Giải mã 12 lý do mẹ sau sinh cảm thấy cô đơn khi lần đầu làm mẹ

Bạn đang xem bài viết: Giải mã 12 lý do mẹ sau sinh cảm thấy cô đơn khi lần đầu làm mẹ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trở thành mẹ là một điều tuyệt vời, nhưng cũng kéo theo vô vàn thử thách. Đặc biệt là cảm giác bị cô lập luôn thường trực ở những bà mẹ mới sinh. Mỗi sự thay đổi trong cuộc sống đều gây ra cảm giác cô đơn và lạc lõng. Trở thành mẹ cũng không ngoại lệ. Hiểu được nỗi trăn trở đó, trong bài viết này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cùng bạn lý giải lý do bạn cảm thấy bị cô lập sau khi sinh con.

Cảm giác bị cô lập thường xuất hiện ở những bà mẹ mới sinh. Nguồn: Unsplash

Cảm giác bị cô lập thường xuất hiện ở những bà mẹ mới sinh. Nguồn: Unsplash

1Phục hồi sau sinh nở

Mang thai và sinh nở là một việc khó khăn đối với cơ thể của một người phụ nữ. Mặc dù chúng ta được biết rằng quá trình hồi phục mất từ sáu đến tám tuần sau khi sinh con, nhưng hầu hết các bà mẹ đều thừa nhận rằng họ không cảm thấy cơ thể mình được phục hồi nhanh như vậy.

Dựa vào nghiên cứu hoặc khảo sát, việc người mẹ trở lại trạng thái bình thường sau khi sinh mất từ sáu tháng đến một năm. Những bà mẹ mới sinh có thể đối mặt với các triệu chứng như cảm lạnh hoặc nhiễm trùng thường xuyên, đau lưng, đau vùng tầng sinh môn và rối loạn giấc ngủ.

Bên cạnh đó, tạo hóa đã tạo ra cơ thể mẹ theo cơ chế ưu tiên hơn cho các nhu cầu của em bé khi mang thai. Mang thai lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể của bạn truyền cho bé. Không hiếm trường hợp các bà mẹ mới sinh con bị thiếu máu. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy có tới 50% các bà mẹ mới sinh bị thiếu máu sau 48 giờ kể từ lúc sinh con ra. Mặc dù sự nghiêm trọng là thế, nhiều bà mẹ mới sinh ngừng bổ sung vitamin cho chính mình sau khi sinh con. Bởi vì họ cho rằng việc bổ sung vitamin là dành cho em bé trước khi sinh, nhưng không nhận ra rằng cơ thể sau khi sinh của mình cũng cần được bổ sung vitamin cần thiết.

Do vậy, khi bạn không đủ sức khỏe, bạn sẽ ít dành thời gian cho các mối quan hệ xã hội, gia đình và bạn bè hơn.

2Chuyển từ việc “Đi làm” sang “Ở nhà”

Hầu hết những người trưởng thành có được phần lớn các tương tác xã hội của họ tại nơi làm việc. Nếu bạn đã đi làm trước khi sinh con và bây giờ bạn đang ở nhà, bạn đã mất đi các thời gian tương tác xã hội.

Bạn không cần phải là một người nội trợ tận tâm thì mới trải nghiệm cảm giác bị cô lập này. Bởi ngay trong trường hợp bạn phải ở nhà trong sáu đến tám tuần sau khi sinh, bạn đã đủ cảm thấy khoảng thời gian đó rất dài, kéo theo nỗi cô đơn, lạc lõng.

Những người phụ nữ quyết định ở nhà với con cho biết cảm giác cô đơn là một trong những khía cạnh khó khăn nhất của việc làm mẹ khi phải ở nhà. Vì lý do đó, một số người mẹ mới sinh có ý định sẽ đi làm lại – ít nhất là bán thời gian – chủ yếu để xóa tan cảm giác bị cô lập này.

3Thay đổi trong cách tương tác với đồng nghiệp

Ngay cả khi bạn đi làm trở lại, bạn vẫn có thể cảm thấy bị cô lập và ít kết nối với đồng nghiệp hơn trước. Trách nhiệm của một người mẹ sẽ theo bạn kể cả khi bạn không ở nhà liên tục để chăm con. Ví dụ như, trước khi có em bé, bạn sẽ dành giờ ăn trưa để trò chuyện với bạn bè, thì giờ đây, bạn có thể muốn sử dụng thời gian đó để hút sữa hoặc đến nhà trẻ thăm con.

Sự tương tác với đồng nghiệp sau giờ làm việc của bạn cũng có thể thay đổi. Trước khi sinh con, đôi khi bạn có thể đã đồng ý với lời mời ăn tối của đồng nghiệp sau giờ làm. Hoặc, có thể bạn đã tham dự các sự kiện, buổi họp mặt của công việc để giải trí. Nhưng sau khi có đứa con của riêng mình, bạn cần phải sắp xếp người trông trẻ cho những sự kiện sau giờ làm này.

Ngay cả khi bạn có thể nhờ ai đó giúp bạn trông bé, bạn vẫn cảm thấy có chút áy náy nếu phải tiếp tục xa bé trong khi bạn đã đi làm cả một ngày dài. Việc lựa chọn nên về nhà với con hay ở lại tương tác, gắn bó tình động nghiệp có thể sẽ là một thách thức với bạn và bạn khó lòng có thế giữ được sự cân bằng trong các mối quan hệ. Ngoài ra, không phải người mẹ nào cũng cảm thấy thoải mái khi để con mình với người giữ trẻ.

4Cho con bú

Việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể là một nguyên nhân khác khiến mẹ bỉm cảm thấy bị cách ly với thế giới xung quanh. Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này. Tuy nhiên việc không thừa nhận mối liên quan giữa tương tác xã hội với việc cho con bú có thể khiến các bà mẹ trở thành người bị hại.

Việc cho con bú có thể khiến mẹ bỉm bị cô lập với thế giới xung quanh, đặc biệt là trong thời gian đầu. Trẻ sơ sinh bú mẹ thường xuyên, với tiêu chuẩn là từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng mỗi lần. Nếu mẹ bỉm đang cố gắng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và bạn không hút sữa, điều này có nghĩa là họ không thể thực sự xa con lâu hơn một tiếng rưỡi mỗi lần cho con bú.

Ngay cả khi bạn đã hút sữa lúc bạn đi vắng, bạn cũng không thật sự có thể xa con trong thời gian dài. Ngực của bạn sẽ chứa đầy sữa và nếu bạn không thể cho con bú, bạn sẽ cần phải hút sữa. Điều này khiến cho các cuộc đi chơi trở nên khó khăn.

Bạn có thể đưa con ra ngoài cùng, nhưng điều này đồng nghĩa với việc bạn phải cho con bú ở nơi công cộng. Các bà mẹ có kinh nghiệm thường biết cách cho con bú ở nơi công cộng một cách thoải mái, nhưng với những người mới làm mẹ, họ cần thời gian để có được sự tự tin trong việc cho con bú nơi đông người.

Cho đến khi các kỹ năng và hiểu biết của bạn được phát triển, và trong những tháng đầu tiên khi con cần bạn thường xuyên, cảm giác bị cô lập có thể xảy đến với bạn.

Cho con bú khiến bạn không thể rời xa con trong thời gian dài. Nguồn: Pexels

Cho con bú khiến bạn không thể rời xa con trong thời gian dài. Nguồn: Pexels

Bài viết liên quan: Giúp các mẹ thoát khỏi những lo âu về việc không thể cho con bú

5Chăm sóc con

Khi bạn mới có em bé, bạn phải thêm rất nhiều thời gian chăm sóc em bé vào lịch trình của mình. Bao nhiêu thời gian? Một khảo sát ở Mỹ cho thấy các bà mẹ có con dưới một tuổi dành 22 giờ một tuần chỉ để chăm sóc con cái.

Dành thời gian cho bạn bè đã không phải là chuyện dễ dàng ngay cả khi bạn chưa có con. Điều đó có nghĩa, khi bạn đã thêm 22 giờ chăm sóc em bé vào mỗi ngày, thì việc dành thời gian cho các mối quan hệ xã hội thậm chí còn phức tạp hơn.

6Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày

Bạn có thể không để ý các hành động tương tác nhỏ trong suốt cả ngày của mình với những người xung quanh. Đó có thể là một cuộc trò chuyện giản đơn buổi sáng với nhân viên pha cà phê ở quán cà phê hay nán lại chuyện trò với bác bảo vệ sau giờ làm.

Khi bạn có em bé, thói quen của bạn sẽ thay đổi. Có thể bạn sẽ không ghé qua một quán cà phê trên đường đi làm – đặc biệt nếu hiện tại bạn đang không làm việc. Có thể bạn sẽ không tập yoga sớm hoặc đi chơi sau giờ học sau khi bạn tập xong. Mất đi những tương tác nhỏ này có thể khiến bạn cảm thấy bị cô đơn.

Bài viết liên quan: 9 mẹo chăm sóc tinh thần cho các bậc phụ huynh

7Cảm thấy quá mệt mỏi khi phải hòa nhập với xã hội

Trở thành mẹ rất gian nan. Như đã đề cập, cơ thể bạn cần nhiều tháng để hồi phục sau khi sinh con. Trong khi bạn đang hồi phục, bạn cũng đang phải chăm sóc một em bé sơ sinh khi chúng quấy khóc suốt đêm. Điều này có nghĩa là bạn cũng không được ngủ suốt đêm dài. Khi bạn có thời gian nghỉ ngơi hoặc em bé đang ngủ trưa, bạn cũng chẳng muốn gọi điện cho bạn bè hoặc đi ra ngoài. Điều bạn cần có lẽ chỉ là một giấc ngủ trưa lúc đó mà thôi.

8Đầu tư tiền bạc cho con thay vì kết nối xã hội

Nuôi con mới sinh cần nhiều tiền. Theo một phân tích được thực hiện bởi NerdWallet, một gia đình kiếm được 40.000 đô la/năm có thể chi gần 20.000 đô la/năm cho con mới sinh của họ. Khoản tiền bao gồm các chi phí như nhà ở – chi phí cần thiết cho một gia đình. Và nếu bạn chỉ tập trung vào chi phí chăm sóc trẻ em và các đồ dùng cho trẻ em (tã, quần áo, v.v.), chúng tiêu tốn một khoảng tiền không hề nhỏ.

Những người mới làm mẹ thường kiếm được ít thu nhập hơn, vì họ cần thời gian để hồi phục sau khi sinh con và đôi khi, họ đi làm ít giờ hơn khi họ quay lại làm việc.

Các hoạt động xã hội có thể tốn kém chi phí. Đi ăn trưa, đi uống nước, hoặc thậm chí mời mọi người đến ăn tối đều cần tiền.

Ngoài ra, hãy tính toán số tiền bạn có thể đã chi trước khi có em bé cho những sở thích mang lại sự kết nối với người khác, chẳng hạn như lớp học yoga với tư cách thành viên phòng tập thể dục hoặc thành viên các câu lạc bộ. Bạn sẽ cắt giảm những chi phí này để dành chỗ cho các khoản chi của em bé. Nhưng cùng với sự thiếu đi của các hoạt động này cũng kéo theo sự mất mát trong các kết nối xã hội.

9Xa cách với bạn bè

Việc có con có thể khiến tình bạn của bạn bị thay đổi. Bạn có thể kết bạn mới hoặc gắn kết với những người bạn đã làm mẹ khác như bạn. Tuy nhiên, bạn cũng dễ thấy mình lạc lõng với những người chưa có con. Sự ưu tiên trong cuộc sống thay đổi, chủ đề trò chuyện và sở thích thay đổi. Cả quỹ thời gian rảnh của mỗi người cũng khác biệt.

Bạn bè chưa có con của bạn không phải lúc nào cũng kiên nhẫn hoặc hiểu được lý do tại sao bạn không có thời gian để làm những việc như bạn đã từng làm trước đây. Bạn có thể cảm thấy bị bỏ rơi, ngay cả khi bạn là người từ chối lời mời trên mạng xã hội. Bạn bè của bạn có thể ngừng rủ bạn đi chơi hoặc họp mặt, và bạn có thể sẽ ngại ngùng để hỏi han xem liệu họ có đến không.

10Thay đổi trong mối quan hệ vợ chồng

Khoảng thời gian chất lượng với bạn đời (nếu bạn không phải là mẹ đơn thân) cũng có thể giảm sau khi bạn sinh con.

Bạn và bố của bé có thể dành thời gian chăm sóc em bé và nhà cửa cùng nhau, nhưng điều đó không có nghĩa là hai người sẽ tương tác với nhau. Nói cách khác, các bạn có thể ở cùng một không gian, nhưng các bạn không thật sự trò chuyện và thấu hiểu nhau.

Thời gian thân mật của vợ chồng cũng thay đổi sau khi sinh con. Quan hệ vợ chồng đôi khi không thoải mái và thậm chí gây đau đớn trong những tháng đầu tiên sau khi bạn sinh con. Mặc dù các bạn có thể thân mật về thể xác theo những cách khác nhau ngoài quan hệ vợ chồng, nhưng những người mới làm cha làm mẹ khó có thể cảm thấy hứng thú khi họ đã kiệt sức vì chăm sóc con của mình.

11Bạn áy náy và xấu hổ khi cảm thấy cô đơn

Những người phụ nữ mới làm mẹ thường có cảm giác áy náy hoặc xấu hổ khi nghĩ rằng mình “chưa là một người mẹ chuẩn mực”. Cảm giác này xuất phát từ quan niệm sai lầm rằng sau khi có con, người phụ nữ chỉ cần kết nối với con là đủ. Thế là trong vô thức, bạn tin rằng nếu bạn là “một người mẹ chuẩn”, thì mối liên kết của bạn với đứa con mới chào đời sẽ giúp bạn đáp ứng mọi mong muốn về tình yêu và sự kết nối. Điều này không thực tế và cũng không phải là sự thật.

Mặc dù tình yêu bạn dành cho con lớn hơn bất cứ điều gì khác trên thế giới này, nhưng sự kết nối với con không nên là sự tương tác xã hội duy nhất của bạn. Ngoài em bé của mình, bạn cũng cần kết nối với những đối tượng khác.

Con cần bạn và bạn cũng cần những người khác. Nguồn: Unsplash

Con cần bạn và bạn cũng cần những người khác. Nguồn: Unsplash

Bài viết liên quan:7 thói quen giúp tăng tình cảm giữa cha mẹ và con

12Bạn không tham gia vào bất cứ hội nhóm nào của các bà mẹ

Trở thành mẹ là một con đường mới dẫn đến nhiều hơn sự kết nối xã hội. Từ diễn đàn và hội nhóm những chia sẻ những vấn đề về chăm sóc con cái dành cho mẹ bỉm, đến các câu lạc bộ giáo dục, bạn có khả năng có được những người bạn thân thiết thông qua vai trò làm cùng làm mẹ.

Tuy nhiên, những kết nối này thường sẽ không xuất hiện vào những ngày đầu tiên khi bạn bắt đầu trở thành mẹ. Là một người phụ nữ mới sinh, bạn chưa có nhiều điều kiện để tham gia vào “mạng lưới” của các bà mẹ.

Xem thêm:

  • Tận hưởng khoảng thời gian thú vị khi tắm cho con bạn
  • Bí quyết giúp trẻ mới biết đi ngủ ngon hơn
  • 6 cách giúp ba mẹ trông nom hai con nhỏ cực kỳ hiệu quả

Trên đây là 12 lý do chủ yếu khiến mẹ bỉm rơi vào trạng thái cô đơn và có cảm giác xa rời xã hội. Hiểu được những nguyên nhân cốt lõi này, sẽ giúp bạn sớm tìm ra giải pháp để giải quyết các vấn đề, giúp bản thân sớm phục hồi sức khỏe tinh thần, cũng như sớm trở lại với nhịp sống cũ.

Nguyệt Quế tổng hợp từ Verywellfamily

1. Why You’re Feeling Isolated as a New Mom

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giải mã 12 lý do mẹ sau sinh cảm thấy cô đơn khi lần đầu làm mẹ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *