Gió Tín Phong, gió mùa và gió địa phương tạo nên thời tiết khác nhau cho từng thời điểm và vùng miền. Vậy Gió địa phương là gì? Các loại gió địa phương ở Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về gió địa phương trong bài viết sau đây nhé!
1. Gió địa phương là gì?
Gió địa phương là các loại gió thường thổi theo một khoảng thời gian cụ thể trong ngày hoặc trong năm ở một khu vực nhỏ. Loại gió này khi tới một khu vực cụ thể sẽ chịu tác động của địa hình nên có các đặc điểm
Gió địa phương có thể thuộc nhiều tính chất khác nhau, bao gồm nóng, lạnh, đầy tuyết, dày đặc bụi, thích hợp với đặc trưng của địa phương. Ví dụ như Loo là một loại gió cục bộ nóng và khô của vùng đồng bằng phía bắc Ấn Độ. Các loại gió địa phương chủ yếu khác bao gồm Mistral, Foehn, Bora, v.v.
2. Nguyên nhân sinh ra gió địa phương là do đâu?
Nguyên nhân sinh ra gió là vì nhiệt độ hai vùng không đồng đều. Sau đây là một vài ví dụ về hệ thống nhiệt độ không đều xung quanh chúng ta khiến tạo ra gió:
– Sự nóng không đều giữa đất liền và biển
Nước biển nóng lên lâu hơn so với trong đất liền. Khi nhiệt độ của mặt đất nóng lên, không khí ở trên mặt đất bị làm nóng bằng cách dẫn điện. Mật độ của không khí nóng nhỏ hơn
Vào đêm, đất lạnh đi nhanh hơn, điều này tạo ra sự chênh nhiệt độ giữa nhiệt độ trên đất liền và biển lớn. Do sự chênh lệch nhiệt độ này, một lần nữa, một sự suy giảm áp suất được tạo ra, tạo ra gió trên đất liền.
– Sự nóng không đồng đều giữa xích đạo và cực
Nguyên nhân sinh ra gió nhiệt đới là vì vùng xích đạo và vùng nhiệt đới (cận xích đạo) thu được bức xạ cao từ mặt trời; vì vậy chúng trở nên nóng hơn ở vùng cực.
Không khí xung quanh vùng này nóng lên và bốc lên tạo ra chân không. Không khí mát hơn từ 2 cực thổi vào lấp đầy chân không. Gió không thổi theo hướng bắc nam do sự đổi hướng là vì trái đất chuyển động.
3. Các loại gió địa phương ở Việt Nam:
Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc do đó có gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm và cũng bị tác động bởi gió mùa. Ngoài hai loại gió chính trên ra thì có các loại gió địa phương hoạt động. Gió địa phương ở Việt Nam chủ yếu là gió bấc, gió Lào và gió nồm:
– Gió Bấc: hay thường gọi là gió Bắc và thực chất là gió mùa Đông Bắc được người dân địa phương gọi là gió Bấc. Gió Bấc chủ yếu thổi vào mùa đông, mang tính chất khô, lạnh, tạo ra mùa đông ở miền bắc nước ta. Loại gió này chủ yếu được thổi từ khu vực Áp cao Xiabia vào miền Bắc nước ta.
– Gió Lào (Phơn): Gió Lào hay còn gọi là gió phơn Tây Nam, chủ yếu thổi vào khoảng đầu mùa hạ, hoạt động ở khu vực Bắc Trung Bộ. Gió phơn được hình thành bởi tính chất biến tính, hướng gió thổi qua vùng đồi núi cao nên mang tính chất khô, gây ra nắng nóng ở khu vực Bắc Trung Bộ nước ta. Càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp khiến cho hơi nước trong gió bị ngưng tụ gây mưa. Sau khi vượt qua đỉnh núi thì tính chất gió không còn hơi ẩm mà khả năng hấp thụ nhiệt độ nhanh chóng và mạnh gây
– Gió Nồm: Gió nồm hay còn gọi là gió Nam hoạt động ở vùng Bắc Bộ nước ta có tính chất nóng ẩm, mang lại nhiều mưa. Gió nồm được thổi từ hướng Nam, Đông Nam vào miền Bắc nước ta từ tháng 2 đến tháng 4 mang độ ấm rất cao tuy nhiên khi đến đất liền thì không khí lạnh còn đang hoạt động khiến hơi nước bị ngưng tụ trong không khí. Gió nồm gây nên hiện tượng mưa nhỏ kéo dài và khiến hơi nước ngưng tụ trên mặt cửa kính, sàn gỗ, v.v.
Ngoài các loại gió trên, ở nước ta còn có gió địa phương là gió đất liền và gió biển hoạt động. Những loại gió này hoạt động chủ yếu ở vùng ven biển và theo chế độ ngày đêm.
4. Phân loại và đặc điểm của gió địa phương:
Gió địa phương chủ yếu được chia thành 2 loại đó là gió biển gió đất và gió fơn:
4.1. Gió biển, gió đất:
Gió biển và gió đất là loại gió hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi hướng ngày và đêm. Gió biển và gió đất hình thành do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và áp suất khí quyển).
– Gió biển: Ban ngày ở lục địa, ven bờ hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp; ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành cao áp. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển. Gió biển ẩm mát.
– Gió đất: Ban đêm, đất toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất. Gió đất khô nóng.
Gió biển và gió đất đều có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và ảnh hưởng đến đời sống của con người.
– Gió biển giúp làm mát các khu vực ven biển và cung cấp độ ẩm cho các khu vực nội đất. Nó cũng có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thời tiết và giảm thiểu tác động của các trận bão lớn. Gió biển cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho các tàu thuyền và nhà máy điện gió ven biển.
– Gió đất thường được tìm thấy ở các khu vực nội đất và có thể gây ra hiện tượng khô hạn và nóng bức. Tuy nhiên, gió đất cũng có ý nghĩa trong việc đưa các hạt bụi và chất dinh dưỡng từ khu vực nội địa đến các khu vực ven biển, góp phần tạo ra đất phù sa và cung cấp dinh dưỡng cho các loài cây ở đó.
Do đó, cả gió biển và gió đất đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và khí hậu trên Trái Đất.
– Ngoài ra, gió biển và gió đất còn có vai trò quan trọng trong đời sống và nền kinh tế của con người:
+ Gió biển là nguồn cung cấp năng lượng sạch và tái tạo cho các khu vực ven biển. Các nhà máy điện gió và các tàu thuyền được trang bị bộ động cơ gió có thể tận dụng gió biển để
+ Gió đất cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của con người. Nó có thể gây ra các hiện tượng khô hạn và thiếu nước, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nhu cầu tiêu thụ nước của con người. Tuy nhiên, gió đất cũng cung cấp cho các khu vực ven biển các nguồn tài nguyên như đất phù sa và
Trong tự nhiên, gió biển và gió đất cũng góp phần quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ và cân bằng độ ẩm trên Trái Đất. Chúng tác động đến các quá trình sinh thái và hệ thống thủy lợi, ảnh hưởng đến sự sinh sản và phân bố của các loài động vật và thực vật trên địa cầu.
4.2. Gió fơn:
Gió phơn là loại gió bị biến tính khi vượt qua các dãy núi hay vùng cao. Loại gió này thường mang theo độ ẩm cao nhưng khi đi qua các dãy núi thì bị chặn lại và biến thành khô, nóng.
Tại Việt Nam, gió phơn Tây Nam (hay còn gọi là gió Lào, gió Tây) thường hoạt động mạnh ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu hạ.
Gió phơn mang tính chất khô, nóng
Nguồn gốc của loại gió này là từ Bắc Ấn Độ Dương, sau khi vượt qua dãy Trường Sơn thì bị biến đổi tính chất, tạo nên sự khác biệt về thời tiết giữa hai bên dãy núi. Trong đó, sườn Tây (sườn đón gió) có tính chất ẩm, còn sườn Đông (sườn khuất gió) thì nóng và khô.
Ngoài ra, dựa vào tính chất đặc trưng của mùa đông và mùa hè gió cũng được phân loại thành 2 loại chính như sau:
– Mùa gió Đông Bắc diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4, tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng ở miền Nam.
– Mùa gió Tây Nam diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, tạo nên mùa hè nóng ẩm kèm mưa to, giông bão trên cả nước, với dạng thời tiết đặc biệt là gió Tây kèm mưa ngâu và bão