Gió là một trong những hiện tượng tự nhiên thường thấy trong đời sống hiện nay. Gió hoạt động ở khắp mọi nơi với nhiều loại gió khác nhau với những tính chất khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm gió là gì và các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất.
1. Gió là gì?
Gió được định nghĩa là các luồng không khí chuyển động trong một phạm vi rộng với một quy mô lớn. Gió còn được hiểu sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Gió là một khối lớn không khí chuyển động trên bề mặt của Trái đất.
2. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất:
Có rất nhiều loại gió khác nhau trên thế giới và mỗi loại đều mang những đặc điểm cũng như nguồn gốc riêng biệt nhau. Hiện nay, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất là ba loại gió:
– Gió tín phong
– Gió Tây ôn đới
– Gió Đông cực
– Gió mùa
– Gió địa phương
Ngoài ra, người ta còn tìm ra các loại gió khác như gió bão, gió tuyết, gió cánh đồng, gió cát,…..
3. Tìm hiểu thông tin về các loại gió:
3.1 Tìm hiểu thông tin về gió Tín phong:
– Phạm vi hoạt động của gió Tín phong: Gió Tín phong có phạm vi từ khoảng các vĩ độ 30 độ Bắc và 30 độ Nam (đai áp cao chí tuyến) về vĩ độ 0 độ (tức là về phía Xích đạo). Loại gió Tín phong này được tạo ra nhờ vào sự chênh lệch áp thấp xích đạo và áp cao chí tuyến.
– Thời gian hoạt động: Gió Tín phong có thời gian hoạt động là quanh năm
– Về hướng gió: Gió Tín phong có hướng gió ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam.
– Tính chất của loại gió Tín phong này là khô và ít gây ra mưa
– Nguyên nhân làm xuất hiện gió Tín phong là do sự chênh lệch về phương diện khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
3.2. Tìm hiểu thông tin về gió Tây ôn đới:
Phạm vi hoạt động của gió Tây ôn đới: Gió Tây ôn đới hoạt động từ khoảng các vĩ độ 30 độ Bắc và 30 độ Nam lên khoảng các vĩ độ 60 độ Bắc và 60 độ Nam. Loại gió này thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới và thổi gần như quanh năm.
Thời gian hoạt động: Gió tây ôn đới có thời gian hoạt động là quanh năm.
Về hướng gió: Gió Tây ôn đới ở bán cầu Bắc, gió hướng Tây Nam; ở bán cầu Nam, gió hướng Tây Bắc. Hướng chủ yếu của gió này là hướng Tây.
Tính chất của loại gió Tây ôn đới này là ẩm và gây ra mưa nhiều.
Nguyên nhân gây ra sự xuất hiện gió Tây ôn đới là do sự chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
3.3. Tìm hiểu thông tin về gió Đông cực:
Phạm vi hoạt động cả gió Đông cực: Gió Đông cực hoạt động từ khoảng các vĩ độ 60 độ Bắc về cực Bắc và 60 độ Nam về cực Nam.
Về hướng gió: Gió Đông cực ở nửa cầu Bắc, gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam, gió hướng Đông Nam.
Thời gian hoạt động: Gió Đông cực có thời gian hoạt động hầu như thổi quanh năm.
3.4. Tìm hiểu thông tin về gió mùa:
Khái niệm về gió mùa: Gió mùa là loại gió thường thổi theo các mùa khác nhau và có đặc điểm là hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau. Gió mùa là một thuật ngữ thường được sử dụng cho loại các gió thổi ở Biển Ả Rập và biển Ấn Độ Dương. Theo sách ghi chép, người xưa chia gió mùa thành hai loại là gió mùa mùa hè và gió mùa mùa đông dựa trên những đặc điểm, thời gian và tính chất khác nhau của hai loại gió này.
Nguyên nhân hình thành nên sự xuất hiện của gió mùa: Nguyên nhân của sự xuất hiện ấy chủ yếu là do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa hay giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
Thời gian và hướng thổi của gió mùa : Gió mùa thổi theo từng khu vực có gió mùa.
Phạm vi hoạt động của gió mùa:
– Gió mùa hoạt động ở những vùng thuộc đới nóng như: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.
– Gió mùa hoạt động ở những nơi có vĩ độ trung bình như: Đông Trung Quốc, Đông Nam Liên Bang Nga, Đông Nam Hoa Kì.
3.5.Tìm hiểu thông tin về gió địa phương:
a. Tìm hiểu thông tin về gió biển, gió đất:
– Khái niệm về gió biển, gió đất: Gió biển hay gió đất được định nghĩa là một loại gió được hình thành ở những vùng ven biển và loại gió này thường sẽ thay đổi hướng theo ngày và đêm.
– Đặc điểm của gió biển, gió đất: Ban ngày loại gió này thổi từ biển vào đất liền, ban đêm loại gió này sẽ thổi từ đất liền ra biển.
– Nguyên nhân hình thành nên sự xuất hiện của gió biển, gió đất: Nguyên dân là do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương hay còn được gọi là sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa đất liền và đại dương hay biển..
– Tính chất của gió biển, gió đất: Gió biển thường mang tính chất ẩm mát còn gió đất thì mang tính chất khô.
b. Tìm hiểu thông tin về gió phơn:
– Khái niệm về gió phơn: Gió phơn được định nghĩa là một loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.
– Đặc điểm nổi bật của gió phơn:
+ Thường sẽ có mưa lớn ở những sườn đón gió .
+ Và ngược lại, thường sẽ khô và rất nóng ở những sườn khuất gió.
– Nguyên nhân hình thành nên sự xuất hiện của gió phơn: Nguyên nhân chủ yếu gây nên sự xuất hiện của loại gió này là do sự tăng và giảm của hơi nước trong không khí.
– Phạm vi hoạt động của gió phơn: Người ta thường bắt gặp gió phơn thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.
4. Tác dụng của gió đối với đời sống và sản xuất là gì?
– Tác động tích cực: Người ta lợi dụng dựa vào các nghiên cứu về lực của gió và hướng di chuyển của không khí tạo ra sức gió để ứng dụng vào nhiều các ngành khác nhau như ngành giao thông vận tải như thiết kế thuyền buồn, thiết kế máy bay; ngành nông nghiệp như phơi nông sản,…..; ngành công nghiệp như sản xuất điện (điện sức gió),….
Ngoài những tác dụng trên, gió còn được con người ta tận dụng để tạo ra các nguồn năng lượng cho ngành luyện kim từ những năm 300 TCN, thậm chí ngay cả các cối xay gió ứng dụng trong đời sống và sản xuất cũng được tạo ra nhờ sự sử dụng sức gió trong tạo thành ,…
Trong thời kỳ phát triển hiện nay với khoa học tiên tiến, hiện đại, con người ta để có thể khai thác năng lượng gió triển để, đã tiến nhành các nghiên cứu khác nhau để tạo nên các nguồn năng lượng mới vừa an toàn thân thiện với môi trường vừa giúp con người có thể phần nào tiết kiệm và hạn chế sử dụng các nguồn năng lượng độc hại khác gây ảnh hưởng đến
Xét trong lĩnh vực các các trò chơi thể thao giải trí, năng lượng gió cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong một số môn thể thao phổ biến hiện nay được nhiều người yêu thích như: thả diều, bay diều tuyết, bay khinh khí cầu, lướt ván diều, lướt sóng diều, đua thuyền buồm, hang gliding,..
Ngoài ra, gió còn có tác động cũng không hề nhỏ trong thế giới tự nhiên khi gió tác động đến đến các dạng địa hình do bị xóa mòn, phong hóa bởi sức gió, di chuyển bụi sa mạc.
Đồng thời gió còn góp phần vào việc giúp duy trì, phát triển và phát tán các loại thực vật động vật trong tự nhiên từ khu vực này sang khu vực khác,…
– Tác động tiêu cực: Bên cạnh những tác động tích cực có thể nhận biết được rõ ràng, gió còn có những tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người cũng như đối với môi trường sống xung quanh.
+ Khi sức gió quá lớn sẽ gây ra hậu quả là làm rụng phấn hoa và quả non. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến chất lượng của các giống cây, gây nên sự thất thu về mùa màng đối với những người nông dân, đồng thời gây nên
+ Hiện nay ở Việt Nam tại những vùng ven biển miền Trung, thường có gió thổi mạnh, điều này làm cho các cồn cát gây ra nạn cát bay, cát chảy, phủ lên khắp nhà cửa, đường xá, rộng đồng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống những người dân sống xung quanh những vùng đó..
+ Xét về đặc điểm, gió phơn thường khô nóng còn gió Đông bắc thì khô lạnh, hai yếu tố này sẽ gây khó khăn cho đời sống và sản xuất của con người, ảnh hưởng đến chất lượng phát triển kinh tế của một quốc gia.
+ Ngoài ra, nếu trong trường hợp có xuất hiện vòi rồng thì chúng ta sẽ khó thể nào có thể lường trước được những tác hại mà nó gây ra sẽ khủng khiếp đến nhường nào. Lúc đó, một cơn vòi rồng sẽ phá hủy nhiều các công trình kiên cố, phá nhà, gây nên nhiều tai nạn thương tâm,….