Giá trị nhân văn trong truyện cổ tích Việt Nam Ăn khế trả vàng

Ăn khế trả vàng ắt hẳn là truyện cổ tích quen thuộc trong tiềm thức của nhiều người. Cùng đọc và tìm hiểu ý nghĩa của truyện cổ tích ăn khế trả vàng qua bài viết sau.

Từ xa xưa, mỗi câu truyện cổ tích đều được ông bà, cha mẹ kể lại với những bài học cao cả trong cuộc sống, dạy ta khôn lớn nên người. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu giá trị nhân văn trong câu truyện cổ tích Việt Nam Ăn khế trả vàng nhé.

Tham khảo thêm: Tuyển chọn 15 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, nhân văn

Nội dung truyện Ăn khế trả vàng

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có hai anh em sống với nhau từ nhỏ, người anh nổi tiếng tham lam, độc tài, ích kỷ, còn người em thì thật thà, siêng năng, chịu khó.

Sau khi ba mẹ qua đời và để lại gia tài cho hai anh em, người anh lấy vợ ra ở riêng và vơ vét hết tài sản về phần mình, chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em vốn dĩ hiền lành nên khi bị người anh chèn ép như vậy, vẫn cắn răng chịu đựng và không than trách bất cứ lời nào.

Người anh tham lam, ích kỷ còn người em hiền lành, chịu khóNgười anh tham lam, ích kỷ còn người em hiền lành, chịu khó

Người em dựng một túp lều bên cạnh cây khế và hàng ngày, anh chăm bón cẩn thận rồi đi làm thuê để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống.

Cây khế vì được chăm sóc kỹ lưỡng nên càng ngày càng trĩu quả, người em thấy thế, mừng rỡ vô cùng. Nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu, bỗng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy, lòng buồn than thở với chim. Chim mới nói lại rằng: “Ăn một quả trả cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”.

Hôm sau, chim giữ đúng lời hứa, đến đón người em và bay tới một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em xuống lấy vàng và chỉ lấy vừa đầy túi ba gang rồi lên lưng chim trở về. Về đến nhà, người em dùng số vàng bạc đó mang đi đổi lấy lúa thóc để giúp đỡ cho người dân ở trong làng.

Người em chỉ lấy vừa đủ vàng bạc rồi trở vềNgười em chỉ lấy vừa đủ vàng bạc rồi trở về

Thấy người em của mình bỗng có nhiều vàng bạc nên người anh đã nổi lòng tham, âm mưu đòi đổi nhà lấy cây khế, người em thật thà, tốt bụng đồng ý đổi ngay với người anh mà không một lời phàn nàn.

Sau một thời gian, cây khế lại sai quả, chim lạ lại đến ăn và người anh cũng cố ý than thở với chim. Vài hôm sau, chim đón người anh bay đến hòn đảo vàng bạc, với bản tính tham lam nên người anh đã gom rất nhiều vàng bỏ vào túi sáu gang thay vì ba gang như chim đã dặn.

Trên đường về, vì vàng bạc quá nhiều, chim bay không nổi nên bảo người anh vứt bớt nhưng người anh không chịu, chim đã quá mỏi cánh nên đành nghiêng cánh hất văng người anh tham lam cùng với mớ vàng bạc xuống biển. Thế là người anh tham lam ấy không thể quay về được nữa.

Người anh âm mưu, đòi đổi nhà lấy cây khế với người emNgười anh âm mưu, đòi đổi nhà lấy cây khế với người em

Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện Ăn khế trả vàng

Tham thì thâm

Kết cuộc cho sự tham lam của người anh là rơi xuống biển và vĩnh viễn không trở lại. Người vợ ở nhà thì mất chồng và phải sống cực khổ ở nhà tranh. Hai vợ chồng người anh phải trả một cái giá quá đắt cho hành động tham lam, ích kỷ của mình.

Bài học rút ra rằng, chúng ta hãy biết vừa đủ và chỉ nên nhận đúng phần mà chúng ta xứng đáng được nhận, không được quá tham lam, vơ vét bất cứ thứ gì bởi “tham thì thâm”.

Tham thì thâmTham thì thâm

Có làm thì mới có ăn

Người em muốn có được vàng thì phải đánh đổi những quả khế ngon ngọt, hằng ngày chăm bón kỹ lưỡng với chim lạ nên chúng ta thấy được một tư tưởng vẫn còn ứng dụng trong thời đại bây giờ chính là “có làm thì mới có ăn”.

Do đó, muốn có được điều gì đó thì luôn phải đánh đổi thứ chúng ta có. Tuy nhiên, có thể những thứ nằm trong tay chúng ta không có quá nhiều giá trị như những trái khế, nhưng khi đưa nó qua tay người khác lại là vật đem lại lợi ích lớn hơn như vàng bạc, châu báu.

Có làm thì mới có ănCó làm thì mới có ăn

Trong nguy nan luôn có cơ hội

Khi chim lạ ăn khế, người em đã rất lo lắng và có chút tiếc nuối vì đây là tài sản duy nhất mà người em có được khi bị người anh tranh giành tất cả. Người em nghĩ rằng mình đã gặp phải hoàn cảnh khốn cùng giữa lúc khó khăn.

Tuy nhiên, chim lại mở lời bảo ăn khế trả vàng, thì đấy chính là cơ hội được tìm thấy trong hiểm nguy. Bài học rút ra là khi chúng ta gặp những thách thức trong cuộc sống thì hãy luôn bình tĩnh, xem xét thấu đáo để tìm thấy được cơ hội trong đó và đừng vội vàng nản chí, buông xuôi.

Trong nguy luôn có cơTrong nguy luôn có cơ

Nghe truyện Ăn khế trả vàng bản MP3

Truyện cổ tích Ăn khế trả vàng là một câu chuyện rất hay và mang lại nhiều bài học bổ ích, giúp chúng ta biết cách đối nhân xử thế. Mời bạn cùng nghe qua bản audio dưới đây để hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện:

Nghe truyện Ăn khế trả vàng tại: Zing MP3, Nhaccuatui, Spotify

Nghe truyện Ăn khế trả vàng bản MP3Nghe truyện Ăn khế trả vàng bản MP3

Xem phim truyện cổ tích Ăn khế trả vàng

Để hiểu rõ hơn về giá trị nhân văn trong câu chuyện, mời bạn xem phim truyện cổ tích Ăn khế trả vàng, qua sự thể hiện rất xuất sắc của những diễn viên nổi tiếng Việt Nam, đã tái hiện một cách chân thực và sinh động hơn cho câu chuyện này.

Xem phim hoạt hình truyện cổ tích Ăn khế trả vàng

Phim hoạt hình là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, giúp các em nhỏ giải trí một cách lành mạnh và đem lại nhiều giá trị sâu sắc. Truyện cổ tích Ăn khế trả vàng đã được tái hiện lại thành một siêu phẩm hoạt hình 3D rất chân thực và sinh động, đảm bảo các em nhỏ sẽ rất thích thú.

Trên đây là giá trị nhân văn trong truyện cổ tích Việt Nam Ăn khế trả vàng. Hy vọng bạn sẽ thấy hay và bổ ích. Đừng quên theo dõi những bài viết khác từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé.

Chọn mua snack, rong biển chất lượng tại Bách hoá XANH để thưởng thức nhé:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *