Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều mới nhất 2023

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều mới nhất 2023
Bạn đang xem: Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều mới nhất 2023 tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều mới nhất 2023 đã được phát hành với nhiều nội dung giảng dạy mới và bổ sung so với các phiên bản trước đó. Các học sinh sẽ được học cách đọc, viết và phát âm Tiếng Việt cơ bản thông qua các bài học thú vị và lôi cuốn. Với giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều mới nhất 2023, các em sẽ có một môi trường học tập thú vị và đầy đủ để phát triển toàn diện cả về kỹ năng ngôn ngữ và tinh thần học tập.

1. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài Em là học sinh:

Bài 1 (4 tiết)

EM LÀ HỌC SINH

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

Giới thiệu bản thân với thầy cô và bạn bè mới để tạo sự quen thuộc.

Khám phá các hoạt động học tập mới của học sinh lớp 1, bao gồm đọc sách, viết chữ, phát biểu ý kiến và hợp tác với bạn.

Hướng dẫn học sinh có tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng, đứng lên đọc bài hoặc phát biểu ý kiến đúng cách, cách cầm bút, tập viết các nét chữ cơ bản và giữ gìn sách, vở và đồ dùng học tập.

2. Năng lực:

Tăng cường năng lực tiếng Việt của học sinh.

Phát triển khả năng cộng tác và chia sẻ với bạn.

3. Phẩm chất:

Giúp học sinh yêu thích học hơn.

II. Chuẩn bị:

  • Bộ đồ dùng.

  • Tranh trong

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động học tập của Hs

Hỗ trợ của GV

A. Hoạt động giới thiệu (Tiết 1)

Gv giới thiệu về mình

Gv hướng dẫn hs tự giới thiệu về bản thân

GV cho HS chơi trò chơi tìm hiểu và nhớ tên nhau

Gv sắp xếp chỗ ngồi

Giới thiệu SGK, bộ đồ dùng dạy học, dặn dò (các khu vực trường, vệ sinh…)

Tiết 2

Hs lắng nghe

HS giới thiệu cá nhân- to trước lớp

HS tham gia trò chơi

Hs ghi nhớ

Hs thực hành, hs lắng nghe

B. Giới thiệu bài mở đầu

a) Kĩ thuật viết: Hướng dẫn cầm bút, dơ bảng, tư thế ngồi viết

Giới thiệu các nét cho hs

Nét thẳng đứng:

Nét thẳng ngang

Thẳng xiên trái

Thẳng xiên phải

Cong kín

O

Con hở phải,trái

C

Nét khuyết xuôi, nét khuyết ngược

Nét hất

GV hướng dẫn hs ghi các nét

Gv hướng dẫn hs viết vở

Hs lắng nghe

Hs chú ý và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên

HS viết bóng, viết bảng con

HS viết vở Luyện viết 1

Gv giới thiệu các nét phụ (nếu còn thời gian)

Nét chữ

Minh họa

1. Nét công trên

2.Nét cong dưới

3.Nét thắt

4.Nét râu

Tiết 3

b) Kĩ thuật đọc

HS nhìn hình 2: Em đọc. GV: Trong hình 2, Hai bạn nhỏ làm gì?

Sang học kì 2 học sinh sẽ có hai tiết đọc sách vì vậy hs cần cố gắng học thật tốt môn TV để có thể đọc sách và tìm hiểu nội dung hay trong sách

Hai bạn nhỏ làm nhóm đôi, cùng đọc sách, trao đổi sách

Hs lắng nghe

Gv hướng dẫn tư thế ngồi đọc

c) Hoạt động nhóm

Hướng dẫn hs nhìn hình 3 và trả lời câu hỏi ?

– Các bạn trong hình đang làm việc gì?

– Hoạt động nhóm giúp các em điều gì?

Gv hướng dẫn cách thảo luận nhóm, vai trò thảo luận nhóm.

Hướng dẫn hs thử thảo luận nhóm

Hs lắng nghe

– Hoạt động nhóm

– Hs trả lời

– Hs lắng nghe

Hs thực hành

d) Nói – phát biểu ý kiến

Hướng dẫn hs nhìn tranh 4 và trả lời câu hỏi:

– Các bạn nhỏ đang làm gì?

– Khi các bạn phát biểu ý kiến, tay, tư thế ngồi của các bạn như thế nào?

Gv hướng dẫn cách phát biểu

Hướng dẫn hs thực hành phát biểu

Phát biểu ý kiến

– Hs trả lời

– Hs trả lời

Hs trình bày

Hs thực hành phát biểu

e) Học với người thân

Hs quan sát tranh thứ 5 và hỏi hs đang làm gì?

Gv nêu ý nghĩa việc học ở nhà và cách chia sẻ với ba mẹ

f) Hoạt động trải nghiệm – đi tham quan

Hs quan sát tranh thứ 6 và hỏi hs đang làm gì?

Gv hướng dẫn các lưu ý khi đi tham quan – trải nghiệm

g) Đồ dùng học tập của học sinh

Giáo viên giới thiệu các đồ dung dạy học, hướng dẫn cách sử dụng, bảo vệ đồ dung dạy học.

GV giới thiệu các kí hiệu tổ chức hoạt động dạy học S: SGK B: Bảng V; Vở

Hs trình bày

Hs lắng nghe

Hs trả lời

Hs lắng nghe

Hs lắng nghe và ghi nhớ

HS thực hành

Tiết 4

h) Cùng học hát bài Chúng em là học sinh lớp 1

Gv giới thiệu bài hát

HS lắng nghe

HS cho hs nghe mẫu

Hướng dẫn hs hát từng câu

Hs lắng nghe

Hs hát

Trao đổi hs cảm nhận về bài hát

Cho hs hát lại bài hát

Hs trả lời

HS hát

C. Dặn dò

Gv nhận xét tiết dạy dặn do cho tiết sau

HS lắng nghe

Xem thêm: Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Chân trời sáng tạo

2. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài a và c:

Bài 1 a c

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

  • Nhận biết các âm và chữ cái a, c; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có mô hình “âm đầu+ âm chính” ca

  • Nhìn tranh hình minh họa, phát âm được âm a, c. Tự phát hiện được âm a, âm c, nhìn tranh đoán tiếng có âm a, c.

  • Tìm được âm a, c trong bộ chữ

  • Viết được âm a, c, ca

2. Năng lực:

  • Phát triển năng lực tiếng việt.

  • Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

3. Phẩm chất:

4. Chuẩn bị:

  • Bộ đồ dùng.

  • Tranh trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động học tập của Hs

Hỗ trợ của GV

A. Hoạt động giới thiệu

Gv giới thiệu cho học sinh sách giáo khoa, bộ đồ dùng môn TV,…

Gv giới thiệu bài học và ghi tên đề bài

Hs quan sát, ghi nhớ

Hs đọc lại tên đề bài

B. Chia sẻ

Gv đưa lên bảng hình cái Ca.

Hỏi Hs Đây là cái gì?

Cái ca

Gv chỉ tiếng ca

Gv nhận xét – kết luận

Hs đọc cá nhân, nhóm, tổ ca

C. Khám phá

Gv phân tích tiếng ca; tiếng ca gồm âm c, âm a. Âm nào đứng trước?

Hs trả lời: âm c đứng trước, âm a đứng sau.

Yêu cầu hs nhắc lại

Hs nhắc lại: cá nhân, nhóm, tổ

Gv hướng dẫn cách đánh vần: c – a -ca

Hs nhắc lại: cá nhân, nhóm, tổ

Gv củng cố, nhận xét.

Tiết 2

D. Luyện tập

Bài tập 3: Mở rộng vốn từ:

Gv yêu cầu học sinh làm việc nhóm, đọc to, đoán từ có âm a, đọc nhỏ tiếng không có âm a

Gv chiếu từng hình trên bảng

Gv chiếu từ kèm theo tranh

Gv cho Hs đọc lại từ vừa đọc

Bài tập 4: Tương tự mở rộng vốn từ các từ có âm c

Hs thảo luận

Hs đọc to hình- trả lời có vần a hay không

Hs đọc to

Hs đọc

Hs thực hành tương tự

Bài tập 5: Gv nêu yêu cầu

Hs lắng nghe

Gv giới thiệu âm a được viết các con chữ in thường và in hoa.

Gv cho hs chơi trò chơi- ai nhanh hơn để tìm nhanh bằng bảng gài.

Hs quan sát, đọc lại, ghi nhớ

Hs chơi trò chơi

Tiết 3

Gv cho hs đọc lại hai trang vừa học

Hs đọc âm, đánh vần tiếng, đọc trơn.

F. Tập viết

Gv giới thiệu bảng con và cách dùng bảng con

Hs quan sát, thực hành

Gv hướng dẫn quy trình viết chữ a

về độ cao, các nét- hướng dẫn hs viết bóng

Cho hs viết bảng con

Hs thực hành viết bóng

Hs viết bảng con

Gv hướng dẫn quy trình viết chữ c

về độ cao, các nét- hướng dẫn hs viết bóng

Hs thực hành viết bóng

Cho hs viết bảng con

Hs viết bảng con

Tương tự quy trình khi cho học sinh luyện viết chữ ca.

Hướng dẫn học sinh viết và nhận xét theo nhóm

Hs viết theo nhóm và nhận xét theo nhóm

3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết của mình

Hs trình bày – Cả lớp nhận xét

E. Củng cố, dặn dò

Gv củng cố đọc lại âm a, c, nhận xét tiết học

Hs lắng nghe

Xem thêm: Mẫu bìa giáo án, mẫu khung bìa giáo án file Word đẹp nhất

3. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài Cà cá:

Bài 2 Cà cá

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

  • Nhận biết các dấu huyền, sắc

  • Nhìn tranh hình minh họa, phát âm được các tiếng cà, cá. Tự phát hiện được dấu huyền, dấu sắc

  • Tìm được dấu huyền, sắc trong bộ chữ

  • Viết được tiếng cá, cà

2. Năng lực:

  • Phát triển năng lực tiếng việt.

  • Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

3. Phẩm chất:

4. Chuẩn bị:

  • Bộ đồ dùng.

  • Tranh trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động học tập của Hs

Hỗ trợ của GV

A. Hoạt động kiểm tra bài cũ và giới thiệu

Kiểm tra: c, a, ca

Gv giới thiệu bài học và ghi tên đề bài: cà, cá

Giới thiệu dấu sắc / (nét xiên phải) và dấu huyền(nét xiên trái)

Hs đọc, ghi

Hs đọc lại tên đề bài

Hs ghi nhớ

B. Chia sẻ

Gv đưa lên bảng hình cái Cà.

Hỏi Hs Đây là quả gì?

Quả cà

Gv chỉ tiếng cà

Gv nhận xét – kết luận

Tương tự với từ cá

Hs đọc cá nhân, nhóm, tổ

C. Khám phá

Gv phân tích tiếng cà; tiếng cà gồm âm gì? Có dấu gì.

Phân tích tiếng cà

Âm c, a

Dấu huyền

Hs trả lời: âm c đứng trước, âm a đứng sau dấu huyền trên đầu âm a.

Yêu cầu hs nhắc lại

Hs nhắc lại: cá nhân, nhóm, tổ

Gv hướng dẫn cách đánh vần: c – a –ca – huyền-cà

Hs nhắc lại: cá nhân, nhóm, tổ

Gv củng cố, nhận xét.

Tương tự khi phân tích tiếng cá.

D. Luyện tập

Bài tập 3:Mở rộng vốn từ:

Gv yêu cầu học sinh làm việc nhóm, đọc to, đoán từ có dấu huyền, đọc nhỏ tiếng không có dấu huyền.

Gv chiếu từng hình trên bảng

Gv chiếu từ kèm theo tranh

Gv cho Hs đọc lại từ vừa đọc

Bài tập 4: Tương tự mở rộng vốn từ các từ có dấu sắc

Hs thảo luận

Hs đọc to hình- trả lời có dấu huyền hay không

Hs đọc to

Hs đọc

Hs thực hành tương tự

Bài tập 5: Gv nêu yêu cầu

Hs lắng nghe

Hướng dẫn Hs dùng thước và bút chì thực hành nối tiếng với hình tương ứng

Gv yêu cầu hs đọc lại tiếng vừa học

Gv nhận xét

Hs thực hành

Hs đọc

Nhận xét

Tiết 2

Gv cho hs đọc lại hai trang vừa học

Hs đọc âm, đánh vần tiếng, đọc trơn.

F. Tập viết

Gv nêu lại quy trình dạy viết chữ c, a chữ ca

Gv viết mẫu chữ cà

Hs viết bảng con

Hs viết bóng – bảng con

Hướng dẫn hs nhận xét

Hs viết theo nhóm và nhận xét theo nhóm

3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết của mình

Luyện viết chữ cái tương tự luyện viết chữ cà

Hs trình bày – Cả lớp nhận xét

E. Củng cố, dặn dò

Gv củng cố đọc lại tiếng cà, cá nhận xét tiết học

Hs lắng nghe

Xem thêm: Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Kết nối tri thức

4. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài Hai con dê:

Bài 3 Hai con dê

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

  • Nhận biết được các nhân vật trong truyện

  • Kể lại theo tranh các phân đoạn của câu truyện một cách ngắn gọn

  • Hát và múa theo bài: Chúng em là học sinh lớp Một

2. Năng lực:

  • Phát triển năng lực tiếng việt đặc biệt khả năng sử dụng ngôn ngữ

  • Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

3. Phẩm chất:

4. Chuẩn bị:

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động học tập của Hs

Hỗ trợ của GV

A. Hoạt động giới thiệu

Gv giới thiệu bài học và ghi tên đề bài: Hai con dê

Giới thiệu các nhân vật trong truyện qua tranh ảnh

Gv giới thiệu bối cảnh câu truyện, tạo hứng thú cho học sinh.

Hs đọc theo

Hs nhắc và phân biệt các nhân vật

Hs ghi nhớ

B. Chia sẻ

Gv cho hs xem câu truyện/ nghe kể chuyện

Gv dựa vào các tranh kể lần 1

Gv dựa vào tranh kể lần 2- hỏi các câu hỏi theo từng tranh

Hs chú ý quan sát/ lắng nghe

Hs lắng nghe

Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi

Hướng dẫn, khuyến khích hs kể câu chuyện từng tranh dựa vào câu hỏi vừa trả lời

Gv nhận xét – tuyên dương

Hs kể cá nhân, nhóm, tổ

C. Tìm hiểu ý nghĩa câu truyện

Câu truyện khuyên con điều gì?

Thảo luận nhóm đôi, trình bày

E. Củng cố, dặn dò

GV nhận xét tiết học – Nếu có hs kể được ý chính toàn bộ câu truyện- tuyên dương

Hs lắng nghe

Xem thêm: Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

5. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài o, ô:

Bài 4 (2 tiết) o, ô

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

  • Nhận biết được chữ o, ô

  • Nhìn tranh hình minh họa, phát âm được o, ô, co, cô. Tự phát hiện được tiếng có chứa âm o, ô

  • Tìm được âm o, ô trong bộ đồ dùng.

  • Viết được tiếng o, ô, co, cô

2. Năng lực:

  • Phát triển năng lực tiếng việt.

  • Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

2. Phẩm chất:

3. Chuẩn bị:

  • Bộ đồ dùng.

  • Tranh trong

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động học tập của Hs

Hỗ trợ của GV

A. Hoạt động kiểm tra bài cũ và giới thiệu

Kiểm tra: cà, cá

Gv giới thiệu bài học và ghi tên đề bài: o, ô

Hs đọc, ghi

Hs đọc lại tên đề bài

B. Chia sẻ – khám phá

– Dạy âm o

Gv đưa lên bảng hình kéo (co) và hỏi hs đây là hoạt động gì?.

Vậy cô có tiếng co. Trong tiếng co có âm gì chúng ta đã được học?

Còn một âm chưa được học là âm o. Hôm nay chúng ta học âm o.

Vậy ai phát hiện chữ o giống hình dạng gì?

Hs phân tích tiếng co

Đánh vần tiếng co: cờ- o- co

Kéo (co)

âm c.

Cả lớp: cá nhân, nhóm, đồng thanh o

Quả bóng, quả trứng

c đứng trước, o đứng sau

Hs đánh vần: cá nhân, nhóm, tổ

Đọc trơn: co

Co

Gv nhận xét

– Tương tự với âm ô

C. Luyện tập

Bài tập 2:Mở rộng vốn từ tiếng có âm o

Gv yêu cầu học sinh làm việc nhóm, đọc to, đoán hình ảnh chứa từ có âm o đọc nhỏ tiếng không có âm o.

Gv nhận xét

Gv chiếu từng hình trên bảng

Gv chiếu từ kèm theo tranh, kèm chữ

Gv cho Hs đọc lại từ vừa đọc

Bài tập 4: Tương tự mở rộng vốn từ các từ có vần ô

Hs thảo luận- trình bày

Hs đọc to hình- trả lời âm o hay không

Hs đọc và chỉ âm o trong các từ

Hs thực hành tương tự

Bài tập 5: Gv nêu yêu cầu

Hs lắng nghe

Gv chiếu hình như trong SGK, yêu cầu hs khoanh tròn (lên bảng)- chơi trò chơi ai nhanh mắt, nhanh tay

Gv nhận xét

Hs thực hành

Hs chơi – chỉ vào và đọc to từ vừa tìm được

Nhận xét

Tiết 2

Gv cho hs đọc lại hai trang vừa học

Hs đọc âm, đánh vần tiếng, đọc trơn.

F. Tập viết

Gv giới thiệu chữ o, co, ô, cô (mẫu chữ)

Gv nêu quy trình dạy viết chữ o, ô chữ co, cô

Gv viết mẫu chữ o

Gv viết chữ co

Hs quan sát

Hs quan sát

Hs viết bóng – bảng con

Hs viết bóng – bảng con

Hướng dẫn hs nhận xét

Hs nhận xét theo nhóm;

3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết của mình

Luyện viết chữ cá tương tự luyện viết chữ cà

Tương tự dạy viết ô, cô

Gv giới thiệu chữ o, ô viết thường và viết hoa

Đưa liên tục các chữ, hs khoanh tròn chữ o, ô thường và viết hoa

Hs trình bày – Cả lớp nhận xét

Hs quan sát

Hs khoanh tròn

E. Củng cố, dặn dò

Gv củng cố đọc lại tiếng cà, cá nhận xét tiết học

Hs lắng nghe

Xem thêm: Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều mới

6. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài cỏ, cọ:

Bài 5 (2 tiết) Cỏ, cọ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

  • Nhận biết được dấu hỏi, nặng

  • Nhìn tranh hình minh họa, phát âm được cỏ, cọ Tự phát hiện được tiếng có chứa thanh hỏi, nặng

  • Tìm được thanh hỏi, ngã trong bộ đồ dùng.

  • Tập đọc tốt các từ trong bài.

  • Viết được tiếng cỏ, cọ, cổ cộ

2. Năng lực:

  • Phát triển năng lực tiếng việt.

  • Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

3. Phẩm chất:

II. Chuẩn bị:

  • Bộ đồ dùng.

  • Tranh trong

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động học tập của Hs

Hỗ trợ của GV

A. Hoạt động kiểm tra bài cũ và giới thiệu

Kiểm tra: o, ô

Gv giới thiệu bài học và ghi tên đề bài: cỏ, cộ

Hs đọc, ghi

Hs đọc lại tên đề bài

B. Chia sẻ – khám phá

– Dạy cỏ- giới thiệu thanh hỏi

Gv đưa lên bảng tiếng cỏ và hỏi hs đây là gì?.

Vậy cô có tiếng cỏ. Trong tiếng cỏ có âm gì chúng ta đã được học?

Còn một dấu thanh chưa được học là dấu hỏi. Hôm nay chúng ta làm quen với dấu thanh hỏi.

Hs tìm nhanh dấu hỏi trong bộ đồ dùng

Vậy ai phát hiện dấu hỏi giống hình dạng gì?

Hs phân tích tiếng cỏ

Đánh vần tiếng co: cờ- o- co- hỏi-cỏ

Cỏ

âm c, o.

Cả lớp: dấu hỏi

HS tìm

Móc, lưỡi câu…

c đứng trước, o đứng sau, dấu hỏi trên đầu âm o

Hs đánh vần: cá nhân, nhóm, tổ

Đọc trơn: cỏ

Cỏ

Gv nhận xét

– Tương tự với tiếng cọ – thanh nặng

C. Luyện tập

Bài tập 2:Mở rộng vốn từ tiếng thanh hỏi

Gv yêu cầu học sinh làm việc nhóm, đọc to, đoán hình ảnh chứa từ có thanh hỏi đọc nhỏ tiếng không có thanh hỏi/ hoặc vỗ tay to-nhỏ.

Gv nhận xét

Gv chiếu từng hình + từ trên bảng

Gv chiếu từ kèm theo tranh, kèm chữ

Gv cho Hs đọc lại từ vừa đọc

Bài tập 3: Tương tự mở rộng vốn từ các từ có thanh nặng

Hs thảo luận- trình bày

Hs đọc to hình- trả lời có thanh hỏi hay không

Hs đọc và chỉ thanh hỏi trong các từ

Hs thực hành tương tự

Bài tập 4: Tập đọc

Hs lắng nghe

Gv chiếu hình như trong SGK, yêu cầu hs luyện đọc các từ theo tanh- nhóm đôi

Hướng dẫn HS thi đọc giữa các nhóm

Gv hỏi hs về ý nghĩa các từ vừa đọc

Gv giải thích nghĩa các từ

Gv nhận xét

Hs thực hành – nhóm đôi

Hs đọc + Nhận xét nhóm bạn

Hs trả lời

Hs lắng nghe

Tiết 2

Gv cho hs đọc lại hai trang vừa học

Hs đọc âm, đánh vần tiếng, đọc trơn.

D. Tập viết

Gv giới thiệu chữ cỏ, cọ, cổ, cộ (mẫu chữ)

Gv nêu quy trình dạy viết chữ cỏ, cọ, cổ, cộ

Lưu ý vị trí thanh hỏi, nặng

Gv viết chữ cỏ

Gv viết mẫu cọ

Gv viết mẫu cổ

Gv viết mẫu cộ

Hs quan sát

Hs quan sát

Hs chú ý

Hs viết bóng – bảng con – đọc to

Hs viết bóng – bảng con – đọc to

Hs viết bóng – bảng con – đọc to

Hs viết bóng – bảng con – đọc to

Hướng dẫn hs nhận xét

Hs nhận xét theo nhóm;

3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết của mình

Giáo viên giải thích: cộ

Hs trình bày – Cả lớp nhận xét

Hs lắng nghe

E. Củng cố, dặn dò

Gv củng cố đọc lại cỏ, cọ và yêu cầu hs đọc lại bài tập đọc nhận xét tiết học

Hs lắng nghe

Tập Viết sau bài 1

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

  • Tô đúng c chữ a, c và tiếng ca- chữ viết thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện Viết 1, tập một.

2. Năng lực:

3. Phẩm chất:

II. Chuẩn bị:

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động học tập của Hs

Hỗ trợ của GV

A. Hoạt động giới thiệu

Kiểm tra: o, ô

Gv giới thiệu bài học và ghi tên đề bài: Tập Viết a, c, ca

Hs lắng nghe

Hs đọc lại tên đề bài

B. Chia sẻ – khám phá

– Dạy cỏ- giới thiệu thanh hỏi

Gv đưa lên bảng tiếng cỏ và hỏi hs đây là chữ gì?.

Vậy cô viết mẫu chữ c trên bảng.

Chữ c: cao 2 li, rộng 1,5 li, chỉ gồm 1 nét (nét công hở trái)

Cách viết: Đặt bút dưới dòng kẻ thứ 3 viết nét cong trái, đến dòng kẻ thứ 2 thì dừng lại.

Hs chú ý lắng nghe.

Hs viết chữ c viết bóng

Chữ a: cao 2 li, rộng 1,5 li, gồm nét nào?

Nét cong kín và nét móc ngược

Gv hướng dẫn hs viết: Đặt bút dưới DK 3 viết nét cong kín, từ điểm cuối nét 1, lia bút lên DK3 viết nét moc ngược sát nét cong kín, đến ĐK 2 thì dừng lại.

Tiếng ca: viết chữ c trước, chữ a sau. Chú ý lia bút từ chữ c qua chữ a

Hs lắng nghe và thực hành viết chữ a- bóng

Hs chú ý

C. Luyện tập

Gv hướng dẫn, dặn dò học sinh mở vở TV tô và viết

Chú ý tác phong ngồi

Hs tô và viết vào vở

Hs lưu ý

E. Củng cố, dặn dò

Gv củng cố a, c, ca yêu cầu hs đọc lại bài, nhận xét tiết học

Hs lắng nghe

Xem thêm: Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

7. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài an – at:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

LỚP 1: TIẾNG VIỆT

Bài 55: an – at

Thời lượng: 2 tiết

(Tiếng Việt lớp 1 tập 1 trang 102, 103 sách Cánh Diều)

I. Mục tiêu: Bài học giúp học sinh hình thành các phẩm chất và năng lực sau:

1. Phẩm chất chủ yếu:

– Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (bước đầu biết cảm nhận về vẻ đẹp của giàn mướp, từ đó hình thành tình cảm với thiên nhiên.)

2. Năng lực chung:

– Kiên nhẫn, biết quan sát, trình bày đẹp bài tập viết.

– Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp.

3. Năng lực đặc thù:

+ Đọc:

– Nhận biết vần an, at; đánh vần,đọc đúng tiếng có vần an, at.

– Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần an, vần at.

– Đọc đúng vần an, at, tiếng từ có vần an, at. Đọc đúng và rõ ràng bài Tập đọc Giàn mướp. Tốc độ đọc tốc độ vừa phải: 40 tiếng/ 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu. Bước đầu biết đọc thầm. Đọc được các tiếng khó (bướm, giàn mướp, khe khẽ ).

+ Viết đúng chữ viết thường.: an, at, bàn, nhà hát. Biết ngồi viết đúng tư thế.

+ Nói: Nói rõ ràng các ý tưởng, ý kiến thảo luận các câu hỏi trong nội dung bài học.

– Hiểu bài tập đọc Giàn mướp.

4. Phương pháp và phương tiện dạy học:

Phương pháp dạy học chính:

– Đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc tổ, đọc cả lớp, thi đua.

– Tổ chức hát thư giãn.

Phương tiện dạy học:

– Máy tính có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

– Tranh, Video được quay sẵn về giàn mướp.

– Tranh ảnh về nhà hát, thợ hàn, màn, con ngan, cái bát, hạt đỗ, quả nhãn.

2. Học sinh:

– Bộ đồ dùng.

– Vở bài tập Tiếng việt,tập 1.

3. Các hoạt động học:

Tiết 1

Hoạt động tổ chức, hướng dẫn của GV

Hoạt động học tập của HS

Hoạt động 1: Khởi động: 5 phút

– Mục tiêu : Nhận biết vần an, at; đánh vần,đọc đúng tiếng có vần an, at. Nói rõ ràng ý kiến bản thân về sự khác nhau của vần an và vần at.

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc cá nhân, tổ , cả lớp-Hôm nay các em sẽ được học hai vần mới. Bạn nào đọc được hai vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ a và n. Mời HS đọc.

(Sử dụng đồ dùng che từng âm a, n rồi nhập lại = an.

+ GV chỉ từng chữ a và n. Mời HS đọc.

(Sử dụng đồ dùng che từng âm a, t rồi nhập lại = at.

+ GV chỉ vào từng chữ, mời cả lớp đọc.

– Bạn nào phân tích, đánh vần được 2 vần mới này?

– GV: Hãy so sánh vần an và vần at khác nhau chỗ nào?

– GV chỉ vào mô hình từng vần, mời HS đánh vần, đọc trơn:

at an

at an

– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài

– Chúng ta vừa học được học 2 vần mới nào?

– Các em có muốn biết được trong bài học hôm nay, những tiếng gì có vần mới học không, chúng ta cùng tìm hiểu qua hoạt động tiếp theo nhé?
– an, at

– 2 HS đọc: a – n – an

-2 HS đọc: a – t – at

– Cả lớp đọc: an, at

– 1 HS: Vần an âm a đứng trước, âm n đứng sau. -> a – n – an

– 1 HS: Vần at âm a đứng trước, âm t đứng sau. -> a – t – at

– 1 HS: 2 vần khác nhau là:

+ Vần an có âm a đứng trước, âm n đứng sau.

+ Vần at có âm a đứng trước, âm t đứng sau.

– HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp:

->a – nờ – an / an

->a – tờ – at / at

HS nhận xét chỉnh sửa bài

– Cả lớp nói: vần an, vần at

– Có ạ!

Sản phẩm đánh giá kết quả: Học sinh đọc đúng tiếng có vần an, at. Nói được được rõ ràng về sự khác nhau giữ vần an và vần at. Thái độ vui vẻ, tươi cười, chờ đón, hợp tác.

Hoạt động 2: Khám phá (BT 1: Làm quen): 15 phút

– Mục tiêu: Nhìn chữ, đọc đúng tiếng từ mới có vần an, vần at.

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc cá nhân, đọc nhóm, cả lớp; hộp đồ dùng.

2.1. Dạy từ khóa: bàn: 8 phút

– GV chỉ vào cái bàn, hỏi: Đây là cái gì?

– GV giải thích: Cái bàn dùng để ngồi học, làm việc hoặc ăn cơm.

– GV: tiếng mới hôm nay ta học là tiếng: bàn.

– Trong tiếng bàn, vần nào là vần chúng ta đã học? Và tiếng bàn có thanh gì?

– Bạn nào phân tích, đánh vần, đọc trơn được tiếng bàn?

– GV chỉ vào mô hình tiếng bàn, mời HS đánh vần, đọc trơn:

b

bàn

àn

-Y/c HS ghép vần an và tiếng bàn

– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài

– 1 HS trả lời: cái bàn

– 1 HS nhắc lại: bàn

– 1 HSTL: vần đã học: an , thanh huyền.

– 1 HS: tiếng bàn có âm b (bờ) đứng trước, vần an đứng sau, dấu huyền đặt trên âm a -> bờ – an – ban- huyền- bàn/ bàn.

– HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp:

->bờ – an – ban – huyền – bàn/ bàn

– HS ghép: an, bàn

– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

2.2. Dạy từ khóa : nhà hát: 7 phút

– GV chỉ vào tranh hình nhà hát, hỏi: Trong vẽ gì?

– GV: Nhà hát là nhà được xây dựng lớn chuyên dùng làm nơi trình diễn các tiết mục nghệ thuật sân khấu cho mọi người xem: như nhà hát thành phố, nhà hát cải lương, nhà hát kịch trung ương

– GV: từ mới hôm nay ta học là từ: nhà hát.

– Trong từ nhà hát, tiếng nào là tiếng chúng ta đã học?

– Bạn nào phân tích, đánh vần, đọc trơn được tiếng hát?

– GV chỉ vào tiếng hát, y/c cả lớp đọc :

– GV chỉ vào mô hình từ nhà hát, mời HS phân tích, đọc trơn:

nhà

nhà hát hát

– Y/c HS ghép vần at và từ nhà hát

– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài

– Chúng ta vừa học được học 2 tiếng mới nào?

– Bạn nào đọc lại được 2 tiếng mới này?

– Chúng ta vừa học được học từ mới nào?

– Bạn nào đọc lại được từ mới này?

– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài

– 1 HS trả lời: nhà hát

– 1 HS nhắc lại: nhà hát.

– 1 HSTL: Tiếng đã học là tiếng nhà.

– 1 HS: tiếng hát có âm h (hờ) đứng trước, vần at đứng sau, dấu sắc đặt trên âm a -> hờ – at – hát- sắc- hát/ hát.

– HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp:

– 1 HS từ nhà hát có tiếng nhà đứng trước, tiếng hát đứng sau.

-> nhà hát

– HS ghép: at, nhà hát

-Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

– 1 HS nói: tiếng bàn, tiếng hát.

– HS: bờ – an – ban – huyền – bàn/ bàn; hờ – at – hat – sắc – hát/ hát

– nhà hát

– 1 HS đọc: nhà hát

– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

Sản phẩm đánh giá kết quả: Học sinh phân tích, đọc đúng tiếng từ mới. Thái độ vui vẻ, tươi cười, chờ đón, hợp tác, chia sẻ.

Hoạt động 3: Luyện tập (BT 2): 15 phút

– Mục tiêu:

+ Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần an, vần at.

+ Viết đúng chữ viết thường.: an, at, bàn, nhà hát. Biết ngồi viết đúng tư thế.

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp, quan sát.

3.1. Mở rộng vốn từ: (BT 2): 5 phút

– GV chiếu nội dung BT 2 lên màng hình;

– Quan sát 6 bức tranh trên bảng, hãy nêu tiếng thích hợp với mỗi tranh?

– GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình không theo thứ tự, mời 1 HS đọc; mời cả lớp đọc.

– GV: BT 2 y/c: Hãy tích những tiếng có vần an, vần at. Cô mời cả lớp hãy mở VBT Tiếng Việt hoàn thành BT 2.

– Mời 1 HS nói kết quả đúng.

– Cùng với HS nhận xét bài làm.

– HS quan sát

– HS trả lời: nhãn, thợ hàn, bát, hạt đỗ, màn, ngan

– 1 HS đọc.

– Cả lớp cùng đọc: nhãn, thợ hàn, bát, hạt đỗ, màn, ngan

– Cả lớp mở vở,làm bài cá nhân vào VBT.

– 1 HS nói: nhãn, hàn, bát, hạt , màn, ngan

– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

3.2. Tập viết (bảng con- BT 4): 10 phút

– GV giới thiệu chữ mẫu: an, at, bàn, nhà hát, mời 1 HS đọc.

– GV vừa viết mẫu, vừa giới thiệu chữ mẫu

an, at, bàn, nhà hát

– Y/c HS viết chữ vào bảng con.

– Mời 3HS lên trước lớp, giơ bảng cho cả lớp nhận xét.

– Cùng với HS nhận xét bài làm.

– 1 HS đọc: an, at, bàn, nhà hát

– Chú ý, quan sát

– Cả lớp viết bài vào bảng con.

– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

Sản phẩm đánh giá kết quả: Học sinh ngồi đúng tư thế viết đúng đẹp các chữ an, at, bàn, nhà hát. Kiên nhẫn, biết quan sát, trình bày đẹp bài tập viết.

Nghỉ hết tiết 1: Y/c HS cất bảng con. Vừa hát bài : Cả nhà thương nhau vừa nhún theo điệu nhạc. (5 phút)

TIẾT 2

Hoạt động 4: Tập đọc (BT 3)

– Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng, tốc độ vừa phải bài Tập đọc Giàn mướp. Tốc độ đọc khoảng 40 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu. Bước đầu biết đọc thầm. Đọc được các tiếng khó (bướm, giàn mướp, khe khẽ).

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm, thi đua.4.1. Giới thiệu bài: 3 phút

– GV chiếu bài tập đọc lên màng hình, chỉ tên bài: Bạn nào biết bài tập đọc có tên là gì?

– GV chỉ vào tên bài, mời cả lớp đọc:

– GV: Trong tên bài, tiếng nào có vần an?

– GV chiếu lên màng hình video được quay sẵn về giàn mướp.

– GV: Em quan sát video, em nhìn thấy những gì?

– GV: Bài tập đọc này nói về giàn mướp của bạn Hà.

– GV : sau đây mời các em luyện đọc bài tập đọc Giàn mướp để biết thêm về giàn mướp của bạn Hà nhé.

– 1 HS trả lời: Giàn mướp

– Cả lớp đọc: Giàn mướp

– 1 HS: Tiếng Giàn có vần an

– Quan sát, theo dõi.

– 1 HS: Giàn mướp có nhiều nụ hoa và quả. Có nhiều con bướm bay xung quanh giàn mướp.
4.2: Hướng dẫn HS luyện đọc: 25 phút

a) HS nghe GV đọc mẫu toàn bài

Yêu cầu HS để ý chỗ ngắt hơi ở chỗ kết thúc một câu.

Giàn mướp nhà Hà vừa ra nụ đã thơm mát// Lắm hôm/ Hà vừa đếm nụ hoa vừa khe khẽ hát cho giàn mướp nghe // Có cả đàn bướm về tụ họp // Có lẽ nhờ thế mà mùa hè năm đó// giàn mướp sớm ra quả//

Theo dõi, theo từng dòng thơ và chú ý cách nghỉ hơi.

b)Tổ chức cho HS đọc tiếng, từ ngữ:

– Yêu cầu HS đọc các từ khó đọc hoặc dễ phát âm sai do phát âm tiếng địa phương trên slide đã in đậm các từ ngữ khó:

MN: bướm, giàn mướp, khe khẽ, sớm

MB: ra, nụ, lắm, lẽ, năm,

– GV: chiếu lên màng hình tranh giàn mướp, giải nghĩa từ giàn mướp (vật gồm nhiều thanh tre, nứa đan hay ghép lại với nhau, thường đặt nằm ngang trên cao, dùng cho cây leo

– Chỉ bảng, cho HS đọc các từ ngữ. Lưu ý, chỉ bất kì không theo thứ tự. Nếu từ nào HS không đọc được thì yêu cầu HS đánh vần rồi đọc trơn.

– Nhiều HS đọc to trước lớp mỗi em đọc một tiếng, bạn này đọc xong mời bạn khác.

– Theo dõi, quan sát

– HS đọc cá nhân, đồng thanh từng dòng thơ.

c)Tổ chức cho HS đọc từng câu

– GV: Bài có mấy câu?

– Tổ chức cho HS cả lớp đọc nối tiếp câu.

– Cùng với HS nhận xét bạn đọc bài.

d) Tổ chức HS đọc cả bài

– Tổ chức cho HS đọc trong nhóm 2 HS.

– GV theo dõi , hỗ trợ những nhóm đọc chưa tốt.

– Tổ chức cho HS thi đọc đúng , một lượt 2HS/nhóm.

– Hỏi:

+ Nhóm nào đọc đúng, không vấp, rõ ràng?

+ Thế nào là đọc tốt?

– GDHS: Đọc đúng, đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải, biết ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, dấu chấm.

-1 HSTL: bài có 4 câu.

– 4 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi bạn 1 câu trong bài; luân phiên nhau đến hết bài.

Chú ý: Bạn đầu tiên đọc cả tên bài.

– 2 HS cùng bàn đọc bài với nhau.

– Các nhóm lần lượt xung phong đọc.

4 cặp HS bất kì thi đua đọc với nhau. Các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bạn đọc.

– HS trả lời:

+ Nhóm đọc đúng, không vấp, rõ ràng là…

+ Đọc tốt là đọc to, rõ ràng, không vấp, không quá chậm, không quá nhanh, biết ngắt dòng…

– 2 HS đọc bài.

Sản phẩm đánh giá kết quả: HS đọc đúng các từ ngữ trong bài , đọc đúng các câu, ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc đúng cả bài tập đọc.

Hoạt động 5: Tìm hiểu bài đọc: 5 phút

– Mục tiêu: Hiểu và trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài.

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc thầm, đọc cá nhân. Hỏi đáp.-GV: Bài tập Y/c: Hãy khoanh tròn vào ý đúng?

– Hãy đọc thầm bài tập đọc giàn mướp và làm bài tập vào VBT Tiếng Việt, tập 1

– Tổ chức cho HS trình bày đáp án đúng.

– GV: Bài đọc cho em biết điều gì?

– GV nhận xét, chốt ý. GDHS: Chúng ta quan tâm, dành tình cảm đến những cảnh vật xung quanh mình là góp phần bảo vệ thiên nhiên môi trường.

– HS thực hiện cá nhân. Khoanh vào ý đúng:

a) Giàn mướp thơm ngát.

b) Hà khẽ hát cho giàn mướp nghe.

-1 HS đọc đáp án đúng. Cả lớp đọc đồng thanh: Giàn mướp thơm ngát.- Hà khẽ hát cho giàn mướp nghe.

– HS trả lời: Giàn mướp rất thơm, bạn Hà rất thích và thường hát cho giàn mướp nghe, nên giàn mướp sớm ra quả.

Sản phẩm đánh giá kết quả: HS hiểu được Hà rất yêu thích giàn mướp, thường hát cho giàn mướp nghe nên giàn mướp sớm ra quả.

Hoạt động 6. Tổng kết giờ học: 3’

Giáo viên cùng học sinh nhận xét về giờ học.

+ Ưu điểm, nhược điểm (nếu có)

+ Dặn dò: Dặn học sinh về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài 56: Sói và Sóc

Xem thêm: Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều mới nhất năm 2023

8. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều b bễ:

I. Phát triển

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ – Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều

– Nhận biết âm và chữ cái b; nhận biết thanh ngã và dấu ngã ( ); đánh vần, đọc đúng tiếng có chữ b và tiếng có dấu ngã (mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính

+ thanh”): bê, bễ.

– Nhìn hình, phát âm, tự phát hiện được tiếng có âm b, có thanh ngã.

– Đọc đúng bài Tập đọc Ở bờ đê.

– Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng và chữ số: b, bễ, số 2, số 3.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

– Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi

– Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.

– Tranh, ảnh, mẫu vật.

– VBT Tiếng Việt 1, tập một.

– Bảng cài.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

– Trò chơi “Hái táo”, xếp vào giỏ “ê”, giỏ “l”: dê, đê, dế, lá, le le, lọ.

– Đọc các từ vừa học ở bài Tập đọc (tr.23, SGK Tiếng Việt 1, tập một).

B. DẠY BÀI MỚI

1. GV (chỉ bảng) giới thiệu bài:

– Hôm nay, các em sẽ học 1 âm và chữ cái mới: âm b và chữ b.

GV chỉ chữ b trên bảng lớp, nói: b (bờ). HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: b.

– Các em cũng học thêm 1 thanh và dấu thanh mới: thanh ngã và dấu ngã ( ). GV chỉ chữ bễ, nói: bễ. HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bễ.

2. Chia sẻ và khám phá (BT1: Làm quen)

2.1. Âm b và chữ b

– GV chỉ hình con bê trên màn hình / bảng lớp, hỏi: Đây là con gì? (Con bê).

– GV viết bảng: bê. Cả lớp đọc: bê.

– Phân tích tiếng bê:

+ GV: Trong tiếng bê, có 1 âm các em đã học. Đó là âm nào? HS: âm ê.

+ GV: Ai có thể phân tích tiếng bê? 1 HS: Tiếng bê gồm có 2 âm: âm b đứng trước, âm ê đứng sau.

+ HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bê.

– Đánh vần tiếng bê.

+ GV đưa mô hình tiếng bê, HS (cá nhân, tổ, lớp đánh vần, đọc trơn): bờ – ê – bê / bê.

+ GV và HS cả lớp vừa nói vừa thể hiện bằng động tác tay:

* Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bê.

* Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bờ.

* Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ê.

* Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bê.

– GV giới thiệu chữ b in thường, chữ b viết thường và chữ B in hoa ở tr. 24, 25.

2.2. Tiếng bễ

– GV chỉ hình cái bễ (lò rèn) trên màn hình / bảng lớp: Đây là cái bễ ở lò rèn. Bễ dùng để thổi lửa cho lửa to hơn, mạnh hơn. GV chỉ tiếng bễ: Đây là tiếng bễ.

– GV viết bảng: bễ. Cả lớp đọc: bễ.

– Phân tích tiếng bễ:

+ GV: Ai có thể phân tích tiếng bễ? 1 HS: Tiếng bễ gồm có 2 âm: âm b đứng

trước, âm ê đứng sau, dấu ngã đặt trên âm ê à 1 số HS nhắc lại.

+ GV: Tiếng bễ khác tiếng bê ở điểm nào? (HS: Tiếng bễ có thêm dấu). GV: Đó là dấu ngã; đặt trên chữ ê. GV giới thiệu dấu ngã. GV đọc: bễ. Cả lớp: bễ.

– Đánh vần tiếng bễ.

+ GV đưa lên bảng mô hình tiếng bễ. GV cùng HS đánh vần nhanh (bê – ngã – bễ), thể hiện bằng động tác tay:

* Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bễ.

* Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bê.

* Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ngã.

* Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bễ.

+ GV hướng dẫn HS gộp 2 bước đánh vần: HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần, đọc trơn:

bờ – ê – bê – ngã – bễ / bễ (không chập tay).

2.3. Củng cố:

– HS nói lại chữ và dấu thanh, tiếng mới học là chữ b, dấu ngã, tiếng bễ.

– HS ghép chữ trên bảng cài: bê, bễ. GV mời 3 HS đứng trước lớp, giơ bảng cài để các bạn nhận xét.

9. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều: g, h

Bài: g, h

A. Mục đích, yêu cầu:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

– Nhận biết các âm và chữ cái g, h; cách đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có g, h với mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: ga, hồ.

– Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm g, âm h.

– Đọc đúng bài Tập đọc Bé Hà, Bé Lê.

– Viết đúng trên bảng con các chữ g, h và các tiếng ga, hồ.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

– Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.

– Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày bài tập viết.

B. Đồ dùng dạy – học:

– Giáo viên: + Tranh ga (nhà ga), hồ, tranh bài tập đọc

+ Nội dung bài tập đọc Bé Hà, bé Lê

– Học sinh: + Sgk, Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con

C. Hoạt động dạy và học:

Tiết 1

I. Bài cũ: Lần lượt 3 học sinh đọc lại bài Ở bờ đê

– Lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc

II. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: âm và chữ cái g, h

– GV chỉ chữ g, nói: (gờ) – HS (cả lớp, cá nhân): gờ (Làm tương tự với h)

– GV giới thiệu chữ G, H in hoa

2. Chia sẻ, khám phá (BT 1: Làm quen)

2.1. Âm g và chữ g

– GV chỉ vào hình ảnh nhà ga:

? Đây là cái gì? (Nhà ga)

– GV viết chữ g, chữ a. HS nhận biết: g, a = ga. Cả lớp: ga. GV giải nghĩa: ga/ nhà ga là bến đỗ, nơi xuất phát của các đoàn tàu.

– Phân tích tiếng ga: có 2 âm, âm g đứng trước, âm a đứng sau.

– GV giới thiệu mô hình tiếng ga. GV cùng HS đánh vần ga – gờ – a – ga (thể hiện bằng động tác tay 1 lần)

– HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, tổ, lớp): gờ – a – ga/ ga

2.2. Âm h và chữ h (thực hiện như âm g và chữ g). HS nhận biết: hờ – ô – dấu huyền = hồ

– Phân tích tiếng hồ. Đánh vần: hờ – ô – hô – huyền – hồ/ hồ.

2.3. Củng cố: HS nói lại 2 chữ/ 2 tiếng mới học

– HS ghép bảng cài chữ: ga, hồ

3. Luyện tập:

3.1. Mở rộng vốn từ

Bài tập 2: Tiếng nào có âm g? Tiếng nào có âm h?

GV yêu cầu: Chỉ từng hình theo thứ tự cho cá nhân – lớp nói tên từng sự vật: hổ, gấu, hoa hồng, hành, gừng, gà.

– Từng cặp HS làm bài; báo cáo kết quả: HS1 chỉ các hình trên bảng lớp, nói các tiếng có âm g (gấu, gừng, gà), HS2 nói các tiếng có âm h (hổ, hoa hồng, hành)

– GV chỉ từng hình, cả lớp: Tiếng hổ có âm h, tiếng gấu có âm g, …

– Cho HS nói thêm tiếng có âm g, có âm h

3.2. Tập đọc (Bài tập 3):

– GV chỉ hình minh họa bài Bé Hà, bé Lê giới thiệu bài: Bài có bốn nhân vật: Hà, bà, bé Lê, ba của Hà.

GV xác định lời nhân vật trong từng tranh: Tranh 1 là lời Hà. Tranh 2: câu 1 lời bà, câu 2 lời Hà. Tranh 3 lời của Hà. Tranh 4: Lời ba Hà.

– GV đọc mẫu từng lời, kết hợp giới thiệu từng tình huống.

– Luyện đọc từ ngữ:

HS (cá nhân, lớp) nhìn bài trên bảng, đọc các từ ngữ (đã gạch chân) theo thước chỉ của GV: Hà ho, bà bế, cả Hà, cả bé Lê.

Tiết 2

– Luyện đọc từng câu, từng lời dưới tranh

+ GV : Bài đọc có 4 tranh và lời dưới 4 tranh

+ GV chỉ từ dưới hình(1). HS(cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp) đọc trơn: Hà ho, bà ạ

+ GV chỉ từ dưới hình(2). HS (cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp) đọc trơn: Để bà bế bé Lê đã

+ GV chỉ từ dưới hình(3). HS đọc: A, ba! Ba bế Hà!

+GV chỉ từ dưới hình(4). HS đọc: Ba bế cả Hà, cả bé Lê. GV: Hình ảnh của ba bế hai chị em Hà.

+ GV chỉ theo tranh cho HS đọc lại( nối tiếp cá nhân/ từng cặp).

– Thi đọc cả bài.

+ Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi

+ HS (cá nhân, nhóm, tổ) thi đọc bài.

+ Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

– Tìm hiểu bài đọc:

+GV: Qua bài đọc, em hiểu được điều gì?

+HS: Hà rất thích được bà và ba bế./ Hà rất yêu bà và ba./ Mọi người trong gia đình Hà rất quan tâm, yêu quý nhau./…

* Cả lớp nhìn SGK đọc lại các từ ở trong 2 trang sách vừa học.

3.3.Tập viết (Bảng con- BT4)

GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS viết.

– Viết g, h:

+Chữ g: Cao 5 li gồm 2 nét: nét cong kín như chữ o, thêm một nét khuyết dưới bên phải.

+ Chữ h: Cao 5 li gồm 2 nét, nét khuyết trên và nét móc hai đầu.

+ HS viết bảng con g, h. HS giơ bảng, GV nhận xét.

– Viết ga, hồ:

+ HS đọc ga và nói chữ nào viết trước, chữ nào viết sau . Đọc hồ và nói cách viết tiếng hồ.

+ GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn HS cách viết.

+ HS viết bảng con ga, hồ (2 lần)

4. Củng cố, dặn dò:

– Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. Dặn học sinh đọc lại bài ở nhà cho người thaanh nghe. Xem trước bài 13, chuẩn bị cho bài sau.

– Khuyến khích các em tập viết trên bảng con.