Giáo án môn Toán lớp 1 Sách kết nối tri thức với cuộc sống đề cập đến các khái niệm toán học cơ bản như số, phép cộng, phép trừ và hình học đơn giản. Bên cạnh đó, giáo án còn giúp học sinh kết nối các kiến thức toán học với cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề.
- 1 1. Toán – Tiết học đầu tiên:
- 2 2. Bài 1 – Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 (3 tiết):
- 3 3. Bài 2 – Các số 6,7,8,9,10 (3 tiết):
- 4 4. Bài 3 – Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau (2 tiết):
- 5 5. So sánh số có hai chữ số:
1. Toán – Tiết học đầu tiên:
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Để đạt kết quả tốt trong môn Toán 1, trước tiên học sinh cần phải hiểu rõ những yêu cầu đạt được trong môn học này. Sau đó, các hoạt động chính khi học môn Toán 1 cũng cần được giới thiệu một cách rõ ràng. Ví dụ như, học sinh có thể bắt đầu bằng cách học các bài tập đơn giản, sau đó tăng dần độ khó của các bài tập khi cảm thấy thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, khi học môn Toán 1, học sinh cũng nên làm quen với các đồ dùng học tập cần thiết như: bút, giấy, máy tính và các tài liệu đọc. Điều này sẽ giúp học sinh tiếp cận với môn học một cách tự tin hơn và đạt được kết quả tốt hơn trong quá trình học tập.
II. CHUẨN BỊ
-
GV: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
-
HS: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra: 5’ – Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: 1’ b. Tìm hiểu bài: 31’ * GV hướng dẫn HS sử dụng SGK Toán: – GV lấy SGK Toán – GV giới thiệu ngắn gọn về sách, từ trang bìa 1 đến tiết học đầu tiên. Sau «Tiết học đầu tiên» mỗi tiết học gồm 2 trang. – GV giới thiệu cho HS cách thiết kế bài học gồm 4 phần: Khám phá, hoạt động, trò chơi và luyện tập. – GV cho HS thực hành mở và gấp sách và hướng dẫn cách giữ gìn. * GV giới thiệu nhóm nhân vật chính của SGK Toán. – GV cho HS mở bài «Tiết học đầu tiên» và giới thiệu các nhân vật Mai, Nam, Việt và Rô – bốt. Các nhân vật sẽ đồng hành cùng các em trong suốt 5 năm Tiểu học. Ngoài ra sẽ có bé Mi, em gái của Mai cùng tham gia. * GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán ở lớp 1. GV gợi ý HS quan sát từng tranh về hoạt động của các bạn nhỏ. Từ đó giới thiệu những y/c cơ bản và trọng tâm của Toán 1 như: – Đếm, đọc số, viết số. – Làm tính cộng, tính trừ. – Làm quen với hình phẳng và hình khối. – Đo độ dài, xem giờ, xem lịch. * GV cho HS xem từng tranh miêu tả các hoạt động chính khi học Toán, nghe giảng, học theo nhóm, tham gia trò chơi toán học, thực hành trải nghiệm toán học và tự học. * GV giới thiệu bộ đồ dùng Toán của HS – GV cho HS mở bộ đồ dùng Toán – GV giới thiệu từng đồ dùng, nêu tên gọi và giới thiệu tính năng cơ bản để HS làm quen. – HD HS cách cất, mở và bảo quản đồ dùng. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ – Hôm nay các em học bài gì ? – GV chốt kiến thức – Nhận xét giờ học – Dặn dò HS chuẩn bị bài: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5. |
– HS lấy SGK. – HS lấy SGK. – HS theo dõi. – HS thực hiện. – HS theo dõi. – HS theo dõi. – HS quan sát – HS thực hiện. – HS theo dõi. – HS theo dõi. |
2. Bài 1 – Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 (3 tiết):
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các kiến thức.
Đọc, đếm, viết được các số từ 0 đến 5.
Sắp xếp được các số từ 0 đến 5.
Hiểu được các khái niệm cơ bản về số học như số lớn, số bé, số bằng nhau, số khác nhau.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
Học cách tập trung và chăm chỉ trong quá trình học tập.
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm bằng cách tham gia các hoạt động nhóm.
Có thái độ tích cực và trách nhiệm với bài học và việc học.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động – Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài 1: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 |
– Hát – Lắng nghe |
2. Khám phá – GV trình chiếu tranh trang 8 |
– HS quan sát |
– GV chỉ vào các bức tranh đầu tiên và hỏi: + Trong bể có bao nhiêu con cá? + Có mấy khối vuông? + Vậy ta có số mấy? – GV giới thiệu số 1 – GV chuyển sang các bức tranh thứ hai. GV chỉ vào con cá thứ nhất và đếm “một”, rồi chỉ vào con cá thứ hai rồi đếm “hai”, sau đó GV giới thiệu “Trong bể có hai con cá”, đồng thời viết số 2 lên bảng. – GV thực hiện tương tự với các bức tranh giới thiệu 3, 4, 5 còn lại. – Bức tranh cuối cùng, GV chỉ tranh và đặt câu hỏi: + Trong bể có con cá nào không? + Có khối vuông nào không?” + GV giới thiệu “Trong bể không có con cá nào, không có khối vuông nào ”, đồng thời viết số 0 lên bảng. – GV gọi HS đọc lại các số vừa học. |
– HS quan sát đếm và trả lời câu hỏi + Trong bể có 1 con cá. + Có 1 khối vuông + Ta có số 1 – HS quan sát, vài HS khác nhắc lại. – HS theo dõi, nhận biết số 2 – HS theo dõi và nhận biết các số: 3, 4, 5. – HS theo dõi, quan sát bức tranh thứ nhất và trả lời câu hỏi. + Không có con cá nào trong bể + Không có khối ô vuông nào + HS theo dõi nhận biết số 0 và nhắc lại. – HS đọc cá nhân- lớp: 1, 2, 3, 4, 5, 0 |
* Nhận biết số 1, 2, 3, 4, 5 |
|
– GV yêu cầu học sinh lấy ra 1 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. |
– HS làm việc cá nhân lấy 1 que tính rồi đếm: 1 |
– GV yêu cầu học sinh lấy ra 2 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. |
– HS làm việc cá nhân lấy 2 que tính rồi đếm: 1, 2 |
– GV yêu cầu học sinh lấy ra 3 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. |
– HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3 |
– GV yêu cầu học sinh lấy ra 4 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. |
– HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3, 4 |
– GV yêu cầu học sinh lấy ra 5 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. |
– HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3, 4, 5 |
Viết các số 1, 2, 3, 4, 5 |
|
– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn HS viết lần lượt các số |
|
* Viết số 1 + Số 1 cao 2 li. Gồm 2 nét: nét 1 là thẳng xiên và nét 2 là thẳng đứng. + Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét thẳng xiên đến đường kẻ 5 thì dừng lại. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng xuống phía dưới đến đường kẻ 1 thì dừng lại. – GV cho học sinh viết bảng con |
– Theo dõi, viết theo trên không trung. – Viết bảng con số 1 |
* Viết số 2 – GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 2 cao 2 li. Gồm 2 nét: Nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trên và thẳng xiên. Nét 2 là thẳng ngang + Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét cong trên nối với nét thẳng xiên ( từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến đường kẻ 1 thì dừng lại. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 1) bằng độ rộng của nét cong trên. – GV cho học sinh viết bảng con |
– Theo dõi, viết theo trên không trung. – Viết bảng con số 2 |
* Viết số 3 – GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 3 cao 2 li. Gồm 3 nét: 3 nét. Nét 1 là thẳng ngang, nét 2: thẳng xiên và nét 3: cong phải + Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên đển khoảng giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 thì dừng lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải xuống đến đường kẻ 1 rồi lượn lên đến đường kẻ 2 thì dừng lại. – GV cho học sinh viết bảng con |
– Theo dõi, viết theo trên không trung. – Viết bảng con số 3 |
* Viết số 4 – GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét: Nét 1: thẳng xiên, nét 2: thẳng ngang và nét 3: thẳng đứng. + Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới) đến đường kẻ 2 thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang rộng hơn một nửa chiều cao một chút thì dừng lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng đứng từ trên xuống (cắt ngang nét 2) đến đường kẻ 1 thì dừng lại. – GV cho học sinh viết bảng con |
– Theo dõi, viết theo trên không trung. – Viết bảng con số 4 |
* Viết số 5 – GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét. Nét 1: thẳng ngang, nét 2: thẳng đứng và nét 3: cong phải. + Cách viết: Cách viết số 5 + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút trở lại điểm đặt bút của nét 1, viết nét thẳng đứng đến đường kẻ 3 thì dừng lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải đến đường kẻ 2 thì dừng lại. – GV cho học sinh viết bảng con |
– Theo dõi, viết theo trên không trung. – Viết bảng con số 5 |
* Viết số 0 – GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 0 cao 4 li ( 5 đường kẻ ngang). Gồm 1 nét. Nét viết chữ số 0 là nét cong kín (chiều cao gấp đôi chiều rộng). + Cách viết số 0: Đặt bút phía dưới đường kẻ 5 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Dừng bút ở điểm xuất phát. Chú ý: Nét cong kín có chiều cao gấp đôi chiều rộng. – GV cho học sinh viết bảng con |
– Theo dõi, viết theo trên không trung. – Viết bảng con số 0 |
Hoạt động thực hành * Bài 1: Tập viết số. – GV nêu yêu cầu của bài. – GV chấm các chấm theo hình số lên bảng – GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK. – GV cho HS viết bài |
– HS theo dõi – HS quan sát – Theo dõi hướng dẫn của GV – HS viết vào vở BT |
* Bài 2: Số ? – GV nêu yêu cầu của bài. – GV hỏi về nội dung các bức tranh con mèo: Bức tranh vẽ mấy con mèo? – Vậy ta cần điền vào ô trống số mấy? – GV cho HS làm phần còn lại. – GV mời HS lên bảng chia sẻ – GV cùng HS nhận xét |
– HS nhắc lại y/c của bài – Vẽ 1 con mèo – Điền vào số 1 – Làm vào vở BT. – HS nêu miệng – HS nhận xét bạn |
* Bài 3: Số ? – GV nêu yêu cầu của bài. – GV yêu cầu HS đếm số lượng các chấm xuất hiện trên mỗi mặt xúc xắc. – GV hướng dẫn HS mối quan hệ giữa số chấm xúc sắc và số trên mỗi lá cờ. – Tùy theo mức độ tiếp thu của HS mà GV có thể yêu cấu HS làm luôn bài tập hoặc cùng HS làm ví dụ trước. – GV mời HS lên bảng chia sẻ – GV cùng HS nhận xét |
– HS nhắc lại y/c của bài – HS quan sát đếm – HS phát hiện quy luật: Số trên mỗi lá cờ chính là số chấm trên xúc sắc. – HS làm bài – HS nêu miệng – HS nhận xét bạn |
Củng cố, dặn dò – Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? – Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? – Số 0 giống hình gì? – Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn. |
|
Tiết 2 Luyện tập |
|
* Bài 1: Số ? – GV nêu yêu cầu của bài. – GV yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trong mỗi hình và nêu kết quả – GV mời HS lên bảng chia sẻ – GV cùng HS nhận xét |
– HS nhắc lại y/c của bài – HS quan sát đếm -HS nêu miệng – HS nhận xét bạn |
* Bài 2: Số ? – GV nêu yêu cầu của bài. – GV yêu cầu HS tìm các số thích hợp điền vào chỗ trống – GV mời HS lên bảng chia sẻ – GV cùng HS nhận xét |
– HS nhắc lại y/c của bài – HS quan sát tìm số -HS nêu miệng – HS nhận xét bạn |
* Bài 3: – GV nêu yêu cầu của bài. – GV yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu rồi nêu kết quả – GV mời HS lên bảng chia sẻ – GV cùng HS nhận xét |
– HS nhắc lại y/c của bài – HS quan sát và đếm -HS nêu miệng – HS nhận xét bạn |
* Bài 4: – GV nêu yêu cầu của bài. – GV yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu rồi nêu kết quả – GV mời HS lên bảng chia sẻ – GV cùng HS nhận xét |
– HS nhắc lại y/c của bài – HS quan sát và đếm -HS nêu miệng – HS nhận xét bạn |
Củng cố, dặn dò – Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? |
|
Tiết 3: Luyện tập |
|
* Bài 1: Số ? – GV nêu yêu cầu của bài. – GV yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trong mỗi hình và khoanh tròn vào số ứng với số lượng mỗi con vật – GV mời HS lên bảng chia sẻ – GV cùng HS nhận xét |
– HS nhắc lại y/c của bài – HS quan sát đếm -HS khoanh vào số thích hợp – HS nhận xét bạn |
* Bài 2: Số ? – GV nêu yêu cầu của bài. – GV yêu cầu HS đếm số lượng thùng trên xe a) Vậy cần phải thêm mấy thùng nữa để trên xe có 3 thùng? Tương tự với câu b) Hs tìm kết quả đúng – GV mời HS lên bảng chia sẻ – GV cùng HS nhận xét |
– HS nhắc lại y/c của bài – HS quan sát đếm -HS nêu câu trả lời thích hợp – HS nhận xét bạn |
* Bài 3: Số ? – GV nêu yêu cầu của bài. – GV yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào ô trống thích hợp – GV mời HS nêu kết quả – GV cùng HS nhận xét |
– HS nhắc lại y/c của bài – HS đếm thêm để tìm số thích hợp -HS nêu câu trả lời – HS nhận xét bạn |
* Bài 4: Số ? – GV nêu yêu cầu của bài. – GV yêu cầu đếm số lượng các sự vật có trong hình và điền vào ô tương ứng vơi mỗi hình – GV mời HS nêu kết quả – GV cùng HS nhận xét |
– HS nhắc lại y/c của bài – HS đếm -HS nêu câu trả lời – HS nhận xét bạn |
Củng cố, dặn dò – Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? |
3. Bài 2 – Các số 6,7,8,9,10 (3 tiết):
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các kiến thức.
Trong giai đoạn này, trẻ sẽ được phát triển các kiến thức cơ bản về toán học. Điều này bao gồm việc học cách đọc, đếm và viết các số trong phạm vi 10. Ngoài ra, trẻ sẽ được hướng dẫn cách sắp xếp các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn cũng như từ lớn đến bé.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
Bên cạnh việc phát triển kiến thức, trẻ cũng sẽ được khuyến khích để phát triển các năng lực chung và phẩm chất. Điều này bao gồm việc thực hiện các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản và biết cách quan sát để tìm kiếm sự tương đồng. Trẻ sẽ được học cách sử dụng các kỹ năng này để xây dựng nền tảng vững chắc cho việc học tập và phát triển trong tương lai.
II. CHUẨN BỊ:
-
Bộ đồ dùng học toán 1.
-
Xúc sắc, mô hình vật liệu……
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động – Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài: |
– Hát – Lắng nghe |
2. Khám phá – GV cho HS quan sát tranh: ? Trong bức tranh có những đồ vật gì? – GV cho HS làm quen với với số lượng và nhận mặt các số từ 6 đến 10 – Giới thiệu: Có 6 con ong. – Viết số 6 lên bảng -GV thực hiện việc đếm và giới thiệu số tương tự với các bức tranh còn lại. |
– HS quan sát |
3.Hoạt động * Bài 1: Tập viết số. – GV nêu yêu cầu của bài. – GV chấm các chấm theo hình số lên bảng – GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK. – GV cho HS viết bài |
– HS theo dõi – HS quan sát – Theo dõi hướng dẫn của GV – HS viết vào vở BT |
* Bài 2: Số ? – GV nêu yêu cầu của bài. – GV yêu cầu HS đếm số lượng các loại bánh xuất hiện trong hình vẽ và nêu kết quả – Gv nhận xét , kết luận |
– HS nhắc lại y/c của bài – HS quan sát đếm – HS nêu miệng – HS nhận xét bạn |
Bài 3: Đếm số – Nêu yêu cầu bài tập – HD HS đếm thêm để tìm ra phương án đúng |
– HS nêu – HS trả lời |
3.Củng cố, dặn dò – Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? – Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? – Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn. |
|
Tiết 2 |
|
1. Khởi động – Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài: |
– Hát – Lắng nghe |
2. Luyện tập Bài 1: – Nêu yêu cầu bài tập – GV giới thiệu tranh – Yêu cầu học sinh kiểm tra đáp số được đưa ra trong SGK – Nhận xét, kết luận |
– Hs quan sát – HS nêu đáp số – HS nhận xét bạn |
Bài 2: – Nêu yêu cầu bài tập – Gv hướng dẫn học sinh đếm theo thứ tự số H1: thứ tự 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 H2: thứ tự 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1 – Gv nhận xét, kêt luận |
– Hs nhắc lại – HS đếm số – Nhận xét |
Bài 3: – Nêu yêu cầu bài tập – Hướng dẫn HS đếm và ghi lại số chân của từng con vật – HS đếm số lượng các con vật có 6 chân – HS trả lời kết quả – GV nhận xét bổ sung |
– HS nêu – HS đếm và ghi – HS đếm – Hs trả lời: Có 3 con vật có 6 chân – HS nhận xét |
Bài 4: – Nêu yêu cầu bài tập – Giới thiệu tranh – Yêu cầu HS đếm các con vật có trong tranh – GV yêu cầu Hs báo cáo kết quả – GV nhận xét bổ sung |
– HS nhắc lại yêu cầu – Quan sát tranh – HS làm việc theo nhóm: Đếm các con vật có trong tranh rồi nêu kết quả |
3/Củng cố, dặn dò – Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? – Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? – Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn. |
|
Tiết 3 |
|
1. Khởi động – Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài: |
– Hát – Lắng nghe |
2. Luyện tập Bài 1: – Nêu yêu cầu bài tập: Đếm số lượng các con vật trong mỗi bức tranh và chọn số tương ứng – GV giới thiệu tranh – ? Trong mỗi bức tranh vẽ con vật nào? – GV chọn một bức tranh hướng dẫn mẫu – HD HS đếm số lượng các con vật trong tranh sau đó chọn số tương ứng với mỗi bức tranh – Nhận xét, kết luận |
– Hs quan sát – HS trả lời – HS nhận xét bạn |
Bài 2: – Nêu yêu cầu bài tập – Hướng dẫn HS chơi trò chơi: Nhặt trứng Người chơi lần lượt gieo xúc xắc, đếm số chấm ở mạt trên xúc xăc. Lấy một quả trứng trong ô được bao quanh bởi số đó. Lấy đến khi được 6 quả trứng thì kết thúc trò chơi chơi – HS chơi theo nhóm – Kết thúc trò chơi GV tuyên dương nhóm nào lấy được trứng chính xác nhất. – GV nhận xét bổ sung |
– HS nhắc lại yêu cầu – HS theo dõi – HS chơi theo nhóm |
3. Củng cố, dặn dò – Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? – Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? – Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn |
4. Bài 3 – Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau (2 tiết):
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các kiến thức.
Có thể sử dụng biểu tượng ban đầu để so sánh số lượng của các đối tượng khác nhau. Ví dụ như sử dụng biểu tượng “>”, “<” để so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
Ngoài ra, có thể sử dụng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn” hoặc “bằng” để so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
Để phát triển khả năng so sánh, học sinh có thể áp dụng kiến thức để giải quyết các bài toán thực tế có hai hoặc ba nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ như so sánh số lượng của các loại trái cây trong hai hoặc ba giỏ hàng khác nhau để tìm ra giỏ hàng nào nhiều hơn hoặc ít hơn.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động – Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài: |
– Hát – Lắng nghe |
2. Khám phá GV hỏi: – Bạn nào đã từng nhìn thấy con ếch? – Các em thấy ếch ngồi trên lá chưa? – GV cho HS quan sát tranh: ? Trong tranh có đủ lá cho ếch ngồi không? ? Vậy số ếch có nhiều hơn số lá không? ? Số ếch có ít hơn số lá không? ? Các em có nhìn thấy đường nối giữa mấy chú ếch nối và mấy chiếc lá không? GV giải thích cứ một chú ếch nối với một chiếc lá ? Có đủ lá để nối với ếch không? – GV kết luận “Khi nối ếch với lá, ta thấy hết lá sen nhưng thừa ếch, vậy số ếch nhiều hơn số lá sen, Số lá sen ít hơn số ếch” — GV lặp lại với minh hoạ thứ hai về thỏ và cà rốt, có thể mở đầu bằng câu hỏi; “Đố các em, thỏ thích ăn gì nào?”. – Với ví dụ thứ hai, GV có thể giới thiệu thêm cho các em “Khi nối thó với cà rốt cả hai đều được nối hết nên chúng bằng nhau |
– HS quan sát _ HS trả lời câu hỏi |
3. Hoạt động * Bài 1: – Nêu yêu cầu Bài tập – GV hướng dẫn HD ghép cặp mỗi bông hoa với một con bướm. GV hỏi: Bướm còn thừa hay hoa còn thừa? ? Số bướm nhiều hơn hay số hoa nhiều hơn? – GV nhận xét, kết luận. – GV cho HS viết bài |
– HS nhắc lại – HS quan sát – HS thực hiện ghép cặp – Nhận biết sự vật nào nhiều hơn, ít hơn |
* Bài 2: – Tương tự như bài 1 |
|
Bài 3: – Nêu yêu cầu bài tập – HD HSghép cặp VD: Với chú chim đang đậu trên cây, ghép nó với con cá nó ngậm trong mỏ; với chú chim đang lao xuống bắt cá, ghép nó với con cá mà nó nhắm đến; với chú chim đang tranh cá, ghép nó với con cá nó đang giật từ cần câu. Có thể làm tương tự cho mèo với cá để xác định tính đúng sai cho câu c. – Sau khi ghép cho HS tìm ra câu đúng trong câu a và b – GV kết luận nhận xét |
– HS nêu – HS theo dõi – HS tiến hành ghép |
3.Củng cố, dặn dò – Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? – Về nhà em tự tìm các đồ vật rồi so sánh |
|
Tiết 2 |
|
1. Khởi động – Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài: |
– Hát – Lắng nghe |
2. Luyện tập Bài 1: – Nêu yêu cầu bài tập – Cho HS tự làm. – Sau đó GV gọi một số em đứng lên trả lời câu hỏi. – Cuối cùng, GV nhận xét đúng sai và hướng dẫn giải bằng cách ghép cặp lá dâu với tằm (nên ghép cặp lá dâu và tằm ở gần nhau). – Nhận xét, kết luận |
– HS nêu lại – Hs làm bài – HS nêu kết quả – HS nhận xét bạn |
Bài 2: – Nêu yêu cầu bài tập – Gv hướng dẫn học sinh đếm theo thứ tự số H1: thứ tự 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 H2: thứ tự 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1 – Gv nhận xét, kêt luận |
– Hs nhắc lại – HS đếm số – Nhận xét |
Bài 3: – Nêu yêu cầu bài tập – Hướng dẫn HS quan sát để nhận thấy tất các các con nhím đều có nấm mà vẫn còn 1 cây nấm không trên con nhím nào. – ? Vậy số nấm có nhiều hơn số nhím hay không – GV nhận xét kết luận |
– HS nêu – HS quan sát – HS đếm – Hs trả lời – HS nhận xét |
Bài 4: – Nêu yêu cầu bài tập – Yêu cầu HS quan sát tranh , chọn câu trả lời đúng. – GV yêu cầu Hs báo cáo kết quả – GV nhận xét bổ sung |
– HS nhắc lại yêu cầu – Quan sát tranh – HS làm việc theo nhóm: -Đếm các con vật có trong tranh rồi nêu kết quả |
5. So sánh số có hai chữ số:
I. MỤC TIÊU:
Học sinh sẽ học được nhiều kỹ năng mới trong bài học này, bao gồm:
Cách so sánh các số có hai chữ số một cách chính xác và nhanh chóng.
Khả năng xác định số lớn nhất và số bé nhất trong nhóm gồm ba số.
Tính tích cực, khám phá và học tập chăm chỉ là những kỹ năng được khuyến khích trong bài học này.
Học sinh sẽ được trang bị kỹ năng quan sát và trình bày kết quả quan sát bằng các hoạt động học tập thú vị.
Khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ có thể áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế một cách hiệu quả hơn.
Ngoài ra, giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng cộng tác, giao tiếp và tư duy sáng tạo. Qua đó, học sinh có thể học hỏi và trao đổi ý kiến với nhau để nâng cao hiệu quả học tập của mình.
I.I. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
-
Giáo án, tranh ảnh, phiếu học tập, bảng nhóm
2. Học sinh:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: Khởi động |
|
– Tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp các số từ 85 đến 100 – Nhận xét, chốt, chuyển – Giới thiệu bài học. YC HS đọc mục tiêu Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới – Yêu cầu HS quan sát tranh gv đính lên bảng – Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan mà nhận ra: 16: có 1 chục và 6 đơn vị. 19: có 1 chục và 9 đơn vị. 16 và 19 cùng có 1 chục, mà 6 < 9 nên 16 < 19 (đọc là 16 bé hơn 19) Chốt nội dung. – Giáo viên đưa ra 2 cặp số và yêu cầu học sinh tự đặt dấu < dấu > vào chỗ chấm 42 … 44 76 …. 71 *Giới thiệu 42 > 25 – Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan mà nhận ra: 42 có 4 chục và 2 đơn vị. 25 có 2 chục và 5 đơn vị. 42 và 25 có số chục khác nhau 4 chục lớn hơn 2 chục (40 > 20) Nên 42 > 25. Có thể cho học sinh tự giải thích (chẳng hạn 42 và 25 đều có 2 chục, 42 còn có thêm 2 chục và 2 đơn vị. Tức là có thêm 22 đơn vị, trong khi đó 25 chỉ có thêm 5 đơn vị, mà 22 > 5 nên 42 > 25) – Giáo viên đưa ra 2 số 24 và 28 để học sinh so sánh và tập diễn đạt: 24 và 28 đều có số chục giống nhau, mà 4 < 8 nên 24 < 28 – Vì 24 < 28 nên 28 > 24 Hoạt động 3: Thực hành luyện tập Bài 1: – Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài 1. – Đính tranh hướng dẫn học sinh so sánh (theo mẫu) – Cho HS làm vào bảng con từng tranh – HS cùng GV nhận xét, sửa bài. – Giáo viên yêu cầu học sinh nói lên cách so sánh từng tranh. Bài 2: – Cho hs đọc yêu cầu – Muốn tìm được số lớn nhất em cần làm gì? – Phát phiếu học tập yêu cầu HS làm phiếu bt . – GV nhận xét chốt. Bài 3: – Cho hs đọc yêu cầu bài 3 – Phát phiếu học tập yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lớn làm vào phiếu bt – GV nhận xét, chốt ý 24 > 19 56< 65 35<37 90 >89 68=68 71< 81 Bài 4: -Cho HS đọc yêu cầu bài – Gv đính các lọ theo hình trong sách. Hỏi: – Muốn tìm được số bé nhất ta cần làm gì ? – Muốn tìm được số lớn ta cần làm gì ? Trò chơi: Thi tiếp sức. Chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội 4 người. Luật chơi: Lần lượt các thành viên trong đội chạy lên chọn lọ có đáp án đúng. Đội nào làm nhanh và đúng hơn đội đó dành chiến thắng. – Tiến hành trò chơi. – Nhận xét, phát thưởng. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. – Yêu cầu học sinh đếm và so sánh số bạn nam và bạn nữ trong lớp . -Nhận xét – GV tổng kết bài học. – Nhận xét, dặn dò. |
– HS chơi nối tiếp nhau đọc các số từ 85 đến 100. Một bạn đọc trước số 85 rồi chỉ định một bạn khác nêu số tiếp theo, lần lượt như vậy đến hết số 100 – Nghe, viết mục bài vào vở – Quan sát tranh – Học sinh nhận biết 16 < 19 nên 19 > 16 – Học sinh điền dấu vào chỗ chấm, có thể giải thích – Học sinh quan sát tranh – Học sinh so sánh và nhận biết: 42 > 25 nên 25 < 42 – Học sinh đọc yêu cầu bài 1 – Lắng nghe – Cả lớp làm vào bảng con – HS diễn đạt cách so sánh từng tranh -1 Hs đọc yêu cầu bài 2 – Cá nhân HS trả lời: ta cần so sánh các số. -Cả lớp làm bài tập phiếu học tập. -1 Hs đọc yêu cầu bài 3 – Làm bài trên phiếu học tập – Trình bày kết quả và cùng nhau nhận xét. -1 HS đọc yêu cầu bài – HS trả lời: Ta cần so sánh các số. – Chơi theo đội. – Đếm và so sánh theo yêu cầu |