắc bệnh ghẻ.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ?Nguyên nhân gây bệnh ghẻ?

Dấu hiệu của bệnh ghẻ

Tham vấn y khoa BSCKI. Dương Ngọc Vân, bệnh ghẻ sẽ biểu hiện những triệu chứng ra ngoài da sau 6 – 8 tuần từ khi tiếp xúc với cái ghẻ. Một trong những biểu hiện gồm có những cơn ngứa rất dữ dội. Cái ghẻ ký sinh ở tầng biểu bì gây nên các cơn ngứa, vào ban đêm cơn ngứa sẽ trở nên trầm trọng hơn vì khi ấy cái ghẻ bắt đầu đào hang.

Dấu hiệu của bệnh ghẻDấu hiệu của bệnh ghẻ

Vùng da ghẻ thường trú ngụ chủ yếu là vùng da hẹp như các kẽ ngón tay, chỉ tay, cẳng tay, mặt trước của cổ tay, quanh thắt lưng, nếp vú, kẽ mông, rốn, bộ phận sinh dục, đùi trong. Đối với trẻ em, ghẻ chủ yếu trú ngụ ở da đầu gót chân, lòng bàn chân và mặt.

Sau các cơn ngứa, trên da người bệnh sẽ nổi những mụn nước có kích thước rất nhỏ, nằm rời rạc trên da và các đường hầm ghẻ nổi gồ trên da, rất khó để nhìn thấy.

Làm cách nào để nhanh khỏi bệnh ghẻ?

Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ ở người

Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ ở ngườiNguyên tắc điều trị bệnh ghẻ ở người

  • Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh để lại biến chứng.
  • Cần điều trị những người bị bệnh ghẻ sống chung, có tiếp xúc với nhau trong cùng một lúc để tránh tình trạng lây lan.
  • Nên bôi thuốc được bác sĩ kê đơn vào buổi tối trước khi ngủ: bôi một lớp mỏng từ phần da cổ đến chân, bôi 2 – 3 đêm liên tục sau đó mới tắm.
  • Bôi thuốc liên tục 10 – 15 ngày, theo dõi khoảng thời gian sau đó vì có thể có đợt trứng mới nở.
  • Tránh kỳ cọ quá mạnh gây tổn thương da, nhiễm khuẩn, viêm da.
  • Không bôi các thuốc hại da như DDT, 666, Volphatox, lá cơi….
  • Cách ly người bệnh, không dùng chung vật dụng đã tiếp xúc với da như quần áo, chăn,… hoặc ngủ chung.
  • Giặt, phơi quần áo, đồ dùng người bệnh xa đồ dùng của những người xung quanh.

Các phương pháp điều trị bệnh ghẻ

Bôi một trong các thuốc

  • Dung dịch DEP: Mỗi ngày bôi từ 2 – 3 lần, không dùng thuốc bôi này cho bộ phận sinh dục, không dùng cho trẻ sơ sinh.
  • Lindane: Xịt thuốc lên da từ cổ xuống chân, tắm rửa thay quần áo sau 8 – 12 giờ sử dụng thuốc. Một tuần xịt 2 lần. Không dùng cho trẻ em vì có thể gây độc với hệ thần kinh.
  • Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate): bôi, xịt một ngày 2 lần.
  • Eurax (crotamintan) 10%: Mỗi lần bôi cách 6 – 10 giờ. Thuốc có công dụng diệt cái ghẻ, chống ngứa, an toàn với trẻ sơ sinh, có thể bôi ở bộ phận sinh dục.
  • Permethrin cream 5% (Elimite): Phù hợp sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em bởi đây là thuốc điều trị ghẻ mang ít độc tính nhất.
  • Trong trường hợp bị ghẻ vảy: Cần phối hợp uống và bôi tại chỗ thuốc Ivermectin, hiệu quả với hầu hết các trường hợp ghẻ.

Các phương pháp điều trị bệnh ghẻCác phương pháp điều trị bệnh ghẻ

  • Đối với bệnh ghẻ nhẹ

Lưu ý trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cân nặng dưới 15kg không sử dụng Ivermectin để điều trị ghẻ. Theo đông y, dùng nước của cây lá đắng, ba gạc, xoan, xà cừ, cúc tần tắm thường xuyên có thể điều trị ghẻ.

  • Đối với ghẻ có biểu hiện bội nhiễm, viêm da, chàm hóa

Cần sử dụng phối hợp: kháng sinh, steroid, kháng histamin, vitamin B1, vitamin C, oxit kẽm, mỡ kháng sinh, dung dịch milian; tím metyl 1%.

Cách ngăn ngừa bệnh ghẻ tái phát

Cách ngăn ngừa bệnh ghẻ tái phátCách ngăn ngừa bệnh ghẻ tái phát

Bệnh ghẻ là bệnh có nguy cơ tái phát cao nên để ngăn chặn tái phát, người bệnh cần:

  • Kiên trì dùng thuốc giảm ngứa, trị ghẻ theo đúng những gì bác sĩ đã kê đơn.
  • Giảm cơn ngứa do ghẻ bằng cách làm mát da như dùng khăn ướt lau hoặc ngâm vùng da bị kích thích bằng nước lạnh.
  • Nên dùng kem dưỡng da dịu nhẹ và lành tính để giảm tình trạng ngứa, kích ứng da.
  • Nên dùng thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng dị ứng bởi ghẻ.

Một số câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặpMột số câu hỏi thường gặp

Bệnh ghẻ có lây không?

Bệnh ghẻ là một bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc giữa da với da của bệnh nhân mắc ghẻ. Đây là một bệnh lây lan mang tính gia đình, một thành viên trong gia đình mắc bệnh thì khả năng cao những thành viên khác trong nhà cũng sẽ mắc bệnh. Bên cạnh đó, bệnh có thể lây lan khi dùng chung quần áo hoặc các vật dụng của người mắc phải bệnh ghẻ.

Đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh ghẻ?

Đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh ghẻ. Nhưng đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh ghẻ nhất là người thường xuyên tiếp xúc, sinh hoạt hoặc dùng chung vật dụng với bệnh nhân mắc bệnh ghẻ.

Trên đây là bài viết ghẻ là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh ghẻ. Hy vọng bạn sẽ tìm hiểu được thêm nhiều thông tin về căn bệnh ngoài da này để có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh.

Nguồn: Vinmec.com, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Mua nước ép trái cây các loại tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhé:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *