Mì tôm là món ăn tiện lợi, phổ biến với nhiều người Việt. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có ăn mì tôm được không? Ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe? Cùng tìm hiểu nhé!
Mì tôm là một trong những món ăn vô cùng tiện lợi mà bất kì người Việt nào cũng đã từng thử qua. Với sự phổ biến đó, mức độ tiêu thụ mì tôm ở nước ta vô cùng lớn. Tuy nhiên, mì tôm là thức ăn giàu chất béo xấu, tinh bột nhưng lại ít chất xơ, chất đạm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu ăn nhiều.
Vậy người bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không? Nếu có thì nên ăn như thế nào là hợp lí? Cùng tìm hiểu với truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn qua bài viết này nhé!
Người bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không?
Mì tôm là thức ăn nhanh, chỉ cần vài phút chế biến là đã có thể thưởng thức ngay. Nhìn chung mì tôm đều ít calo, ít chất xơ, protein nhưng lại có nhiều chất bột đường cùng với lượng nhỏ các khoáng chất khác.
Đối với người bệnh tiểu đường, mì tôm là thực phẩm nhiều tinh bột nên có thể khiến đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn. Do đó, để tốt hơn cho sức khỏe người bệnh tiểu đường thì nên hạn chế ăn mì tôm đến mức tối đa. Nếu thèm quá thì khi ăn nên kết hợp với các thực phẩm khác để giảm lượng đường hấp thu vào cơ thể.
Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, mọi người nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, trong đó có mì tôm. Đồ ăn nhanh được cho là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, ung thư và các bệnh lý nguy hiểm khác.
Các loại mì tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
Người tiểu đường nên hạn chế ăn mì tôm vì có thể gây hại sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể tìm một số loại mì thay thế khác để kiểm soát tốt đường huyết sau ăn. Bạn có thể thử các loại mì sau:
- Mì trứng: Giàu đạm và có thể giúp giảm chỉ số đường huyết nhờ chứa trứng nhưng loại mì này lại ít chất xơ.
- Mì kiều mạch: Làm từ hạt kiều mạch, chứa nhiều chất xơ và magie, không chứa gluten.
- Mì quinoa: Không chứa gluten, chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
- Mì semolina: Làm từ lúa mì, gạo và bắp, khả năng tiêu hóa chậm do chúng vẫn cứng ngay cả khi đã nấu chín.
Các loại mì trên chủ yếu được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ và ít bột đường nên người tiểu đường có thể ăn, không khiến đường huyết tăng đột ngột. Bên cạnh đó, các loại mì này cũng giúp cơ thể no lâu, cải thiện hệ tiêu hóa.
Cách ăn mì tôm tốt cho người bệnh tiểu đường
Nếu người bệnh tiểu đường vẫn muốn ăn mì tôm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thì bệnh nhân nên lưu ý một số điều sau:
- Chỉ ăn mì như bữa phụ: Mì tôm chỉ nên là bữa phụ, không phải bữa chính trong ngày.
- Nấu chín mì vừa phải: Để giữ độ dai, giòn thì bạn không nên nấu quá chín, mì chín quá có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao do chỉ số GI tăng cao.
- Thêm các loại thực phẩm khác vào mì tôm như rau xanh, cá, thịt gà bỏ da, trứng,…nhằm giảm tác động của mì tôm đối với lượng đường trong máu.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc người bệnh tiểu đường có ăn mì tôm được không. Hy vọng với những thông tin trên, người bệnh tiểu đường sẽ biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe nhé!
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Hellobacsi
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn