[GIẢI ĐÁP] Uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không?

[GIẢI ĐÁP] Uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không?
Bạn đang xem: [GIẢI ĐÁP] Uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Lá diếp cá luôn được biết đến với nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không và một số lưu ý khi sử dụng. Cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm hiểu nhé.

Giá trị dinh dưỡng của rau diếp cá

Uống nước rau diếp cá mỗi ngày có tốt không?

Biết rõ thành phần dinh dưỡng của rau diếp cá sẽ giúp bạn trả lời được thắc mắc uống nước rau diếp cá mỗi ngày có tốt không. Diếp cá là loại cây có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như:

Kali: Cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể.

Sắt: Phát triển protein hemoglobin vận chuyển oxy qua máu.

Đồng: Xây dựng các mô liên kết.

Mangan: Hỗ trợ hấp thụ canxi.

Decanoyl acetaldehyde: Một loại dầu dễ bay hơi được cho là tạo nên mùi thơm và vị tanh của lá bạc hà. Loại dầu này có tác dụng điều trị các vấn đề về tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch và hoạt động như một chất kháng virus, chống viêm và kháng khuẩn.

Ngoài ra, rau diếp cá còn chứa lượng lớn flavonoid (rutin, quercetin), polyphenol, alkaloid, glycoside, hyperin, limonene, canxi, axit amin, vitamin A, chất xơ, kẽm, magiê và axit lauric. Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, lá diếp cá thực sự là một loại “kháng sinh thảo dược” chữa nhiều bệnh hiệu quả.

Lợi ích sức khỏe của rau diếp cá là gì?

Lợi ích sức khỏe của rau diếp cá là gì?

1. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 trên chuột cho thấy uống liên tục nước rau diếp cá trong 3 tuần làm giảm đáng kể nồng độ FPG (đường huyết lúc đói) trong máu. Ngoài ra, diếp cá còn chứa các hợp chất chống lại bệnh tiểu đường và khả năng ổn định lượng đường trong máu. Vì vậy, loại thảo dược này được xem là phương thuốc tiềm năng cho bệnh nhân tiểu đường.

2. Uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không? Kiểm soát cân nặng

Các đặc tính thảo dược của lá diếp cá có thể hỗ trợ giảm cân. Do đó, ăn hoặc uống nước rau diếp cá sẽ giúp giảm mỡ thừa trong cơ thể.

3. Uống nước rau diếp cá mỗi ngày có tốt không? Tăng cường hệ thống miễn dịch

Diếp cá là một trong những loại rau giàu hợp chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy ăn rau diếp cá với lượng vừa phải hàng ngày có thể tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách kích thích sản xuất bạch cầu – tế bào thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên, từ đó tăng cường sức khỏe tổng thể.

4. Uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không? Làm sáng da

Chiết xuất lá diếp cá có khả năng làm sáng da do sự hiện diện của các hợp chất phenolic có tác dụng ức chế enzyme tyrosinase. Từ đó ngăn ngừa sự hình thành sắc tố melanin.

5. Tính chất chống oxy hóa

Sự hiện diện của polyphenol trong lá diếp cá có thể chống lại các phản ứng oxy hóa có hại trong cơ thể. Trong một nghiên cứu so sánh khả năng chống oxy hóa của polyphenol với vitamin E, người ta thấy chiết xuất polyphenol từ lá diếp cá có khả năng trung hòa các gốc tự do có hại thấp hơn vitamin E.

6. Uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không? Chống viêm và làm dịu

Lá diếp cá chứa các hợp chất ức chế sản xuất các chất trung gian gây viêm như NO, TNF-α. Từ đó chúng giảm viêm và làm dịu da bị kích ứng một cách hiệu quả.

>>> Đọc thêm: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHÈN VÀ ĐƯỜNG THỐT NỐT ĐƯỜNG NÀO TỐT HƠN?

7. Uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không? Đặc tính kháng khuẩn, trị mụn

Rau diếp cá có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Loại rau này có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm Staphylococcus Aureus, Escherichia coli và P. Acnes. Hơn nữa, chiết xuất lá diếp cá trong mỹ phẩm có thể làm giảm sản xuất bã nhờn dư thừa, giúp điều trị mụn trứng cá hiệu quả.

8. Trị nhiễm trùng phổi

Từ lâu, lá diếp cá đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị nhiễm trùng phổi. Nhờ đặc tính kháng virus và chống viêm, chúng bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng và điều trị các bệnh về hô hấp nói chung.

9. Uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không? Hỗ trợ giải độc cơ thể

Rau diếp cá có chứa các chất kháng viêm và kháng khuẩn làm mát cơ thể và giải độc hiệu quả. Các chất này hỗ trợ quá trình thanh lọc độc tố và làm sạch gan. Ngoài ra, rau diếp cá còn đóng vai trò giúp loại bỏ độc tố qua đường tiểu tiện.

10. Giảm dị ứng phát ban

Rau diếp cá ức chế việc giải phóng histamin – hợp chất kích thích phản ứng miễn dịch khi bị dị ứng phát ban. Cụ thể, chúng ngăn chặn và làm giảm các triệu chứng dị ứng, giảm sản sinh quá nhiều histamin bên trong cơ thể.

>>> Đọc thêm: TÁO TÀU LÀ GÌ? TÁO ĐEN VÀ TÁO ĐỎ TÁO NÀO TỐT HƠN?

Uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không?

Uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không?

Với những lợi ích trên đây, vậy uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không? Thật ra chưa có bằng chứng khoa học nào có thể trả lời chắc chắn thắc mắc về uống nước rau diếp cá mỗi ngày có tốt không. Điều đó còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Bạn có thể uống nước rau diếp cá nhưng chỉ nên ở mức vừa phải, không nên quá lạm dụng. Đối với người lớn khỏe mạnh, chỉ cần dùng từ 10 – 12g rau diếp cá khô để đun trà hoặc 20 – 40g rau diếp cá tươi để ép nước.

Trong trường hợp muốn uống rau diếp cá hàng ngày, bạn nên khảo ý kiến của bác sĩ nhằm sử dụng cho phù hợp, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

>>> Đọc thêm: UỐNG NƯỚC ĐẬU ĐỎ HAY ĐẬU ĐEN TỐT HƠN?

Lưu ý cần biết về uống nước rau diếp cá mỗi ngày có tốt không?

diếp cá

Trước khi dùng lá diếp cá như một phương thức bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, bạn nên biết những thông tin sau.

1. Phụ nữ mang thai uống lá diếp cá được không?

Rau diếp cá là một loại thảo mộc dịu nhẹ, giàu khoáng chất và chất xơ. Nhưng vì rau có tính hàn nên cần hạn chế lượng sử dụng (dưới 20g/ngày) để không ảnh hưởng đến dạ dày. Tóm lại, bà bầu có thể uống nước rau diếp cá.

2. Ai không nên uống lá diếp cá?

Nếu bạn thường hay bị lạnh tay chân và bụng kèm tiêu chảy thì không nên uống lá diếp cá. Loại lá này có tính hàn, có thể làm trầm trọng hơn tình trạng trên, đặc biệt là với người có hệ tiêu hóa không tốt. Thế nên, nếu bạn không biết uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không thì tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3. Tác dụng phụ của rau diếp cá là gì?

Một số tác dụng phụ của rau diếp cá bao gồm:

Gây ảnh hưởng xấu đến chức năng thận: Việc ăn hoặc uống lượng lớn rau diếp cá khiến thận phải hoạt động quá mức.

Lạnh bụng, tiêu chảy: Đặc biệt thường xảy ra đối với những người có cơ địa hàn hoặc tay chân thường xuyên bị lạnh.

Nguy cơ ngộ độc: Môi trường trồng cây diếp cá thường có nhiều vi khuẩn và giun sán phát triển. Do đó uống nước rau diếp cá sống chưa được rửa kỹ càng sẽ gây nguy cơ nhiễm khuẩn, đau bụng, ngộ độc. Vậy nên trước khi dùng rau diếp cá, bạn cần ngâm trong nước muối pha loãng và rửa sạch để loại bỏ vi khuẩn, giun sán.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

Cách làm nước ép rau diếp cá tại nhà

Cách làm nước ép rau diếp cá tại nhà

Bạn đã biết uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không, vậy thì hãy bỏ túi ngay công thức làm nước rau diếp cá siêu thơm ngon và đơn giản sau đây.

Nguyên liệu:

• 1 nắm rau diếp cá
• 1 ít muối.

Thực hiện:

• Rau diếp cá rửa sơ qua trong nước sạch, sau đó ngâm nước pha loãng khoảng 30 phút để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và thuốc trừ sâu. Rửa sạch lại lần nữa và để ráo.

• Cho hết rau diếp cá, chút muối và 400ml nước vào máy xay sinh tố. Xay cho đến khi hỗn hợp nhuyễn hoàn toàn.

• Lọc hỗn hợp qua rây để lấy nước, bỏ xác. Nước rau diếp cá có vị chua nhẹ, màu xanh đậm và mùi đặc trưng. Nếu bạn không quen với mùi vị thì có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh và thêm chút đường cho dễ uống.

>>> Đọc thêm: HẠT CHIA VÀ HẠT É LOẠI NÀO TỐT HƠN?

Một số bài thuốc dân gian từ lá diếp cá

Chữa táo bón: Lấy 10g lá khô pha nước nóng uống như trà. Nên sử dụng liên tục trong 10 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

Chữa bệnh trĩ: Ăn lá diếp cá tươi sống hàng ngày.

Trị mụn nhọt: Lấy khoảng 10 – 12g lá tươi rửa sạch, giã nát và thoa lên vùng da bị mụn.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi uống nước rau diếp cá mỗi ngày có tốt không. Bạn hãy lưu ý về cách uống lá diếp cá đúng cách để nhận được nhiều lợi ích và đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar