Gió là một nhân tố tự nhiên quy định rất nhiều đặc điểm của tự nhiên khác của các quốc gia, khu vực trên thế giới. Gió mậu dịch là một trong những loại gió phổ biến, bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm những tính chất đặc điểm của gió mậu dịch.
1. Gió mậu dịch là gì?
Gió mậu dịch còn được gọi là gió tín phong (tín nghĩa, tin tưởng) là bởi từ thời xưa người châu Âu và Trung Quốc đã dùng các đợt gió Mậu dịch để giong buồm buôn bán trên
Gió mậu dịch thổi từ nơi cao áp về các áp thấp cận xích đạo. Trong những miền cận xích đạo, gió mậu dịch đến từ hai bán cầu gặp nhau tạo thành những dòng đối lưu bốc lên cao (vì vậy mà ở sát mặt đất thì yên lặng, hoặc gió thổi yếu). Nó tạo thành cái gọi là đới hội tụ liên chí tuyến.
Gió mậu dịch là những cơn gió thổi gần như liên tục vào mùa hè ở Bắc bán cầu và bất thường hơn vào mùa đông. Ảnh hưởng của nó xảy ra giữa xích đạo và vùng nhiệt đới, và vĩ độ bắc-nam đạt khoảng 30º. Chúng là những cơn gió mạnh vừa phải, với tốc độ gió trung bình khoảng 20 km/h.
2. Nguồn gốc của gió mậu dịch:
Ở xích đạo, sự gặp nhau của gió mậu dịch thổi từ hai bán cầu đã tạo thành những dòng đối lưu bốc lên cao. Chính vì vậy mà ở sát mặt đất gió hoạt động yếu hơn.
Thời gian hoạt động mạnh của gió tín phong là vào mùa hè. Khi đó, gió Tín phong thổi theo hướng Đông ở tầng có độ cao trên 2 km phía trên xích đạo. Ở tầng cao hơn nữa thì lại có luồng gió “mậu dịch ngược” thổi về hướng Tây. Đây là hệ quả của sự tuân thủ theo định luật bảo toàn động lượng trong chuyển động quay.
Nguồn gốc của gió mậu dịch nằm ở cách các tia nắng mặt trời sưởi ấm các phần khác nhau của trái đất theo những cách khác nhau. Quá trình hình thành gió mậu dịch được tóm tắt dưới đây:
Bởi vì các tia nắng mặt trời có tác động lớn hơn khi áp dụng tổng thể, tức là theo chiều dọc, nên đường xích đạo của Trái đất nhận được nhiều nhiệt hơn mức chịu
Khi không khí nóng tăng lên, không khí lạnh từ vùng nhiệt đới lấp đầy khoảng trống. Ngược lại, không khí nóng bốc lên gần xích đạo di chuyển dọc theo vĩ độ 30º, bất kể nó nằm ở bán cầu nào.
Vào thời điểm này, phần lớn không khí đã đủ nguội để rơi xuống bề mặt, tạo thành một vòng khép kín được gọi là pin Hadley. Tuy nhiên, không phải tất cả không khí sẽ nguội trở lại. Một mảnh được làm nóng lại và chảy về phía pin Ferrer nằm giữa vĩ độ 30º và 60º, và tiếp tục di chuyển về phía các cực.
Hiệu ứng Coriolis là nguyên nhân khiến những cơn gió này không thổi thẳng đứng mà thổi xiên, và tại sao nhận thức của bạn về hai bán cầu bị đảo ngược một phần.
3. Tính chất của gió mậu dịch:
Tính chất của gió Tín phong là được thổi từ biển vào và theo đó là những làn gió mát. Nhưng khi di chuyển vào đất liền sẽ khiến những vùng ven biển lạnh ẩm và mưa phùn.
Do ảnh hưởng của Coriolis nên ở bán cầu Nam, nó thổi theo hướng Đông Nam và Tây Bắc. Còn ở bán cầu Bắc, gió Tín Phong thổi theo hướng Đông Bắc và Tây Nam.
Gió mùa mùa hạ:
Gió mùa mùa hạ có tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.
Nguồn gốc: Xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ – Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengal vào nước ta.
Hướng gió: Tây Nam
Thời gian hoạt động: từ tháng V – X.
Gió mùa mùa đông:
Gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xibia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.
Thời gian hoạt động: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
Phạm vi hoạt động: Từ vĩ tuyến 60 oB ra Bắc.
4. Phạm vi hoạt động:
Phạm vi hoạt động của gió Tín phong từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰ N về Xích đạo.
Nguyên nhân là do chênh lệch khí áp giữa đai áp thấp xích đạo và hai đai áp cao ở khoảng vĩ độ 30⁰B và 30⁰ N, không khí chuyển động từ hai đai áp cao vế đai áp thấp sinh ra gió Tín phong
5. Một số câu hỏi vận dụng:
Câu 1: So sánh các loại gió: gió tây ôn đới, gió mậu dịch, gió mùa và gió địa phương
Trả lời:
Gió Tây Ôn Đới
– Thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.
– Thời gian hoạt động: Quanh năm.
– Hướng chủ yếu là hướng tây (Tây Nam ở bán cầu Bắc, Tây Bắc ở bán cầu Nam)
Tính chất: Ẩm, gây mưa nhiều, chủ yếu mưa bụi, mưa phùn.
Gió Mậu Dịch:
– Thổi từ khu áp cao cận chí tuyến về khu áp thấp xích đạo.
– Thời gian hoạt động: Quanh năm.
– Hướng: Đông Bắc ở bán cầu Bắc, Đông Nam ở bán cầu Nam.
– Tính chất: khô, ít mưa.
Gió mùa:
– Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
– Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
– Khu vực có gió mùa: Thường ở đới nóng tại Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia; một số nơi thuộc vĩ độ trung bình như đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.
Gió địa phương:
– Gió biển, gió đất: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương) chênh lệch nhiệt độ và khí áp). Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô.
– Gió fơn Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.
Câu 2: Tại sao gió Mậu dịch (Tín phong) ở bán cầu Bắc thổi từ vùng áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo không theo hướng bắc – nam mà lại theo hướng đông bắc?
Trả lời:
Ở bán cầu Bắc, gió Mậu dịch không thổi theo hướng bắc – nam mà theo hướng đông bắc, do chịu tác động của lực Cô-ri-ô-lít. Do tác động của lực Cô-ri-ô-lít các vật ở bán cầu Bắc sẽ lệch về bên phải, còn ở bán cầu Nam lệch về bên trái theo hướng chuyển động ban đầu.
Câu 3: Trình bày phạm vi hoạt động và hướng của gió Tín Phong, gió Tây ôn đới trên Trái Đất.
Trả lời:
– Gió Tín phong (gió Mậu dịch): là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ các vĩ tuyến 30°B và N về phía Xích đạo. Loại gió này được sinh ra do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến với áp thấp xích đạo.
– Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi quanh năm từ vĩ tuyến 30 – 35°B và N (nơi có áp cao) về khoảng các vĩ tuyến 60ộ (nơi có áp thấp).
Do sự tự quay của Trái Đất, các gió Tín phong và gió Tây không thổi theo phương kinh tuyến mà bị lệnh về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam theo hướng chuyển động.
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc đến khí hậu nước ta.
Trả lời:
– Thời gian: là loại gió thường xuyên trên Trái Đất, thổi quanh năm ở nước ta.
– Hướng: đông bắc.
– Nguồn gốc: từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương (là cao áp chí tuyến Bán cầu Bắc).
– Tính chất: khô nóng, ổn định, độ ẩm tương đối thấp.
– Hoạt động và tác động:
Vào Mùa đông:
– Ở miền Bắc: Tín phong Bán cầu Bắc thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc; mỗi khi gió mùa Đông Bắc yếu đi, gió này mạnh lên, gây thời tiết ấm áp, hanh khô.
– Ở miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào): Tín phong Đông Bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi chắn gió gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
Vào Mùa hạ:
– Đầu mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc hướng đông bắc gặp gió Tây Nam TBg tạo nên dải hội tụ chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa đầu mùa cho cả nước và mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Do gió Tây Nam TBg mạnh hơn đẩy Tín phong Bán cầu Bắc ra xa về phía đông nên miền Bắc ít chịu ảnh hưởng của dải hội tụ này.
– Giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc gặp gió mùa Tây Nam tạo nên dải hội tụ nhiệt đới theo hướng vĩ độ, vắt ngang qua lãnh thổ nước ta, gây mưa lớn. Dải hội tụ này lùi dần theo hướng bắc nam nên đỉnh mưa lùi dần từ bắc vào nam.
Mùa xuân: Gió Đông Bắc suy yếu, gió Tây Nam chưa mạnh lên, Tín phong Bán cầu Bắc thổi ở rìa Tây Nam của cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương vào nước ta theo hướng đông nam. Gió này gây ra thời tiết “nồm”, độ ẩm lớn, sương mù nhiều, thời tiết ấm, không mưa.