Giải đáp thắc mắc: Bà bầu uống thuốc say xe được không?

Bạn đang xem bài viết: Giải đáp thắc mắc: Bà bầu uống thuốc say xe được không? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

“Bầu uống thuốc say xe được không” là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu. Thời điểm mang thai, mẹ bầu cần kiểm tra và cân nhắc kỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc say xe. Cùng chuyên mục Góc chuyên gia của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1Vì sao có bầu dễ bị say tàu xe?

Mẹ bầu thường dễ gặp tình trạng say tàu, xe vì lượng máu lên não và khu vực tiền đình giảm do phải chia sẻ và ưu tiên dành cho thai nhi. Ngoài ra, say tàu xe cũng thường xuyên xảy ra mới mẹ bầu từ 3 – 6 tháng, bởi đây là thời điểm cơn nghén làm cho mẹ khó khăn hơn trong quá trình ăn uống gây suy nhược, mệt mỏi.

Có thể mẹ quan tâm: Bà bầu ăn ếch được không? Top 10 lợi ích từ thịt ếch, mẹ không thể bỏ qua

Bên cạnh đó, mang thai thường gây rối loạn giấc ngủ ở mẹ bầu, việc ngủ không đủ giấc tạo điều kiện thuận lợi cho chứng say tàu xe. Áp lực lên dạ dày cũng khiến cơn buồn nôn xuất hiện thường xuyên trong suốt thai kỳ.

Chính vì vậy, nhiều mẹ có thắc mắc là “bầu uống thuốc say xe được không“. Mẹ hãy cùng tìm câu trả lời trong những nội dung tiếp theo nhé!

Có thể mẹ quan tâm: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? Rủi ro tiềm ẩn mà mẹ nên lưu ý
Bầu uống thuốc say xe được không

Mẹ bầu thường say tàu xe do lượng máu lên não giảm

2Mẹ bầu uống thuốc say xe được không?

Câu trả lời cho thắc mắc “bầu uống thuốc say xe được không” là có thể uống. Tuy nhiên, mang thai là thời điểm bất kỳ loại thuốc nào đều dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, nên mẹ cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

Đặc biệt, 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm thai nhi đang hình thành và phát triển, việc sử dụng thuốc không phù hợp có thể gây tác động trực tiếp đến thai nhi, thậm chí gây dị tật bẩm sinh.

Có thể mẹ quan tâm: Bà bầu ăn đậu phộng được không: Cần cẩn thận

Những loại thuốc say tàu xe mẹ bầu nên sử dụng:

  • Sử dụng thuốc không kê đơn có chứa thành phần diphenhydramine như Benadryl,…
  • Sử dụng thuốc có chứa dimenhydrinate như Dramamine trong trường hợp mẹ bầu bị say tàu xe nặng.

Các loại thuốc say xe mẹ bầu không nên sử dụng:

  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc say xe có chứa Scopolamine bởi chúng dễ gây tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi hoặc nhiều nguy cơ khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần mẹ bầu.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc say xe.
Có thể mẹ quan tâm: Bà bầu ăn tỏi được không? Chỉ nên ăn với liều lượng nhỏ

3Các tác dụng phụ của thuốc say xe đối với mẹ bầu

Mặc dù thuốc say xe có tác dụng rất hiệu quả trong việc làm giảm các cơn buồn nôn, tuy nhiên, chúng vẫn có một số tác dụng phụ thường gặp như:

  • Khô miệng, giảm tiết nước bọt.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa gây táo bón.
  • Gây khó khăn trong việc đi tiểu.
  • Kéo dài cơn buồn ngủ, giảm khả năng tập trung.
Có thể mẹ quan tâm: Bà bầu uống nước đá được không?

Một số tác dụng phụ ít gặp hơn khi mẹ bầu uống thuốc say xe cần cân nhắc:

  • Rối loạn chức năng cơ.
  • Lờ đờ, tinh thần không tỉnh táo.
  • Khó thở, giảm chức năng nhai, nuốt.
  • Gây run tay, chân.
  • Đau đầu.
  • Rối loạn nhịp tim, khiến tim đập nhanh hơn.
  • Mẫn cảm và dễ làm khởi phát cơn hen suyễn.

Do đó, khi sử dụng thuốc say xe cho bà bầu, mẹ cần lưu ý các tác dụng phụ này và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Có thể mẹ quan tâm: Bà bầu uống hạt chia được không? Gợi ý công thức hạt chia thanh mát
Bầu uống thuốc say xe được không

Thuốc say xe có thể gây ra tác dụng phụ đối với mẹ bầu

4Một số lưu ý khi sử dụng thuốc say xe cho bà bầu

  • Nên sử dụng thuốc say xe trước khoảng 30 phút – 1 tiếng trước khi lên xe để công dụng chống say được hiệu quả nhất.
  • Không nên sử dụng thuốc say xe khi cần phải lái xe hoặc thực hiện công việc đòi hỏi tính tập trung cao độ.
  • Không uống thuốc say xe vào lúc đói để tránh gây kích ứng, viêm loét dạ dày.
  • Không lạm dụng thuốc say xe hoặc sử dụng trong thời gian dài.
Có thể mẹ quan tâm: Bà bầu ăn sứa được không? Giàu dinh dưỡng nhưng phải cẩn thận

5Biện pháp chống say xe không dùng thuốc cho mẹ bầu

Dùng gừng tươi

Gừng tươi có tính nóng nên có tác dụng chống say xe khá tốt. Mẹ có thể gọt vỏ, giã nát gừng rồi vắt lấy nước uống, hoặc nhai nát gừng và uống thêm một ly nước ấm trước khi lên xe khoảng 30 – 60 phút để phát huy tối đa công dụng. Ngoài ra, ngậm một lát gừng tươi trong suốt quá trình di chuyển cũng giúp áp chế cơn buồn nôn hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ lo lắng mang thai có thể ăn gừng không thì tham khảo ngay “Bà bầu ăn gừng được không?”

Dùng vỏ quýt

Vỏ quýt giúp mẹ hạn chế tình trạng say xe nhờ lượng tinh dầu và hương thơm dễ chịu. Mẹ có thể mang vài quả quýt trên xe để nhâm nhi khi đi đường hoặc ngửi mùi tinh dầu vỏ quýt để làm dịu cơn buồn nôn khi đi xe đường dài.

Giấm ăn

Giấm ăn là phương pháp chữa tình trạng say xe hiệu quả mà không cần uống thuốc. Mẹ chỉ cần uống một ly nước ấm pha thêm một chút giấm ăn trước khi lên xe khoảng 30 – 60 phút. Tuy nhiên, không nên sử dụng khi bụng đang đói để tránh gây kích thích dạ dày.

Có thể mẹ quan tâm: Bà bầu uống nước đá được không?
Bầu uống thuốc say xe được không

Cách hạn chế say xe ở mẹ bầu mà không cần sử dụng thuốc

Dầu gió

Dầu gió là “trợ thủ đắc lực” của chị em trước những cơn đau đầu mệt mỏi, nhưng ít ai biết chúng còn có công dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu cơn buồn nôn khi đi xe. Ngoài ra, ngửi mùi dầu gió cũng tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ tham khảo thông tin chi tiết hơn về “Bà bầu dùng dầu gió được không

Một số biện pháp khác

  • Bổ sung vitamin B6 qua các loại thực phẩm như sữa tươi, đậu, chuối, cà rốt,… giúp giảm say xe hiệu quả.
  • Trước khi lên xe, ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, tránh ăn no hoặc ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ trong vòng 2 giờ.
  • Lựa chọn chỗ ngồi phía trước của xe, thoáng mát, tránh xa những nơi có mùi thuốc lá.
  • Giữ bình tĩnh, nhịp thở nhẹ nhàng.
  • Trong quá trình di chuyển, thực hiện động tác xoay cổ tay và cổ chân giúp lưu thông máu, từ đó làm giảm các triệu chứng buồn nôn, say xe.
  • Hạn chế mặc đồ bó sát, nên mặc quần áo rộng rãi để luôn cảm thấy thoải mái khi đi tàu xe.
  • Không nên nhìn vào điện thoại hoặc nhìn ra cửa sổ quá lâu.
  • Bấm huyệt nội quan ở chính giữa cổ tay mỗi khi cảm thấy buồn nôn giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Mang theo một ít kẹo như kẹo gừng, kẹo me hoặc đồ ăn vặt có vị chua ngọt giúp chống say xe hiệu quả.
  • Nên ngả ghế ngồi về sau giúp tăng cảm giác thoải mái cho mẹ.
Có thể mẹ quan tâm: Bà bầu ăn kim chi được không? Giải đáp và cách thực hiện kim chi ngon

6Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã cùng mẹ tìm hiểu bầu uống thuốc say xe được không. Câu trả lời là có, tuy nhiên không phải loại thuốc nào mẹ bầu cũng có thể sử dụng. Vì vậy, trước khi quyết định uống bất kỳ loại thuốc nào, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hằng Vân tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

  • Thừa sắt khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ tham khảo ngay nhé!
  • Bầu có tẩy giun được không? Mách mẹ những cách tẩy giun an toàn
  • Mẹ lưu ngay các loại thuốc dị ứng cho bà bầu và một số lưu ý khi sử dụng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giải đáp thắc mắc: Bà bầu uống thuốc say xe được không? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *